Trả lời độc giả: Ts.Putra Podam là dân Công nghệ Thông tin, tại sao viết lịch sử Champa?

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Jun 29, 2024, 10:29 PM

Thời gian gần đây, Putra Podam có đăng một số bài liên quan khoa học lịch sử Champa. Sau đó một số độc giả người Chăm, Rhade, … đăng bình luận cũng như viết Mesenger, tổng hợp lại có 3 câu hỏi như sau:

Câu hỏi 1. Putra Podam là dân Công nghệ Thông tin, tại sao viết lịch sử Champa?

Câu hỏi 2. Vua người Chăm tại sao Putra Podam viết bài cho rằng vua của người Rhade, Jarai, Churu, … có phải Putra Podam lấy vợ người Rhade nên viết bài bóp méo sự thật vua Chăm thành vua Rhade không?

Câu hỏi 3. Trong bài viết của Putra Podam toàn thấy vua theo Islam (Hồi giáo)?

-----***-----

Kỳ 1: Trả lời câu hỏi 1: "Putra Podam là dân Công nghệ Thông tin, tại sao viết lịch sử Champa?"

1. Vắn tắt liên quan Champa

Thực ra những độc giả đặt câu hỏi này có lẽ ít theo dõi bài viết của Putra Podam, Po Dharma hay một số bài viết của các nhà khoa học khác.

Cũng có nhà nghiên cứu Chăm hay Việt Nam thường cho rằng nước Champa là nước của người Chàm, vua Chàm, đền tháp Chàm, giếng Chàm, chữ Chàm, Phan Rang Tháp Chàm, … Thực ra những điều chúng ta đang biết chưa đúng hoàn toàn.

Thực tế, trên bia đá không bao giờ nhắc đến người Chăm, mà thường chỉ ghi một số danh xưng như sau:

- Vương quốc Champa trên bia đá ghi: Nagara Champa. (không ghi Nagara Cham).

- Vua Champa trên bia đá ghi: Raja Champa. (không ghi Raja Cham)

- Thần dân vương quốc Champa trên bia đá ghi: Urang Champa (Không ghi Urang Cham).

- Chữ Champa trên bia đá ghi: Hayap hay Srah (không ghi Akhar Cham)

Sử liệu Việt Nam và Trung Quốc gọi vương quốc Champa là “Chiêm Thành” (chữ Hán: 占城) từ năm 877, phát xuất từ “Champapura” (Kinh thành Champa). “Chiêm” là từ phiên âm từ “Champa”. “Thành” là từ chuyển ngữ của “Pura” ám chỉ cho kinh thành, thủ đô, vương quốc, …

Từ cơ sở trên và căn cứ nhiều cở sở khoa học khác khẳng định:

1). Không có vương quốc của người Chăm, mà chỉ có vương quốc Champa.

2). Không có vua của người Chăm trên lãnh thổ Chiêm Thành (Champa), mà chỉ có vua Champa.

3). Không có tháp nào do người Chăm xây, hay do vua của Chăm xây, mà chỉ có tháp Champa và do vua Champa xây.

4). Champa (theo Sanskrit là: Campapura hay Campanagara), theo tiếng Trung là: 占城 (Zhàn chéng hay Zhancheng), theo Hán Việt là: Chiêm Thành, không phải từ Chăm mà ra.

5). Zhànbùláo (Cù Lao Champa, Đảo Champa hay Pulau Campa), do tiếng Việt gọi Cù Lao Chàm (nên người Chăm cho rằng Cù Lao Chăm).

