Ban Tôn giáo Chính phủ: Cần khảo sát giáo sĩ (Acar) về tôn giáo Chăm

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
May 6, 2023, 4:51 AM

Trong cộng đồng Chăm hiện nay có nhiều dư luận đặt ra xung quanh vấn đề tôn giáo, nào là Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo “Bani” của dân tộc Chăm (lý do CCCD không còn tôn giáo Bani), nào là phản đối Chính phủ Việt Nam ép đồng bào Chăm phải mang tôn giáo “Hồi giáo”, nào là phải xóa tô giáo “Hồi giáo” trong Danh mục Ban Tôn giáo Chính phủ, nào là phải cấp một tôn giáo mới tên “Bani”, …

Nguồn cội của vấn đề trên là do ông PTS. Thành Phần thực hiện dự án Ấn Độ với cam kết sẽ xóa mục “Hồi giáo” trong Danh mục của Ban Tôn giáo Chính phủ, đồng thời thay tôn giáo mới với cái tên được gọi là “Bani” và kích động nhóm phụ nữ, những người không hiểu biết đi đầu đòi tôn giáo “Bani” do ông Thành Phần bịa đặt.

Trong lịch sử tôn giáo Champa xưa và người Chăm hiện nay không có tôn giáo tên “Bani”, mà chỉ có tôn giáo “AWAL” là một nhánh của Islam xưa tại Champa.

Hiện nay trong cộng đồng Chăm có 3 tôn giáo tiếp nhận từ nước ngoài là: Islam, Awal và Ahier. Cả 3 tôn giáo này đều thờ Thượng đế Allah, Thiên sứ Muhammad. Riêng Islam và Awal cùng sử dụng Thiên Kinh Koran của Ả Rập.

Nhắc lại, Bani không phải tên tôn giáo, Bani chỉ mang nghĩa “đạo” trong thuật ngữ Ả Rập. Theo mặc định Bani nghĩa là con cháu, sắc dân, sắc tộc, tín đồ theo Islam mà cả thế giới Hồi giáo đang sử dụng chứ không riêng gì dân tộc Chăm.

Để có cơ sở khoa học, Ban Tôn giáo Chính phủ nên tổ chức một Hội thảo khoa học về tôn giáo Chăm với các thành phần tham dự: Các nhà khoa học, tôn giáo học, trí thức Chăm và đại diện chức sắc là giáo sĩ (Acar), …

Trước mắt cần thực hiện một bảng khảo sát để thu thập thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Từ đó làm cơ sở cho việc phân tích và thu kết quả để giải quyết bất cập về tôn giáo trong cộng đồng Chăm hiên nay.

Dưới đây là mẫu khảo sát: 
 
 
HỘI ĐỒNG SƯ CẢ HỒI GIÁO BANI     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  TỈNH …….................                                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG

 

PHIẾU KHẢO SÁT

Phiếu khảo sát nhằm mục đích lấy ý kiến riêng của từng cá nhân về quan điểm tôn giáo hiện nay mà các giáo sĩ (Acar) đang thờ phượng và tôn kính. Phiếu dành cho giáo sĩ (Acar) và mọi tín đồ Bani Awal (Gahéh – người dân thường).

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên:...................

2. Năm sinh:...................

3. Giáo sĩ (Acar) tại thánh đường:............... Tỉnh:........

4. Cấp bậc của giáo sĩ (Acar) trong thánh đường:.........

5. Trình độ học vấn:              
     - Đại học
     - Lớp 12/12
     - Lớp khác:

6. Nghề nghiệp: .........................

 

II. THÔNG TIN TÔN GIÁO

PHẦN A: Mỗi câu có nhiều phương án trả lời, giáo sĩ (Acar) hãy chọn và khoanh tròn phương án đúng nhất cho mỗi câu.

