#

Lễ hội Mahashivratri được tổ chức trên khắp Ấn Độ với sự tôn kính và tận tụy. Vào năm 2023, lễ hội Mahashivratri sẽ được tổ chức vào Thứ Bảy, ngày 18 tháng 2 năm 2023. Lễ hội kỷ niệm hôn lễ của Thần Shiva và Nữ thần Parvati truyền tải tinh thần sùng kính và cống hiến của những người theo đạo Balamon (Hindu).

#

Trong thời gian gần đây, một số cán bộ Đảng viên dưới sự cầm đầu của tên Thành Phần (Phó Tiến sĩ - Ts1đêm), Đảng viên hiện đang sinh hoạt Chi bộ Đảng tại thôn An nhơn (từ tháng 7/2022). Trong đó bộ tam: Cục - Chiêu - Thánh, là một dư luận viên tích cực nhất của nhóm dân tộc cực đoan đấu tranh đòi tôn giáo Bani, chính bộ tam này thường xuyên kích động tín đồ Bani ở các làng Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận chống tổ chức tôn giáo và chính quyền địa phương. Mục đích của bọn chúng, nhằm định hướng dư luận tẩy chay Đại hội Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Ninh Thuận nhiệm kỳ 4, tiến tới thành lập "Hội đồng liên chùa Bani Ninh Thuận" theo chỉ đạo của bà đầm Châu Thị Cành (cựu thành viên Fulro, tín đồ THiên Chúa Giáo), là một nhân vật thường xuyên nhận chỉ thị của thế lực ngoại bang luôn lợi dụng quyền tự do tôn giáo để gây chia rẽ các chức sắc và tín đồ Bani trong nội bộ cộng đồng Chăm.

#

Trong nhiều âm mưu chống phá Chánh quyền Việt nam, dưới vỏ bọc lợi dụng “tự do tôn giáo”, không thể không nhắc tới chiêu bài muốn biến các tổ chức tôn giáo thành những thiết chế chánh trị riêng, hoạt động ngoài vòng pháp luật, từ đó kích động tín đồ tiến hành các hoạt động gây rối, chống đối, vi phạm pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết nội bộ. Thực tại diễn ra trong cộng đồng Chăm hiện nay có thể nhắc đến hoạt động lợi dụng vấn đề tên gọi tôn giáo “Hồi giáo Bani” và “Bani” chưa được thống nhất trong cộng đồng Chăm Ninh Thuận.

#

Khi bệnh nhân hấp hối, gia đình thường gọi người thân hoặc những người hiểu biết chuyện đến canh trực và cầu nguyện cho người bệnh ra đi một cách thanh thản. Khi người bệnh nhắm mắt mà có người thân bên cạnh gọi là “chết tốt” hay “chết bình thường” vì được chết tại nhà, chết có người thân hay chết còn nguyên vẹn. “Chết không bình thường” hay “chết xấu” thường là chết trận, chết thi thể không còn nguyên vẹn, hay chết không người thân bên cạnh (matai bhaw), … Căn cứ vào thi thể chết tốt, chết xấu, thì giáo sĩ (Acar) thực hiện những nghi lễ cũng khác nhau. Đồng thời cũng căn cứ vào tuổi tác phân ra thành hai loại tang lễ. Loại “padhi kamar” hay “padhi manuis asit” chỉ dành cho chết trẻ (tức chết chưa đến tuổi kareh, katal), ngược lại là là tang lễ người lớn (padhi praong).

#

Chế Bồng Nga - Cei Bunga (1360- 23/1/1390), Jaya R'Cam B'nga (Zainal Abidin là vị vua Hồi giáo) theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trong tài liệu Trung Hoa ngài có tên: Ngo-ta-Ngo-che là tên hiệu của vua thứ ba thuộc vương triều thứ 12 Vijaya. Chế Bồng Nga là con trai út của vua Chế A Nan (Jaya Ananda). Sau khi Chế A Nan qua đời, con rể là Trà Hòa (Maha Sawa) giành được ngôi vua. Sau khi vua Trà Hòa mất, Chế Bồng Nga được quần thần tôn làm kế vương. Kế nhiệm là La Ngai (Jaya Simhavarman VI). Nhà Hán học người Pháp Georges Maspero trong cuốn La royaume de Champa (Vương quốc Champa) đã cho hay giai đoạn 1360-1390 dưới triều Chế Bồng Nga là giai đoạn cực thịnh trong lịch sử Champa. Các sử gia người Việt như Ngô Sĩ Liên cũng phải thừa nhận tài năng của Chế Bồng Nga là một vị vua kiệt xuất, có tài võ bị, trong thời gian cầm quyền đã đe dọa sự tồn vong của Đại Việt, bốn lần tiến vào Thăng Long và ông đã chấn hưng nhà nước Champa từ quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh. Chế Bồng Nga bị tử trận, chấm dứt một trang hùng sử. Trong vòng 30 năm, Chế Bồng Nga đã khôi phục những vùng đã mất từ hơn 300 năm trước đó (Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh bị mất năm 1069; châu Ô, châu Rí năm 1306).

#

Về hoàn cảnh sáng tác của ca khúc này, nhạc sĩ Xuân Tiên chia sẻ rằng thời trẻ ông đã nghiên cứu về âm điệu của các miền đất nước, trong đó có vùng Qui Nhơn, Bình Định. Sau này khi đã vào Sài Gòn, công tác trong đài phát thanh, ông muốn sáng tác 1 ca khúc với chủ đề khác với chủ đề tình yêu đôi lứa của các nhạc sĩ khác nên mới tìm hiểu lại lịch sử của vùng đất Bình Định, về dân tộc Chăm và lịch sử vương quốc Champa mấy trăm năm trước đó để sáng tác thành ca khúc Hận Đồ Bàn, nói thay lời của người dân nước Chiêm bị “vong quốc” năm xưa

#

Trong bối cảnh hiện nay, một số thành phần tín đồ Bani tham gia phong trào dân tộc cực đoan đả phá tổ chức tôn giáo gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo và làm xáo trộn sinh hoạt tôn giáo trong cộng đồng Chăm. Buổi hội ngộ lần này mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, dịp để các nhân sĩ, chức sắc trao đổi đặc niềm tin với nhau cùng nhất quán tên gọi tôn giáo "Hồi giáo Bani" đã được các nhà khoa học thừa nhận để đặc tên cho tổ chức tôn giáo "Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani". Đây là một tổ chức tôn giáo duy nhất được Chánh phủ Việt Nam chính thức công nhận 2005 theo luật tôn giáo tín ngưỡng được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua.

#

Ngày 12/01/2023 nhóm dân tộc cực đoan đấu tranh đòi tôn giáo Bani, nhóm họp tại Tuấn Tú để ra mắt tổ chức "Hội đồng liên chùa Bani Ninh Thuận" suy tôn Cả sư Châu Minh Hương làm Chủ tịch, Cả sư Dương Thà làm phó chủ tịch. Tổ chức này được hình thành dưới sự cầm đầu của Ts.Thành Phần nhằm hoạt động đối kháng tổ chức tôn giáo "Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tình Ninh, Bình Thuận được nhà nước Việt Nam công nhận.

#

Trong thời gian gần đây, phong trào đấu tranh đòi tôn giáo Bani do nhóm dân tộc cực đoan cổ súy dưới sự cầm đầu của Ts.Thành Phần. Phong trào này đã thu hút một số chức sắc và tín đồ Chăm Bani (Chăm theo đạo) với đạo là Agama Awal (Awal là hệ phái Hồi giáo tại Champa hay còn gọi Hồi giáo Champa) với trình độ dân trí thấp, đặc biệt là một số Đảng viên có dấu hiệu suy đồi đạo đức đã nhận tiền thế lực phản động để cầm đầu phong trào dân tộc cực đoan đấu tranh đòi tôn giáo Bani (trên thế giới không có tôn giáo Bani), để tố cáo chính quyền Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo, điển hình là ông Từ Công Thánh là một Đảng viên hiện đang sinh hoạt tại Chi bộ Đảng thôn Thành Tín- Ninh Thuận.

#

Đọc những bài bình luận trong trang mạng xã hội (fb) của cộng đồng thanh niên sinh viên trí thức Chăm, tôi không hiểu tại sao họ luôn dùng cụm từ "văn hoá lai căng mất gốc" để ám chỉ các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhứt là người Chăm Muslim theo Islam chính thống là nhóm người lai căng mất gốc mà không hiểu gì về sự khác biệt giữa từ ngữ văn hoá tín ngưỡng, và phong tục tập quán. Phải chăng đây là tư duy thiếu suy nghĩ của nhóm người luôn mang thành kiến kỳ thị tôn giáo muốn tiếp tục phá hoại sự đoàn kết cộng đồng? Dưới đây là vài góp ý nhỏ với hy vọng giúp giải toả sự mau thuẩn phức tạp đã và đang dầy xéo cộng đồng Chăm.