6). Tên gọi Champa xuất hiện lần đầu tiên trên bia đá của thánh địa Mỹ Sơn vào năm 658 (thế kỷ thứ VII). Vào năm 668 trên bia đá của vương quốc Campuchia cũng có ghi chữ “Champa”. Vào năm 877 theo lịch sử Trung Hoa. Giai đoạn Champa hình thành và bị tiêu diệt (875 - 1471). Cụ thể:

- Linyi - Lâm Ấp (192 - 757)

- Huánwáng - Hoàn Vương (757 - 859)

- Zhàn Chéng - Chiêm Thành - Champa (875 - 1471)

Sau 1471, Thành Đồ Bàn (Chà Bàn) Vijaya-Degar sụp đổ, thì Champa đã được chia thành nhiều địa khu như:

1. Nước Nam Bàn - Tiểu quốc Jarai (1471-1882)

2. Nước Hoa Anh-Phú yên thuộc Tiểu quốc Rhade (1471 - 1611)

3. Kauthara-Khánh Hòa (1611-1653)

3. Panduranga (1611 - 1698)

4. Thuận Thành Trấn (1693 - 1832).

Hình 1. Ts. Putra Podam, giảng viên đại học Tây Nguyên & Đại học Công nghệ Malaysia (UTM).

 

2. Câu hỏi 1. Putra Podam là dân Công nghệ Thông tin, tại sao lại viết lịch sử Champa?

Để trả lời câu hỏi 1 của độc giả, putra Podam sơ lược quá trình học tập của bản thân như sau:

Thời sinh viên Putra Podam theo học ngành tổng hợp Toán từ năm 1990, lúc đấy ở Việt Nam chưa có ngành Công nghệ Thông tin. Năm 1992, ngành Toán học được chuyển thành Toán-Tin học. Kể từ đó, Putra Podam tiếp cận ngành Công nghệ Thông tin.

Năm 1996, Putra Podam công tác tại “Khoa Sư phạm” thuộc trường đại học Tây Nguyên-Daklak. Từ khoa Sư Phạm tiếp tục tách ra thành khoa “Khoa khọc Tự nhiên và Công nghệ”. Cũng từ đây Putra Podam giảng dạy thuộc ngành Công nghệ Thông tin.

Năm 1999, Putra Podam là học viên Cao học (Master) tai Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội với chuyên đề: “Khoa học máy tính”, cùng với các thầy giáo dạy Tin học tại Đại học Tây Nguyên như ThS. Đinh Ngọc Triều, ThS. Nguyễn Văn Sỹ, ThS. Trương Hải, ThS. Trần quốc Hưng, …

Năm 2002, Putra Podam nhận học bổng Ford Foundation (Mỹ), đi học Thạc sỹ (Master tại) tại Viện Công Nghệ Cấp Cao Châu Á (Thái Lan), với chuyên đề: “Hệ thống Thông tin” (Informatin Management).

Năm 2010, Putra Podam nhận học bổng Chính phủ Việt Nam theo học PhD (Tiến sĩ) tại trường NUS (Đại học Singapore) với chuyên ngành: “Computing- Khoa học tính toán”. Năm 2012, Putra Podam chuyển sang Đại học Công nghệ Malaysia, tiếp tục chuyên ngành “Computing- Khoa học tính toán”

Năm 2012, Putra Podam nghiên cứu thêm PhD (tiến sĩ) với chuyên ngành: “Công nghệ Giáo dục – Educational Technology”. Chuyên ngành này liên quan đến Pgs.Ts. Po Dharma hướng dẫn 2 về ngôn ngữ Chăm.

Năm 2014, được sự giúp đỡ của Pgs.Ts. Po Dharma viết đề cương nghiên cứu chuyên ngành lịch sử, Putra Podam tiếp tục nghiên cứu lịch sử tại Đại học UM (University Malyasia). Thầy hướng dẫn là Gs. Danny Wong (người Hoa chuyên ngành lịch sử tại đại học UM). Danny Wong Tze Ken là tác giả cuốn sách “The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century - A Study of Nguyen Foreign Relations”, được Champa nhận in sách và được đăng trong trang báo điện tử Champaka số 5. Thời gian đó, Ts. Nicolas Weber đang giảng dạy tại trường UM (người cùng làm việc với Pgs.Ts. Po Dharma tại Malaysia)

Năm 2015, tại đại học UM, Putra Podam phải học thêm 3 môn liên quan chuyên ngành lịch sử và 1 môn tiếng Mã Lai. Riêng môn học tiếng Mã Lai, Putra Podam không thi qua phần viết tiếng Mã Lai, và nhiều lý do khác nên Putra Podam xin thôi theo học lịch sử tại đại học UM, và cũng từ đó Putra Podam và Gs. Danny Wong Tze Ken cũng ít khi gặp nhau.