Câu 1. Thượng đế mà Giáo sĩ (Acar) đang tôn thờ tên gì?

a) Thượng đế Allah             b) Thần Brahma

c). Thần Vishnu                   d). Thần Shiva

e). Thần Parvati                   f). Thần Ganesha

g). Nếu không có tên ở trên thì ghi tên cụ thể: ..........

 

Câu 2. Giáo sĩ (Acar) có thờ thần linh nào trong tháp dưới đây?

a)  Tháp Po Ina Nagar                  b) Tháp Po Sah Anaih

c). Tháp Po Klaong Garay           d). Tháp Po Dam

e). Tháp Po Rome                        f). Không thờ thần linh

g). Nếu không có tên ở trên thì ghi tên cụ thể: .............

 

Câu 3. Thiên sứ (nabi) sau cùng (hiện tại) mà giáo sĩ (Acar) đang tôn kính nhất là ai?

a). Thiên sứ Muhammad            b). Thiên sứ Adam

c). Thiên sứ Ibrahim                   d). Thiên sứ Musa (Moses)

e). Thiên sứ Ysa (Jesu)                f). Vua Po Rome

g). Nếu không có tên ở trên thì ghi tên cụ thể: ...........

 

 Câu 4. Thiên Kinh (Kinh sách) mà giáo sĩ (Acar) đang đọc tên gì?

a). Thiên Kinh Koran (Hồi giáo)      b). Kinh Vệ-đà (Bàlamon giáo)

c). Kinh Adi Granth (Sikh giáo)        d). Kinh thánh Hebrew (Do Thái)

e). Kinh Cựu Ước (Kitô giáo)            f). Kinh Đại thừa (Phật giáo)

g). Nếu không có tên ở trên thì ghi tên cụ thể:.............................. 

 

Câu 5. Thiên Kinh (Kinh sách) mà giáo sĩ (Acar) đang đọc, viết bằng chữ gì?

a). Chữ Ả Rập                         b). Chữ Ấn Độ

c). Chữ Thrah Chăm               d). Chữ cổ Chăm

e). Chữ Malaysia                     f). Chữ phổ thông (Việt)

g). Nếu không có tên ở trên thì ghi tên cụ thể:............

 

Câu 6. Thiên Kinh (Kinh sách) mà giáo sĩ (Acar) đang đọc, viết bằng tiếng gì?

a). Tiếng Ả Rập                      b). Tiếng Ấn Độ

c). Tiếng Chăm                       d). Tiếng Việt

e). Tiếng Malaysia                    f). Tiếng Indonesia

g). Nếu không có tên ở trên thì ghi tên cụ thể:..............

 

Câu 7. Tôn giáo (hay hệ phái tôn giáo) của giáo sĩ (Acar) đang theo tên gì:

a). Awal (a-vanh) [Islam]                  b). Hồi giáo (Islam)

c). Ahier (a-hinh) [Islam]                  d). Bà-la-môn (Hindu)

e). Bani (Islam)                                  f). Islam (Asulam)

g). Nếu không có tên ở trên thì ghi tên cụ thể: ..............

 

Câu 8. Tôn giáo (hay hệ phái tôn giáo) của giáo sĩ (Acar) có nguồn gốc từ nước nào?

a). Ả Rập                                 b). Ấn Độ

c). Do Thái                              d). Trung Quốc

e). Malaysia                              f). Indonesia

g). Nếu không có tên ở trên thì ghi tên cụ thể: ...........

 

Câu 9. Giáo sĩ (Acar) thường hành lễ tôn giáo ở đâu?

a). Thánh đường (Magik)                   b). Nhà chùa

c). Tháp Po Rome                               d). Tháp Po Ina Nagar

e). Tháp Po Klaong Garay                  f). Ở nhà     

g). Nếu không có tên ở trên thì ghi tên cụ thể:................

