Tôn giáo dân tộc Chăm: "Danh bất chính - Ngôn bất thuận"

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
May 4, 2023, 11:30 PM

Tôn giáo hay tín ngưỡng là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội, thông qua tôn giáo người dân gửi gắm những ước mơ khát vọng mà họ không thực hiện được. Tôn giáo còn có một nhu cầu tinh thần, có chức năng ru ngủ, có lợi ích tích cực giúp con người hướng thiện.

Thế nhưng tại Việt Nam, tôn giáo mà dân tộc Chăm đã tiếp nhận từ thế giới Ả Rập hơn 1200 năm, mà ngày nay tên gọi tôn giáo vẫn chưa được rõ ràng, lập lờ, người nói một đàng người hiểu một nẻo. Cụ thể: người gọi “Islam”, người gọi “Jawa”, người gọi “Awal”, người gọi “Bani”, còn Chính phủ thì gọi “Hồi giáo”, … vậy đâu là tên đúng của tôn giáo mà tổ tiên dân tộc Chăm xưa và tín đồ, giáo sĩ (Acar) người Chăm ngày nay đang thực hành?

Trong cuốn “Luận Ngữ”. Tử Lộ nói: “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, …”.

 Khổng Tử thì nói: “Danh phận không chính thì đạo lý cũng sẽ giảng không thông. Đạo lý không được giảng thông thì sự tình làm cũng sẽ không thành”.

Từ nhận định trên cho thấy, danh chính thì ngôn mới thuận, mới thông, mới thành công và thuận theo Thiên lý.

Mặc dù Việt Nam không kì thị tôn giáo, không đàn áp tôn giáo dân tộc Chăm, nhưng hiện nay Nhà nước vẫn chưa rõ ràng việc đặt tên, việc gọi đúng tên tôn giáo của dân tộc Chăm.

Chúng tôi soi qua 3 Mục, cụ thể dưới đây:

MỤC 1. Danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG.

Theo công văn Số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020 về danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG. Tại Việt Nam có 36 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo). Tại Mục 6, tôn giáo: Hồi giáo, bao gồm 7 tổ chức tôn giáo, như:

1. Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh (Hồi giáo),

2. Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang (Hồi giáo),

3. Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo),

4. Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Tây Ninh (Hồi giáo),

5. Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo),

6. Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Bình Thuận (Hồi giáo),

7. Ban Quản trị thánh đường Al-Noor Hà Nội.

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/BTG_6955.png

Hình 1. Theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28/12/2020 của Bộ Nội vụ, số thứ tự (6) là tôn giáo Hồi giáo, gồm có 7 tổ chức tôn giáo.

Danh mục tôn giáo và tổ chức tôn giáo dưới đây: Danh mục tôn giáo và tổ chức tôn giáo Việt Nam

-----***-----

 

MỤC 2. Thông báo của Bộ Nội vụ

Ngày 13 tháng 02 năm 2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính thức ký văn bản số 520/BNV- TGCP về việc trả lời thắc mắc của cử tri liên quan đến tên gọi tôn giáo.

Văn bản nêu: " Trong quá trình Hồi giáo truyền bá vào cộng đồng Chăm Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và ở các khu vực khác nhau, Hồi giáo có sự giao thoa tiếp biến với văn hóa bản địa ở mức độ khác nhau, từ đó hình thành hai dòng: Hồi giáo Islam và Hồi giáo Bani. Hơn nữa, Hồi giáo Bani và Hồi giáo Islam không cùng chung một tổ chức, các hoạt động tôn giáo có những khác biệt nhất định với nhau, nhưng xét về nguồn gốc cả hai đều xuất phát từ "Hồi giáo". Trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tin tôn giáo của công dân là người Chăm Hồi giáo Bani được ghi rõ cụ thể "Hồi giáo Bani" (không ghi chung là Hồi giáo).

Đây cũng là thông điệp chính thức của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam gởi đến cộng đồng Chăm Bani Ninh Thuận, Bình Thuận về tên gọi tổ chức tôn giáo: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani.

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/bonoi_vu3.jpg

Hình 2. Ngày 13 tháng 02 năm 2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ chính thức ký văn bản số 520/BNV- TGCP về việc trả lời thắc mắc của cử tri liên quan đến tên gọi tôn giáo.

 

-----***-----

 

MỤC 3. Thông báo của Ủy Ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bình Thuận

Theo MỤC 1, Bình Thuận căn cứ công văn Số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020 về danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG. Trong Danh mục của Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ ghi tôn giáo: Hồi giáo.