Sau khi tạm biệt trường Đại học UM, Putra Podam giành nhiều thời gian hơn cho nghiên cứu hai chuyên ngành “Computing- Khoa học tính toán) và chuyên nghành “Công nghệ Giáo dục - Educational Technology”.

Từ sơ lược trên, Putra Podam đã có thời gian nghiên cứu lịch sử Champa và cũng đã có duyên với khoa học lịch sử Champa từ thời sinh viên.

Hình 2. Ts. Putra Podam, đứng bên sông Seine -Paris Pháp.

 

Hình 3. Ts. Putra Podam, bằng Thạc sỹ (Master) do Viện Công Nghệ Châu Á cấp.

 

Hình 4. Ts. Putra Podam, thư cấp học bổng nghiên cứu PhD Công nghệ Thông tin tại Singapore.

 

Hình 5. Ts. Van Ngoc Sang (Sang), thẻ PhD. Doctor Philosophy (Computer Science).Chuyên ngành: Khoa học Máy tính.

 

Hình 6. Ts.Van Ngoc Sang, thư xác nhận 1/11/2010, PhD. Doctor Philosophy (Computer Science).Chuyên ngành: Khoa học Máy tính.

 

Hình 7. Ts.Van Ngoc Sang, thư của khoa Khoa học Máy tính, PhD. Doctor Philosophy (Computer Science). Chuyên ngành: Khoa học Máy tính.

 

Hình 8. Ts.Van Ngoc Sang (Budi), thẻ PhD. Doctor of Philosophy (Educational Technology), chuyên ngành: Công nghệ Giáo dục.

 

Hình 9. Ts.Van Ngoc Sang (Budi), thư xác nhận PhD. Doctor of Philosophy (Educational Technology), chuyên ngành: Công nghệ Giáo dục.

 

Hình 10. Ts.Van Ngoc Sang (Budi), thư xác nhận đã nộp 3 báo cáo luận án tiến sĩ, PhD. Doctor of Philosophy (Educational Technology), chuyên ngành: Công nghệ Giáo dục.

-----***-----

 

Kỳ 2: trả lời câu hỏi 2.

Câu hỏi 2. Vua người Chăm tại sao Putra Podam viết bài cho rằng vua của người Rhade, Jarai, Churu, … có phải Putra Podam lấy vợ người Rhade nên viết bóp méo sự thật vua Chăm thành vua Rhade không?

Kỳ 3: trả lời câu hỏi 3.

Câu hỏi 3. Trong bài viết của Putra Podam toàn thấy vua theo Hồi giáo chưa thấy vua theo Balamon?

 

Độc giả căn cứ từ 15 bài viết dưới đây:

1. Po Saktiray Daputik (Bà Tử) vua Champa tộc người Rhade (Ede)

2. Po Saot (Bà Tranh) vua Champa tộc người Rhade (Ede)

3. Tiểu quốc Hoa Anh của tộc người Rhade

4. Nước Nam Bàn (tiểu quốc Jarai)

5. Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) khác danh xưng "Mih Ai"

6. Kỷ niệm 980 năm Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) 1044-2024

7. Công chúa Hadrah Hajan Kapak tộc Rhade trở thành thứ hậu Bia Than Can của vua Po Rome

8. Po Krung Garai (Po Klong Garai) vua tộc người Rhade và Jarai

9. Chế Bồng Nga vua liên bang thuộc kinh thành Vijaya-Degar là tộc người Raday và Jarai

10. Chế Mân vị vua Champa tộc người Raday (Rhade, Jarai)

11. Y Jut một trí thức người Rhade (1888-1934)

12. Champa và hiệu kỳ Champa

13. Quá trình hình thành hiệu kỳ Fulro và ý nghĩa

14. Vì sao FULRO mang tên “Mặt trận giải phóng Champa” và hiệu kỳ Hồi giáo

15. Chế Bồng Nga và Po Binnasuar là hai nhân vật khác nhau