 

Câu 10. Trong một số lễ bên Ahier (a-hinh) tổ chức có mời giáo sĩ Awal (a-vanh) đi cầu nguyện như lễ: Rija nagar (Lễ đầu năm Chăm lịch), Mbeng bar huak (cầu an, cầu phước), rao sang (tẩy uế), mbeng pabe ka Po (cúng dê cho Allah), kaok thun (cúng đầu năm), …. Nếu giáo sĩ (Acar) được mời đi cầu nguyện thì Acar sẽ đọc Thiên kinh nào?

a). Thiên Kinh Koran (Hồi giáo)    b). Kinh Cựu Ước (Kitô giáo)

c). Kinh Đại thừa (Phật giáo)          d). Kinh Adi Granth (Sikh giáo)

e). Kinh Vệ-đà (Bàlamon giáo)        f). Kinh Thánh Hebrew (Do Thái)

g). Nếu không có tên ở trên thì ghi tên cụ thể:............

 

PHẦN B: Mỗi câu dưới đây hãy chọn một cách trả lời:   phương án a) hoặc phương án b).

Câu 11. Giáo sĩ (Acar) có được vào bên trong đền tháp Chăm để cúng bái không?

a). Nếu trả lời có, thì vào Tháp Chăm cúng bái nhân dịp nào? .........

b). Nếu không được phép vào Tháp Chăm cúng bái, thì tại sao?.......Trả lời: Chỉ thờ Allah

 

Câu 12. Giáo sĩ (Acar) có được phép rót rựu (hai trứng gà) để cúng thần linh không?

a). Nếu trả lời có, thì cúng thần linh tên gì?.

b). Nếu không được phép rót rựu cúng thần linh, thì tại sao?..........Trả lời: Không cúng thần linh

 

Câu 13.  Giáo sĩ (Acar) bên hệ phái Awal (a-vanh) buộc phải tôn thờ Thượng đế Allah. Giáo sĩ Awal có thờ thần linh bên Ahier (a-hinh) không như (Brahma, Vishnu, Shiva,...).

a). Nếu có, thờ thần Ahier (Brahma, Vishnu, Shiva) ở đâu?....................

b). Nếu chỉ thờ thánh Allah, thờ ở đâu?............Trả lời: Thờ trong thánh đường (Magik)

 

Câu 14. Một số người Chăm cho rằng Awal (a-vanh), Ahier (a-hinh) bởi vua Po Rome sáng lập nên vua Po Rome là giáo chủ (thiên sứ)? Quan điểm riêng của giáo sĩ (Acar) là đúng hay sai?

a). Đúng, cho biết ý kiến: ........

b). Sai, cho biết ý kiến:...........Trả lời: Muhammad là Thiên sứ đạo Awal (a-vanh)

 

Câu 15. Thánh đường là nơi thờ phượng, nơi cầu nguyện, nơi hành lễ của giáo sĩ (Acar) thuộc hệ phái Awal (a-vanh) và tín đồ (Trên các thánh đường có ghi: Allah và Muahammad).

Một vài người cho rằng, giáo sĩ (Acar) có thờ tổ tiên và thờ thần linh Champa…điều này có hay không?

a). Nếu trả lời có, Acar cho biết thờ ông bà tổ tiên ở đâu, thờ như thế nào?  Được biết trong nhà của Acar và tín đồ không được phép lập bàn thờ tổ tiên và thần linh: ..........

b). Nếu trả lời không, vì tôn giáo Awal chỉ duy nhất thờ Allah và không được phép thờ tổ tiên, hay thờ các thần linh, không được lập bàn thờ trong nhà

 

---HẾT---

Cảm ơn các giáo sĩ (Po Gru, Imam, Katip, Acar) và tín đồ thuộc hệ phái Awal (Agama Awal) đã tranh thủ thời gian tham gia đánh giá phiếu khảo sát nhằm góp ý xây dựng quan điểm riêng về tôn giáo và tín ngưỡng của dân tộc Chăm.

Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, xin cảm ơn sự đóng góp của các vị, chúc các quý vị luôn dồi dào sức khỏe và đoàn kết. Thân ái!