Thế nhưng tỉnh Bình Thuận sáng tạo đặt tên tôn giáo Chăm là: Hồi giáo (Bàni). Cụ thể:

a). Trong văn bản số: 556/UBND-KGVXNV, ngày 27/02/2023 về việc phối hợp tổ chức Tết Ramưwan của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni).

Đoạn đầu tiên với nội dung: “Năm 2023, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni) sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 23 tháng 3 năm 2023 (nhằm ngày 02 tháng 02 năm Quý Mão) đến hết ngày 23 tháng 4 năm 2023 (nhằm ngày 04 tháng 3 năm Quý Mão)”. Xem Hình 3.

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/Hoigiao_bani_bt.png

Hình 3. Thông báo nghĩ Tết Ramưwan dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni) của UBND tỉnh Bình Thuận theo thông báo Số: 556/UBND-KGVXNV ngày 27/2/2023.

LINK:  Xem nội dung thông báo Số: 556/UBND-KGVXNV ngày 27/2/2023.

 

b).Trong văn bản số 671/UBND-KGVXNV, ngày 29/2//2024, về việc phối hợp tổ chức tết Ramưwan của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni.

 Hình 4. Xem nội dung: Thông báo nghĩ "Tết Ramưwan" của UBND tỉnh Bình Thuận theo văn bản số: 671/UBND-KGVXNV, ngày 29/02/2024.

 

c). Trong Văn bản số: 1572/UBND-KGVX, ngày 20/4/2018, về việc phối hợp tổ chức tết Ramưwan năm 2018 của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni).

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/Hoigiao_bani_bt2.jpg

Hình 5. Thông báo nghĩ Tết Ramưwan dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni) của UBND tỉnh Bình Thuận theo thông báo Số: 1572/UBND-KGVX, ngày 20/4/2018.

 

 

A). ĐẶT VẤN ĐỀ

Dân tộc Chăm thuộc thần dân Champa (Champa Kingdom) ở miền Trung Việt Nam ngày nay, là một dân tộc có bề dày lịch sử, có nền văn minh cao độ, một dân tộc đã từng tiếp nhận hai nền văn minh tôn giáo lớn trên thế giới đó là Hindu (Bàlamon - Ấn Độ) từ thế kỷ 2 và triệt tiêu vào thế kỷ 15, và Islam (Hồi giáo - Ả Rập) từ thế kỷ 9 đến ngày nay. Qua quá trình lịch sử giữa Đại Việt (Việt Nam) và Champa (Chiêm Thành) thì tôn giáo ở Champa qua tiếp nhận từ xưa và đã tiếp biến vào thế kỷ 17 thành hai nhánh riêng có tên gọi là: AWAL (Hồi gáo cũ, Hồi giáo sơ khai, Hồi giáo ban đầu, Hồi giáo đầu tiên, Hồi giáo tiếp nhận từ thế kỷ thứ 9) và AHIER (Hồi giáo mới, Hồi giáo sau cùng, tức tín đồ Bàlamon có thờ Thượng đế Allah, không còn thờ tam vị thần Trimurti như: Brahma, Vishnu, Shiva,… từ sau thế kỷ 15).

AWAL (a-vanh) là tôn giáo Champa nhánh Sunni thuộc 73 chi nhánh, hệ phái Islam (Hồi giáo) trên thế giới. Xem Hình 6.

Hình 6. Awal (Hồi giáo Awal) là một hệ phái Hồi giáo của Champa mà giáo sĩ (Acar) đang thực hành.

 

- Căn cứ Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ, số thứ tự (6) là tôn giáo Hồi giáo, gồm có 7 tổ chức tôn giáo.

Theo Công văn, dân tộc Chăm thuộc tôn giáo: Hồi giáo, và “Hồi giáo Bà-ni” chỉ là “cụm từ” trong tên tổ chức tôn giáo mà thôi.

a). Theo văn bản số 520/BNV- TGCP, ngày 13 tháng 02 năm 2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính thức ký,

Văn bản nêu: "Trong quá trình Hồi giáo truyền bá vào cộng đồng Chăm Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và ở các khu vực khác nhau, Hồi giáo có sự giao thoa tiếp biến với văn hóa bản địa ở mức độ khác nhau, từ đó hình thành hai dòng: Hồi giáo Islam và Hồi giáo Bani. Hơn nữa, Hồi giáo Bani và Hồi giáo Islam không cùng chung một tổ chức, các hoạt động tôn giáo có những khác biệt nhất định với nhau, nhưng xét về nguồn gốc cả hai đều xuất phát từ "Hồi giáo". Trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tin tôn giáo của công dân là người Chăm Hồi giáo Bani được ghi rõ cụ thể "Hồi giáo Bani" (không ghi chung là Hồi giáo)".

Rõ ràng, Bộ Nội vụ đang lập lờ thuật ngữ tên tôn giáo giữa “Hồi giáo” và “Hồi giáo Bà-ni”. Trong khi Thuật ngữ “Hồi giáo Bà-ni” chỉ là tên trong cụm từ của tổ chức tôn giáo, thuật ngữ này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào, tổ chức nào, đảng phái nào hay Chính phủ nào. Hơn nữa, đối với dân tộc Chăm thì thuật ngữ tôn giáo “Hồi giáo Bà-ni” chỉ là đúng nhưng không trúng, vì giáo sĩ (Acar) của dân tộc Chăm thuộc hệ thống AWAL chứ không phải BANI (Islam Ả Rập). Việc đặt tên có cụm từ “Hồi giáo Bà-ni” là SAI.

Nhưng trong văn bản trên, Bộ Trưởng Bộ Nội vụ không dứt khoát dùng tôn giáo “Hồi giáo” mà … “Trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tin tôn giáo của công dân là người Chăm Hồi giáo Bani được ghi rõ cụ thể "Hồi giáo Bani" (không ghi chung là Hồi giáo)”.

Vậy, Khổng Tử thì nói: “Danh phận không chính thì đạo lý cũng sẽ giảng không thông. Đạo lý không được giảng thông thì sự tình làm cũng sẽ không thành”. Điều Khổng Tử nói hoàn toàn đúng.

b). Theo văn bản số: 556/UBND-KGVXNV, ngày 27/02/2023; văn bản Số: 1572/UBND-KGVX, ngày 20/4/2018 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bình Thuận; và văn bản số 671/UBND-KGVXNV, ngày 29/2//2024, về việc phối hợp tổ chức tết Ramưwan của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni.

Căn cứ trên ba văn bản này thì UBND tỉnh Bình Thuận đã định nghĩa một thuật ngữ mới về tôn giáo ưu ái cho dân tộc Chăm với tên gọi: “…đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni)”, từ năm 2018-2023. Năm nay 2024, tôn giáo: Hồi giáo (Bàni) tự diễn biến thành tôn giáo: Hồi giáo Bani.

Theo dân tộc Chăm được biết, quy định ghi văn bản tiếng Việt phải dùng tiếng phổ thông với các quy ước cụ thể. Tôn giáo "ISLAM" được Việt Nam phiên ngữ thành "HỒI GIÁO", mặc dù cả thế giới Ả Rập, thế giới Melayu và thế giới Hồi giáo đều không đồng tình việc đặt tên Hồi giáo cho tôn giáo Islam.

Như vậy theo nghĩa Hồi giáo trong tiếng Việt, thì Bình Thuận phải ghi đúng là: Hồi giáo (Islam).

Căn cứ vào đâu, Công văn nào, Thông báo nào, nguồn gốc nào, lịch sử nào, cơ sở khoa học nào mà UBD tỉnh Bình Thuận tuyên bố “…đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni)” hay " Hồi giáo Bàni" Trong khi Bani không phải tên tôn giáo của người Chăm.

UBND tỉnh Bình Thuận hãy trả lời bằng văn bản cho dân tộc Chăm biết tại sao ghi “…dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni)”, rồi “…dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni”,mà không ghi: “Hồi giáo (Islam)” hay “Hồi giáo (Awal)”. Từ Bàni do UBND tỉnh Bình Thuần lấy từ đâu ra, có thông qua cho cộng đồng Chăm biết chưa… hay là để cho xong việc do Công an tỉnh Bình Thuận cấp Chứng minh nhân dân là tôn giáo: “Bàni”, SAI so với Danh mục hệ thống tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ,… hay là để mua lòng ông Phó Tiến sĩ Thành Phần.

Vậy, Tử Lộ nói: “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, …”. Điều Tử Lộ nói hoàn toàn đúng.

c). Công an tỉnh Bình Thuận tự cấp CMND ghi tôn giáo: Bà-ni 

Từ thời VNCH (Việt Nam Cộng Hòa), trong CMND của dân tộc Chăm thường ghi, Dân tộc: Chiêm, Tôn giáo: Đạo Hồi, đến sự tiếp quản của Chính phủ VNDCCH (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) cho đến nay.

Việc tự cấp CMND cho dân tộc Chăm ghi tôn giáo Bàni trái với Danh mục Tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ là lỗi SAI của Tỉnh Ủy, UBND và Công An tỉnh Bình Thuận.

Việc thay đổi CMND thành CCCD (Căn cước công dân), bỏ mục dân tộc và tôn giáo, mà không có sự giải thích của Cán bộ Công an,.. gây ra biến lớn trong cộng đồng Chăm là SAI cấp có thẩm quyền, không phải SAI từ cộng đồng Chăm. Việc dân tộc Chăm chưa nhận thức tín ngưỡng hay tôn giáo là do những kẻ lợi dụng sự tự do tôn giáo để tuyên truyền Chính phủ Việt Nam xóa mục dân tộc Chăm và tôn giáo Bàni trên CCCD. Rất cần cấp có thẩm quyền biết nhận cái sai, biết xin lỗi đồng bào Chăm để giải quyết tình trạng tôn giáo hiện nay.

 

B). GIẢI QUYẾT VÀ ĐỀ NGHỊ

Từ mục tiêu và nguồn gốc lịch sử tôn giáo tại Champa, nhiều người bô lão, giáo sĩ, trí thức và sinh viên Chăm đề nghị Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ, …  xem xét đặt tên cho tổ chức tôn giáo và tên tôn giáo Chăm cho phù hợp nguyện vọng của cộng đồng Chăm.

1). ĐỔI TÊN TỔ CHỨC TÔN GIÁO 

Hiện nay tên tổ chức tôn giáo của người Chăm Bani (Chăm có đạo) được đặt tên là: “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani”.

Xét thấy, cụm từ "Hồi giáo Bani" trong tên gọi tổ chức tôn giáo không phù hợp với người Chăm theo Hồi giáo dòng Awal, tên gọi "Hồi giáo Bani" không đúng với nguồn gốc lịch sử tôn giáo của người Chăm nói riêng và Champa nói chung. Do đó, để đảm bảo khoa học lịch sử cũng như sự đúng đắn trong tên gọi tôn giáo của người Chăm, đề nghị Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng như các cơ quan liên quan quan tâm xem xét, giải quyết và đổi tên gọi tổ chức tôn giáo cho phù hợp.

Theo ý kiến chung của nhiều Bô lão, giáo sĩ, trí thức và sinh viên Chăm đề nghị cụ thể như sau:

Đổi tên tổ chức tôn giáo hiện nay: "Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani"

Thành tên tổ chức mới: "Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Awal"

Vì giáo sĩ Acar theo AWAL (Hồi giáo dòng AWAL, hay Hồi giáo tại Champa xưa), còn Bani là Islam chính thống.

 

2. ĐẶT TÊN TÔN GIÁO

Để đặt tên tôn giáo cho dân tộc Chăm cần phải căn cứ vào giai đoạn khoa học lịch sử của Champa.

Giai đoạn 1: Champa đã tiếp nhận hai tôn giáo lớn trên thế giới là:

- Tôn giáo: Bàlamon (Hindu): thờ tam vị thần Trimurti: Brahma, Vishnu, Shiva, …tiếp nhận từ thế kỷ 2 (Champa lập quốc năm 192), đến thế kỷ 15.

- Tôn giáo: Hồi giáo (Islam), thờ Thượng đế Allah, Đấng Tối Cao và Duy Nhất. tiếp nhận từ thế kỷ 9 đến nay.

 

Giai đoạn 2: Champa đã cải biến hai tôn giáo lớn ở trên thành hai tín ngưỡng riêng của mình vào thế kỷ 17.

- Hệ phái AWAL: mang nghĩa Islam từ trước, Islam từ đầu, hay Islam từ khi du nhập vào Champa thế kỷ 9, thờ duy nhất thượng đế Allah.

- Hệ phái AHIER: mang nghĩa Islam sau, Islam muộn, Islam mới. Tại thời điểm thế kỷ 17 Chăm Balamon đã đổi thành Chăm Ahier không còn thờ tam vị thần Trimurti Ấn Độ, thay vào đó thờ thượng đế Allah Tối Cao và tiếp nhận chăm sóc đền tháp Champa.

