#

Ts. Văn Ngọc Sáng (Putra Podam), từng làm lãnh đạo chuyên ngành Công nghệ Thông tin tại Đại học Tây Nguyên.  Học thạc sỹ trường đại học khoa học tự nhiên Hà Nội. Học thạc sỹ tại viện công nghệ Châu Á tại Thái Lan. Học nghiên cứu sinh tại đại học quốc gia Singapore (NUS). Đại học công nghệ Malaysia (UTM). Ngày 5/9/2018 Putra Podam có nhận thư mời đi dự báo cáo Hội nghị tại Los Angeles - California - Hoa Kỳ. Putra Podam đi gặp một số nhân vật quen biết như Ama Damsan Pgđ Công an tỉnh Daklak, Nay Đô Pgđ Công an tỉnh Dak Nông, anh Hạnh trưởng phòng PA25,… mọi người ủng hộ cho Putra Podam đi Mỹ để dự Hội nghị.

#

Putra mở nghe đọc bài Thiên kinh Koran và ngủ thiếp, trong giấc ngủ say Putra được Sư cả Gru Nục ở thôn Bình Minh đến báo mộng, Gru Nục mặc bộ đồ Jubah trắng, trên tay cầm nón lá Chăm dành cho Gru hay đội, gặp Putra tại quán nhà bà Bờ cạnh đường, Putra chào Sư cả (Gru), Gru Nục lên tiếng, trong làng này Gru chỉ trông cậy vào cháu thôi Putra Podam ạ, vì nhiều người khác đã biến thái hết rồi, Giáo sĩ (Acar) thì rựu chè, gái gú, bùa ngãi, ăn nói không còn đúng mực, không còn đúng tư cách là một giáo sĩ, một hiền nhân nữa.

#

Trưa ngày hôm sau, tôi đi ngang qua nhà anh Chương ở gần chùa, tôi kể cho anh Chương nghe, anh Chương cười và kể “Hôm trước khoảng 1 giờ sáng, tôi ngủ dậy đi ra tiểu bên trước nhà, tôi thấy trong chùa có đèn sáng màu đỏ di chuyển qua lại. Lúc đầu tôi nghĩ ai đó giờ này khuya rồi mà vẫn còn bên trong chùa. Lúc sau nghe tiếng chửi nhau vẳng lại, tôi bị ù tai vừa nghĩ hay là ma, mà ma Chăm hay ma Việt? lúc này tôi cũng lạnh người, tôi liền quay vào nhà ngay và bật đèn sáng, vợ tôi la lên sao anh lại bật đèn sáng trong giờ ngủ, tôi im lặng và rợn người”.

#

Doanh nhân Tài Chí Dũng sinh năm 1975, tại Ninh Thuận, là một trong những doanh nhân trẻ tiêu biểu của tỉnh Ninh Thuận. Anh tốt nghiệp Trường Đại học Đà Lạt với bằng cử nhân khoa học chuyên ngành Anh văn thương mại, du lịch và báo chí. Niềm đam mê kinh doanh của anh xuất phát từ khi lần đầu tiên anh vào làm trong một công ty về xuất nhập khẩu, anh đã có gần 18 năm kinh nghiệm trước khi quyết định thành lập công ty TNHH Global Cashew Links vào năm 2019 để gắn bó, tiếp tục duy trì, phát triển thế mạnh của mình trong lĩnh vực nhập khẩu hạt điều thô, xuất khẩu nhân điều và giám sát hàng hóa. Cùng với khả năng lãnh đạo của mình, anh đã dẫn dắt và quản lí công ty hoạt động đến nay cũng đã được gần 4 năm và chắc chắn rằng trong tương lai, công ty sẽ hoạt động ngày càng lớn mạnh hơn để mang đến cho đối tác, khách hàng những dịch vụ, sản phẩm chất lượng hơn nữa. Mang trong người tinh thần nhiệt huyết cống hiến, cùng với tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tư duy lãnh đạo sắc bén và luôn không ngừng đổi mới bắt kịp xu thế, doanh nhân Tài Chí Dũng đang từng bước xây dựng thương hiệu, đưa Công ty TNHH Global Cashew Links vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kết nối được nhiều đối tác trong và ngoài nước.