 

LINKBan Tôn giáo Chính phủ: Cần khảo sát giáo sĩ (Acar) về tôn giáo Chăm (pdf).

---------------------

TÓM TẮT 10 CÂU HỎI PHẦN A

Câu 1. Thượng đế mà Giáo sĩ (Acar) đang tôn thờ tên gì?

a) Thượng đế Allah 

 

Câu 2. Giáo sĩ (Acar) có thờ thần linh nào trong tháp dưới đây?

f). Không thờ thần linh

 

Câu 3. Thiên sứ (nabi) sau cùng (hiện tại) mà giáo sĩ (Acar) đang tôn kính nhất là ai?

a). Thiên sứ Muhammad 

 

 Câu 4. Thiên Kinh (Kinh sách) mà giáo sĩ (Acar) đang đọc tên gì?

a). Thiên Kinh Koran (Hồi giáo)

 

Câu 5. Thiên Kinh (Kinh sách) mà giáo sĩ (Acar) đang đọc, viết bằng chữ gì?

a). Chữ Ả Rập

 

Câu 6. Thiên Kinh (Kinh sách) mà giáo sĩ (Acar) đang đọc, viết bằng tiếng gì?

a). Tiếng Ả Rập 

 

Câu 7. Tôn giáo (hay hệ phái tôn giáo) của giáo sĩ (Acar) đang theo tên gì:

a). Awal (a-vanh) [Islam] 

 

Câu 8. Tôn giáo (hay hệ phái tôn giáo) của giáo sĩ (Acar) có nguồn gốc từ nước nào?

a). Ả Rập

 

Câu 9. Giáo sĩ (Acar) thường hành lễ tôn giáo ở đâu?

a). Thánh đường (Magik)

 

Câu 10. Trong một số lễ bên Ahier (a-hinh) tổ chức có mời giáo sĩ Awal (a-vanh) đi cầu nguyện như lễ: Rija nagar (Lễ đầu năm Chăm lịch), Mbeng bar huak (cầu an, cầu phước), rao sang (tẩy uế), mbeng pabe ka Po (cúng dê cho Allah), kaok thun (cúng đầu năm), …. Nếu giáo sĩ (Acar) được mời đi cầu nguyện thì Acar sẽ đọc Thiên kinh nào?

a). Thiên Kinh Koran (Hồi giáo)

 

KẾT QUẢ

Qua 10 câu hỏi trên, giáo sĩ (Acar) của Chăm Bani (Chăm theo đạo) hiện nay là theo Agama AWAL (nhánh Islam tại Champa xưa). Tôn thờ Thượng đế ALLAH và tôn kính Thiên sứ MUHAMMAD, sử dụng Thiên kinh KORAN là kim chỉ nam. Thiên Kinh Koran viết chữ Ả Rập, theo tiếng Ả Rập, và giáo sĩ hành lễ trong thánh đường (Magik).

Chú ý: Giáo sĩ (Acar) không thờ thần linh Chăm hay thần linh Ấn Độ. Đặc biệt Acar không thờ ma hay quỷ.

Hình 1. Awal (Hồi giáo Awal) là một hệ phái Hồi giáo của Champa mà giáo sĩ (Acar) đang thực hành.

Hình 2. Giáo sĩ (Acar) thuộc AWAL (Hồi giáo Awal).

 

Hình 3. Giáo sĩ thuộc Agama Ahier (Hồi giáo Ahier).

 

Hình 4. Vua Chế Bồng Nga (1360-1390) một vị vua Hồi giáo (Islam). Nguồn: Internet.

 

Hình 5. Chân dung Chế Bồng Nga (1360-1390) là vị vua Hồi giáo (Islam). Khi lên ngôi vua Chế Bồng Nga lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia. Ảnh VTV1.

 

Hình 6. Chế Bồng Nga, lên ngôi vua niên hiệu Hồi giáo: Sultan Zainal Abidin. Nguồn: VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam.