Tại Việt Nam: Dân tộc bản địa Chăm tự do quyền đặt tên tôn giáo

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
May 24, 2023, 9:33 PM

Tôn giáo là lĩnh vực luôn nhạy cảm, luôn thu hút sự tò mò, sự chú ý của dư luận trong cộng đồng Chăm nói riêng và thế giới bên ngoài. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, gây mất ổn định tình hình địa phương và xã hội. Vì vậy, định hướng hòa giải tôn giáo, tín ngưỡng hay đức tin là cần đưa ra sự thật, lý giải hợp tình hợp lý khoa học nhằm làm rõ và cho tín đồ hiểu được đâu là chân lý và đâu là âm mưu của thế lực buôn bán văn hóa Chăm. Đồng thời góp phần làm ổn định và tin tưởng lẫn nhau, sống chan hòa tốt đời đẹp đạo giữa các tôn giáo hay đức tin riêng của mọi người.

Ở Việt Nam, đặc biệt ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận của người Chăm bản địa thì những người Chăm theo Bani (nghĩa Chăm theo đạo, chứ không phải Chăm đạo Bani) thuộc hệ phái A-vanh (Awal - Hồi giáo) hay Agama Awal (đạo Awal) thì không có ai được cử làm cán bộ trong chính quyền tỉnh. Từ đó, ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận không có ai đại diện cho người Chăm theo hệ phái A-vanh (Awal - Hồi giáo), cũng từ lý do này ở tỉnh không có ai đại diện tiếng nói cho người dân Chăm theo hệ phái A-vanh (Awal - Hồi giáo).

Hình 1. Awal (Hồi giáo Awal) là một trong 73 nhánh của Hồi giáo (Islam).

 

Đề tài tôn giáo xảy ra ở cộng đồng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo, chứ không phải Chăm đạo Bani) thuộc hệ phái đạo A-vanh (Awal - Hồi giáo). Ở Việt Nam trong ba năm vừa qua do ông PTS.Thành Phần (Bộ Giáo dục đặt tên phó tiến sĩ và sau này đã phong thành tiến sĩ, nên báo chí gọi là tiến sĩ 1 đêm) kích động người dân chống Hội đồng Sư cả vì thù riêng và vì mục tiêu thực hiện dự án Ấn Độ, do tính hám danh, hám lợi,... ông Thành Phần lợi dụng những đối tượng thiếu hiểu biết là phụ nữ, người thất học, dân tộc cực đoan,... sẵn sàng bán đứng tôn giáo tín ngưỡng đạo Awal (Islam - Hồi giáo) mà tổ tiên Champa đã để lại hơn 1200 năm.

Để giải quyết vấn đề, từ Trung ương đến địa phương không có một cán bộ là người Chăm thuộc hệ phái tôn giáo Awal (Hồi giáo) đứng ra giải quyết, mà chỉ thấy những đối tượng cán bộ vô tôn giáo (không đức tin) được cử đi nói bằng mồm nhằm kéo thuyền kéo bè theo phe theo nhóm để trù dập tổ chức tôn giáo của "Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani".

Cụ thể: Ông Lưu Văn Đức (cán bộ cấp Trương Ương) là người Chăm A-hinh (Ahier) âm mưu thâm độc chia bè kết phái nơi công sở, tạo nội chiến thâm cung bằng cách nói thì thầm với ông Đổng Văn Dinh (cán bộ cấp Tỉnh) là người Chăm A-hinh (Ahier) là người đại diện tham mưu tôn giáo Awal (Hồi giáo) cho tỉnh ủy Ninh Thuận. Dinh cũng tốn nhiều công sức dụ dỗ tín đồ Awal(Hồi giáo) theo ông Thành Phần để chống lại tổ chức "Hội đồng Sư cả". Dinh muốn thu phục Putra Podam theo ông Thành Phần bằng cách nhắn tin cho Putra Podam, sau đó gọi điện cho Putra Podam để thuyết phục nhưng không thành công.  Tiếp, ông Dinh kết bọn với Lưu Văn Thủy (cấp huyện) là người Chăm A-hinh (Ahier), ba ông tò te phán xét cho người Chăm A-Vanh (Awal) thành tôn giáo Bà-Ni. (không biết tôn giáo "Bani" có từ cơ sở nào, dự án khoa học nào, hồ sơ khoa học nào, thời gian thực hiện dự án từ năm nào, thuộc cấp cơ sở, cấp tỉnh hay cấp nhà nước, chủ nhiệm đề tài là ai, nghiệm thu dự án năm nào?). Theo lịch sử tôn giáo tại Champa, trước thế kỷ 15 Champa có hai tôn giáo là Balamon (Hindu) và Hồi giáo (Islam), và sau thế kỷ 17 tôn giáo ở Champa được thành lập thành hai hệ phái mới là Awal (Hồi giáo cũ, hồi giáo từ sơ khai, Hồi giáo từ đầu, Hồi giáo từ khi Champa tiếp nhận từ thế kỷ thứ 9 đến nay) và hệ phái Ahier (Hồi giáo mới, người Chăm theo Balamon xưa nay đổi thành Chăm theo Ahier tức Chăm thờ Po Allah và không còn thờ Tam vị thần Trimurti của Ấn Độ trong nhà). Vậy Chăm Awal và Chăm Ahier cùng mẫu số chung là thờ phượng Po Allah.