 Do đó đối với tín đồ theo Bani (theo đạo) thì tên tôn giáo là: Islam (tên giai đoạn từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 16). Nay tên AWAL (tên giai đoạn sau từ thế kỷ 17 cho đến nay).

Và tín đồ Chăm theo Ấn Độ giáo thì tên tôn giáo là: Balamon (Brahmanism, tên từ lập quốc đến thế kỷ 16). Nay tên AHIER (tên giai đoạn sau từ thế kỷ 17 cho đến nay).

Do đó để đặt tên danh mục tôn giáo cho tín đồ Chăm Bani (Chăm theo đạo) tôn giáo Awal (hệ thống giáo sĩ Acar đang thực hành), đề nghị Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét tên gọi tôn giáo liên quan đến việc đặt tên cho tổ chức tôn giáo như sau:

Awal: tên gọi (Islam) từ giai đoạn thế kỷ 17 đến nay, người Chăm đang sử dụng,

Islam: tên gọi quốc tế; tên gọi ngay từ đầu Champa tiếp nhận,

Hồi giáo: tên gọi phổ thông được Chính phủ Việt Nam công nhận từ Islam.

 

Hiểu và sử dụng đúng tên tôn giáo rất quan trọng, vì tôn giáo chi phối sâu sắc đời sống xã hội của người Chăm. Tôn giáo gắn chặt với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc Chăm. Vấn đề tôn giáo của người Chăm gắn liền với vấn đề dân tộc và có mối quan hệ với sự phát triển của các tôn giáo trên thế giới đặc biệt là thế giới Hồi giáo và thế giới Melayu. Do đó Hồi giáo của người Chăm ngày nay cũng có ảnh hưởng và chịu sự tác động từ thế giới bên ngoài.

 

Bài đăng file *.PDF: Tôn giáo dân tộc Chăm: "Danh bất chính - Ngôn bất thuận"

LINK: LIÊN KẾT LIÊN QUAN

1. Đổi tên "Hồi giáo Bani" thành "Hồi giáo Awal" trong tên tổ chức tôn giáo của Chăm Bani. https://kauthara.org/article/601 

2. Tham khảo chứng minh nhân dân tôn giáo: Hồi giáo. https://kauthara.org/article/320

3. Bình Thuận: Dân tộc Chăm không đồng ý từ “Bàni” trong cụm từ: Hồi giáo (Bàni). https://kauthara.org/article/600

4. Bình Thuận: Chăm Bani không đồng thuận từ "Tết" trong cụm từ "Tết  Ramưwan".  https://kauthara.org/article/599

5. Giáo sĩ Acar là hệ thống AWAL (dòng Hồi giáo tại Champa). https://kauthara.org/article/598

6. Chăm Bani (Chăm có đạo), Awal (Hồi giáo dòng Awal tại Champa). https://kauthara.org/article/597

7. Awal và lịch sử Islam tại Champa. https://kauthara.org/article/395

8. Awal: Hệ phái Hồi giáo Champa. https://kauthara.org/article/536

9. Agama Awal: hệ phái Islam Champa thuộc dòng Sunni. https://kauthara.org/article/535

10. Bani không phải đạo tên "Bani". https://kauthara.org/article/497

11. Ts. Putra Podam phản biện: Inrasara tuyên bố Bani không thực hiện 5 trụ cột Hồi giáo - Trụ cột 2 (SALAT). https://kauthara.org/article/581

12. Người Chăm quan tâm công văn 520/BNV-TGCP của Bộ Nội vụ. https://kauthara.org/article/592

13. Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời cho cử tri người Chăm về tên gọi tôn giáo. https://kauthara.org/article/587

14. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hồi giáo là Danh mục tôn giáo Chăm theo Awal. https://kauthara.org/article/552

15. Thư kiến nghị: Giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo ở người Chăm. https://kauthara.org/article/543

16. Giải quyết: Cái gọi là tôn giáo Bani. https://kauthara.org/article/542

17. Tham mưu: Tự điển Chăm định nghĩa Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal. https://kauthara.org/article/509

18. Tôn giáo Chăm: Thuận Thiên giả tồn - nghịch Thiên giả vong. https://kauthara.org/article/508

19. Thượng đế Allah hiện hữu khắp làng Chăm Bani ở Champa. https://kauthara.org/article/499

20. Vua Po Rome không phải giáo chủ tôn giáo Chăm. https://kauthara.org/article/419