#

Văn bản nêu: " Trong quá trình Hồi giáo truyền bá vào cộng đồng Chăm Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và ở các khu vực khác nhau, Hồi giáo có sự giao thoa tiếp biến với văn hóa bản địa ở mức độ khác nhau, từ đó hình thành hai dòng: Hồi giáo Islam và Hồi giáo Bani. Hơn nữa, Hồi giáo Bani và Hồi giáo Islam không cùng chung một tổ chức, các hoạt động tôn giáo có những khác biệt nhất định với nhau, nhưng xét về nguồn gốc cả hai đều xuất phát từ "Hồi giáo". Trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tin tôn giáo của công dân là người Chăm Hồi giáo Bani được ghi rõ cụ thể "Hồi giáo Bani" (không ghi chung là Hồi giáo).

#

Thành Thanh Dải, Tộc trưởng (tự xưng), Thủ lĩnh tộc người Champa (thủ lĩnh tự xưng), Tiến sĩ (tự xưng), Thạc sĩ (tự xưng - Dải chưa có bằng Đại học), Thủ tướng Champa (tự xưng), Chủ tịch Champa (tự xưng), Hiệu trưởng (tự xưng), Viện trưởng (tự xưng), còn nhiều chức khác. Thực ra Dải chỉ là tên lừa đảo xuyên biên giới.

#

Người đàn ông Chăm Panduranga thường mặc một loại Xà-rông mà người Chăm hay gọi là “Khan Mbaik”. Đó là tấm vải khổ rộng khoảng trên dưới 1 mét, chiều dài gấp 1.5 lần vòng bụng. Khi quấn Xà-rông, người mặc gấp 2 mép váy cuộn quanh người ra phía hông, xếp lại 2-3 nếp vừa ôm chặt vào bụng, gấp cạp váy cuộn vào bên trong. Sau đó dùng thắt lưng dệt bằng chỉ màu gọi là “Talei Kaing” quấn buộc lại và thả chùng xuống phía trước. Mặc cùng với Xà-rông là áo Lakei có cổ áo, tay áo và cúc áo. Áo Lakei là loại áo chùng đến mông người mặc, phía trước có đường xẻ và đính khuy, ống tay áo rộng, dài gần qua cổ tay. Cổ áo hình tròn, xẻ tà ở bên sườn, dài khoảng gang tay.

#

Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Trong quá trình lịch sử, Đông Nam Á là khu vực tập trung nhiều quốc gia và chủng tộc chia làm hai khối rõ rệt. Trong đó dân tộc Chăm, Campuchia, Lào, Thái và Mã Lai Đa Đảo, v.v. chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Giáo. Áo Lakei Chăm là một loại áo dành cho nam giới. Trong văn hóa của người Chăm,trang phục cũng thể hiện được đặc trưng văn hóa đặc sắc. Đường nét thổ cẩm sắc xảo và tôn lên được tinh thần dân tộc. Là một người con ChamPa thuộc vùng đất Ninh Thuận, nơi em ở vốn hẻo lánh, nơi mà cây héo khi nắng, nơi mà cây ngã khi gió đến. Nhưng em vẫn sống tốt và luôn tự hào về nơi mà mình sinh ra và tự hào về dân tộc mình. Dù đi đâu em cũng tự hào và nói lên tiếng nói riêng của dân tộc mình.

#

Không rực rỡ như các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc, trang phục phụ nữ Chăm thể hiện nét duyên độc đáo, vừa kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường. Với những chiếc khăn bay phấp phới tay trong tay rảo bước trên bậc tam cấp đến những ngôi tháp uy nghiêm, cổ kính. Trang phục phụ nữ Chăm là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố, từ những tua sợi vải màu đỏ làm đẹp cho đôi tai, những dây thắt lưng rực rỡ hoa văn giúp những đường cong thiếu nữ thêm duyên dáng, gợi cảm.  Văn hóa Chăm cuốn hút du khách gần xa một phần nào đó cũng bởi những nét độc đáo của chiếc áo dài Chăm gắn với thiếu nữ Chăm hiền hòa, xinh xắn. 

#

Áo dài Chăm (Aw kamei) là một biểu tượng truyền thống, là linh hồn cốt túy của dân tộc, sắc thái nổi bật nhất của bản sắc dân tộc Chăm. Đặc biệt là sự giao thoa , tiếp biến văn hóa Chăm Kinh. Qua quá trình giao thoa tiếp biến văn hóa không tránh khỏi biến đổi tùy theo từng hoàn cảnh trong lịch sử những nền tảng ban đầu, những nét đặc trưng như loại áo dài bít tà, cổ trái tim luôn được lưu giữ.