Đối với người Chăm theo Bani (nghĩa Chăm theo đạo) từ nhiều đời nay ai cũng biết là theo Agama (A-vanh, tiếng Ả Rập là Awal) mà ngày nay tiếng Việt gọi "Hồi giáo", thì được Chính phủ Việt Nam công nhận "Awal" là tôn giáo "Hồi giáo" trong Danh mục tôn giáo Việt Nam, thế mà các Chính quyền các cấp khác nhau có quyền tự do đặt tên tôn giáo Chăm khác nhau.

---*---

1. Theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ

@ Tôn giáo Awal, được ghi trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ là tôn giáo: Hồi giáo

Hình 2. Theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28 tháng 12 năm 2020 củaBộ Nội vụ, số thứ tự (6) là tôn giáo Hồi giáo, gồm có 7 tổ chức tôn giáo. Danh mục tôn giáo và tổ chức tôn giáo dưới đây: Danh mục tôn giáo và tổ chức tôn giáo Việt Nam

---**---

2. Theo văn bản số 520/BNV- TGCP, Ngày 13/02/2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ.

@ Tôn giáo Awal, bị Bộ Nội vụ tự dưng tặng Danh hiệu thành tôn giáo: Hồi giáo Bàni

Trong khi Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ là tôn giáo: Hồi giáo

 

Hình 3. Ngày 13 tháng 02 năm 2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ chính thức ký văn bản số 520/BNV- TGCP về việc trả lời thắc mắc của cử tri liên quan đến tên gọi tôn giáo.

---***---

3. Theo Công văn số 556/UBND-KGVXNV ngày 27/2/2023 của UBND tỉnh Bình Thuận

@ Tôn giáo Awal, bị UBND tỉnh Bình Thuận hô biến thành tôn giáo: Hồi giáo (Bàni)

Trong khi Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ là tôn giáo: Hồi giáo

Hình 4. Công văn số 556/UBND-KGVXNV ngày 27/2/2023 của UBND tỉnh Bình Thuận

Xem nội dung: UBND tỉnh Bình Thuận số 556/ubnd-kgvxnv ngày 27/2/2023 

---****---

4. Số định danh cá nhân và thông tin cá nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Công an xã Phan Hòa cấp

@ Tôn giáo Awal, được xã Phan Hòa - Bình Thuận tự quyền đặt tên thành tôn giáo: Hồi giáo Bàni

Trong khi Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ là tôn giáo: Hồi giáo

Hình 5. Số định danh cá nhân và thông tin cá nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Công an xã Phan Hòa cấp

---*****---

5. Thông báo số: 64/GM-MTTQ huyện Ninh Phước- Ninh Thuận ngày 19/5/2023.

@ Tôn giáo Awal, bị chính quyền huyện Ninh Phước - Ninh Thuận tự sướng ghi thành tôn giáo: Bàni

Trong khi Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ là tôn giáo: Hồi giáo

Hình 6. Thông báo số: 64/GM-MTTQ huyện Ninh Phước- Ninh Thuận ngày 19/5/2023.

 

Tổ chức tôn giáo của người Chăm theo hệ phái tôn giáo "Awal" được Nhà nước đặt tên: "Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani", vậy cụm từ "Hồi giáo Bani" chỉ là những mục từ có trong tổ chức tôn giáo chứ không phải là tên tôn giáo của người Chăm theo hệ phái Awal (Hồi giáo Awal). Theo Danh mục tôn giáo của Việt Nam thì hệ phái tôn giáo Awal (Hồi giáo Awal) của người Chăm được công nhận là: "Hồi giáo". Còn "Hồi giáo Bani" chỉ là tên để phân biệt giữa nhánh "Hồi giáo Islam" và nhánh "Hồi giáo Bani" là hai tổ chức hoạt động khác nhau.

Nếu Danh mục  tôn giáo công nhận là "Hồi giáo" thì trong các văn bản, hồ sơ phải ghi tôn giáo "Hồi giáo". Khi nào có sự thay đổi Danh mục tôn giáo là "Hồi giáo Bani" thì  trong các văn bản, hồ sơ ghi tôn giáo "Hồi giáo Bani", hoặc "Hồi giáo Awal",    "Awal", "Bàni", "Bà-hai" hay "Bà-ba",... gì đó.

Theo lịch sử tôn giáo Champa thì người Chăm đã tiếp nhận Islam (thế kỷ 9 từ Ả Rập), sau đó tiếp biến và đổi thành tên A-vanh (Awwal) thế kỷ 17. Những thuật ngữ Islam, Bani, Awal, Ahier, ...đều là tiếng Ả Rập được người Chăm vay mượn và sử dụng. Trong những thuật ngữ đó "Awal" và "Ahier" đã trở thành sản phẩm riêng về tôn giáo của người Chăm, nói cáchh khác, "Awal" và "Ahier" là hai hệ phái mới của người Chăm cùng thờ phượng Thượng đế Allah trong triều đại Champa thế kỷ 17, chứ không phải do vua Po Rome thành lập vì vua Po Rome là Islam (tôn sùng Hồi giáo). Với "Awal" (nghĩa là Hồi giáo cũ, Hồi giáo sơ khai, tiền Hồi giáo, Hồi giáo từ đầu, Hồi giáo từ khi du nhập vào Champa thế kỷ 9 đến thế kỷ 17), trong khi Ahier (nghĩa là Hồi giáo mới, Hồi giáo sau cùng, Hồi giáo ngay thời điểm người Chăm Balamon bắt đầu thờ Allah và không còn thờ tam vị thần Trimurti Brahma, Vishnu, Shiva,...). Còn thuật ngữ Islam Bani sản phẩm của Bani Ả Rập hay sắc dân, dân tộc Ả Rập là những tín đồ Bani thờ Allah tại Ả Rập.

Khẳng định tại thời điểm thế kỷ 17, Champa chỉ có hai tôn giáo cùng hoạt động trong vương triều là hệ phái "Awal" và "Ahier", trong đó các vua chúa Champa hầu hết là Awal (Hồi giáo), bang giao rộng rãi và thân thiện với các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Joho, Malaka, Patani, Kalantan,...Malaysia và Aceh, Jawa,...Indonesia.

Quay lại,

- Trong sự việc ba ông: Lưu Văn Đức, Đổng Văn Dinh, Lưu Văn Thủy,... sai cũng có một phần là do chính sách của Hà Nội sai. Sai chổ nào, rõ các cán bộ giải quyết vụ tôn giáo cả hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận toàn người bên hệ phái A-hinh (Ahier), không có một ông cán bộ nào bên A-vanh (Awal). Do không có người cán bộ bên tôn giáo A-vanh (Awal), có lẽ do người A-vanh (Awal) không đủ trình độ nên không thể đứng trong hàng ngũ cán bộ tỉnh hay trung ương của nước Việt Nam, cuối cùng không có ai đại diện cho người A-vanh (Awal), nên không có tiếng nói trước cộng đồng những người Chămtheo hệ phái tôn giáo A-vanh (Awal) thuộc Hồi giáo Champa.

Nói thêm, người Chăm A-hinh (Ahier) hiện nay không biết tôn giáo của mình là gì, tên gì? chỉ có chức sắc (halau janâng) mới biết họ đang thờ Po Allah, còn lại đa số Chăm Ahier thấy Balamon (Hindu) của Ấn Độ rồi khai báo là tôn giáo của mình là Balamon, rồi tự hào Balamon là Tôn giáo do tổ tiên Chăm để lại, rồi tự hào Balamon được Chính phủ công nhận cấp Danh mục cho người Chăm Ahier (nghĩa là hiện nay người Chăm Ahier đang cho rằng tôn giáo Balamon trong Danh mục Chính phủ là tôn giáo do tổ tiên Chăm sáng lập và để lại cho hậu thế,... chứ họ không biết Balamon là tiếng Việt ghi từ "Hindu", như "Hồi giáo" được ghi tiếng Việt từ "Islam".

Tôn giáo của người A-hinh (Ahier) là gì, thờ ai họ còn chưa biết, thế thì làm sao chính quyền Hà Nội đi mời họ làm tham mưu cho tôn giáo A-vanh (Awal) hệ phái Hồi giáo tại Champa xưa.

Tôi Ts. Putra Podam, dòng họ tôi, tổ tiên tôi hiện nay sống tại Bình Thuận là tín đồ Chăm Bani (Chăm theo đạo) thuộc tôn giáo A-Vanh (Awal - Hồi giáo), nay tự nhiên họ muốn biến tôi thành Bani của Islam Ả Rập, làm sao tổ tiên tôi đồng ý.

Cha nó LÚ thì còn Chú nó KHÔN, người Chăm không Ngu hết cả đâu.

Putra Podam tôi không muốn nói nhiều (vì nói nhiều thì phạm thượng).

Đề nghị: Hãy quan tâm đến ông Lưu Văn Thủy nhiều hơn

Hình 7. Haji.Gscc.Ts. Putra Podam người Chăm Bani thuộc hệ phái tôn giáo Awal (Hồi giáo).

 

LINK: LIÊN KẾT LIÊN QUAN

1. Ông Lưu Văn Đức 

Độc giả cùng nghe clip sau: https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh/Luu_van_duc%20kichdong%20Bani.mp4

Đoạn clip nói chuyện lộ bí mật Chính phủ của ông Lưu Văn Đức cho bà Dụng Thị Bích Thùy (thư ký riêng của ông Thành Phần).

2. Ban Tôn giáo Chính phủ: Cần khảo sát giáo sĩ (Acar) về tôn giáo Chăm. https://kauthara.org/article/621

3. Tôn giáo dân tộc Chăm: "Danh bất chính - Ngôn bất thuận". https://kauthara.org/article/620

4. Awal (Hồi giáo Champa) là một trong 73 nhánh của Islam. https://kauthara.org/article/619. 

5. Đổi tên "Hồi giáo Bani" thành "Hồi giáo Awal" trong tên tổ chức tôn giáo của Chăm Bani. https://kauthara.org/article/601 

6. Tham khảo chứng minh nhân dân tôn giáo: Hồi giáo. https://kauthara.org/article/320

7. Bình Thuận: Dân tộc Chăm không đồng ý từ “Bàni” trong cụm từ: Hồi giáo (Bàni). https://kauthara.org/article/600

8. Bình Thuận: Chăm Bani không đồng thuận từ "Tết" trong cụm từ "Tết  Ramưwan".  https://kauthara.org/article/599

9. Giáo sĩ Acar là hệ thống Awal (dòng Hồi giáo tại Champa). https://kauthara.org/article/598

10. Chăm Bani (Chăm có đạo), Awal (Hồi giáo dòng Awal tại Champa). https://kauthara.org/article/597

11. Awal và lịch sử Islam tại Champa. https://kauthara.org/article/395

12. Awal: Hệ phái Hồi giáo Champa. https://kauthara.org/article/536

13. Agama Awal: hệ phái Islam Champa thuộc dòng Sunni. https://kauthara.org/article/535

14. Bani không phải đạo tên "Bani". https://kauthara.org/article/497

15. Người Chăm quan tâm công văn 520/BNV-TGCP của Bộ Nội vụ. https://kauthara.org/article/592

16. Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời cho cử tri người Chăm về tên gọi tôn giáo. https://kauthara.org/article/587

17. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hồi giáo là Danh mục tôn giáo Chăm theo Awal. https://kauthara.org/article/552

18. Thư kiến nghị: Giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo ở người Chăm. https://kauthara.org/article/543

19. Giải quyết: Cái gọi là tôn giáo Bani. https://kauthara.org/article/542

20. Tham mưu: Tự điển Chăm định nghĩa Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal. https://kauthara.org/article/509

21. Tôn giáo Chăm: Thuận Thiên giả tồn - nghịch Thiên giả vong. https://kauthara.org/article/508

22. Thượng đế Allah hiện hữu khắp làng Chăm Bani ở Champa. https://kauthara.org/article/499

23. Vua Po Rome không phải giáo chủ tôn giáo Chăm. https://kauthara.org/article/419

24. Ts. Putra Podam phản biện: Inrasara tuyên bố Bani không thực hiện 5 trụ cột Hồi giáo - Trụ cột 2 (SALAT). https://kauthara.org/article/581