1. Sự thất thủ Kauthara (Khánh Hòa): 1653
1.1. Quá trình Nam tiến chiếm Kauthara của Đại Việt
Kauthara (chữ Phạn: कौठर, Kauthar) là một địa khu Champa phân bố trên một không gian từ Phú Yên (Aia Ru) trải dài cuối cùng đến vịnh Cam Ranh. Từ “Kauṭharā” trong Hindu giáo thường sử dụng để chỉ các địa điểm linh thiêng. Ở vương quốc Champa địa điểm linh thiêng chính là ngôi đền Po Ina Nagar (Bimong Po Ina Nagar), nơi được tôn vinh là trung tâm tôn giáo của Champa thời vương quốc.
Sau khi Champa bị đất Phú Yên (Aia Ru) thuộc tiểu quốc Hoa Anh (1471 - 1611) dưới bàn tay của Chúa Nguyễn Hoàng vào năm 1611, tức Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên là chúa Nguyễn, ông đầu tiên đặt nền móng cho triều đại nhà Nguyễn (1558-1945). Nhà Nguyễn chưa chịu dừng chân tại đất Phú Yên (Aia Ru), mà tiếp tục cầm gươm đi mở mang bờ cõi tiến về phía Nam (tức cầm gươm đi xâm lược nước Champa). 42 năm sau, tính từ năm mất Phú Yên (Aia Ru), nhà nguyễn tiếp tục chinh phạt vương quốc Champa từ năm 1611 đến năm 1653 chiếm đất Kauthara (Aia Terang, Nha Trang) qua các đời vua Panduranga-Champa như sau:
- Po Nit (Bà Nhiếp): 1603-1613, vị vua Panduranga, ảnh hưởng Islam, con của vua Po Klong Halau.
- Po Jai Paran (Bà Thái): 1613-1618, vị vua Panduranga, ảnh hưởng Islam, em của vua Po Nit.
- Po Aih Khang (Bà Ưng): 1618-1622, vị vua Panduranga, ảnh hưởng Islam, con của vua Po Jai Paran.
- Po Klaong Mah nai (Bà Khắc-Lượng Như-Lai, Po Maha Taha, Po Klong M’hnai, Po Klong Menai): 1622-1627, vị vua Islam tại Panduranga.
- Po Rome (Bà Lâm, Agong Ronan, Nik Mustafa, Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah, Sultan Abdul Hamid Shah, Sultan Abdul Hamid Shah Bin Syarif Wan Abu Muzaffar Bin Syarif Wan Abdullah Umdatuddin, Ja Kathaot, Po Rome Kathaot, Yang Po Rome, Yang Thaok Po Rome, Cei Asit, Cahya, Po Gahluw). Vợ (vương hậu): Hoàng hậu Sucih (Bia Sucih hay Than Cih), Thứ hậu Than Can (Bia Than Can) là công chúa Hadrah Hajan Kapak tộc Rhade, Tam hậu Puteri Siti (Công chúa Siti), Công nữ Ngọc Khoa, Bia Laku Makam (Hoàng hậu Laku Makam), Bia Hatri (Hoàng hậu Hatri), Bia Sumut (Hoàng hậu Sumut). Vua Po Rome (1627-1651) là vị vua Panduranga, tôn sùng tôn giáo Islam, là con rể của vua Po Klaong Mah nai.
- Po Nrop (Bà Thấm, Po Nraop, Po Ibrahim, Nik Ibrahim, Sultan Ibrahim, Sultan Nik Ibrahim Bin Nik Mustafa. Po Nrop (1651-1653), là vị vua Panduranga theo tôn giáo Islam, con trai trưởng của vua Po Rome.
Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao, Tran Ky Phuong; Bruce M. Lockhart (2011) và một số cổ thư thì cho rằng: Po Nrop là em trai Po Rome (em cùng mẹ), lên ngôi năm Thìn và thoái vị năm Tỵ, trị vì một năm, đóng đô ở Bal Canar (Tuy Phong, Phan Rí). Theo Hán văn thì Po Nrop có tên là Bà Thấm (1651-1653).
Theo biên niên sử Việt Nam, vào năm 1611 Nguyễn Hoàng (1588-1613) ra lệnh cho tướng Văn Phong xua quân vượt đèo Cù Mông phía Nam tỉnh Bình Định đế tấn công Phú Yên (Aia Ru) tức (Harek Kah Harek Dhei) của Champa, và dời biên giới miền nam của nhà Nguyễn đến mũi Varella ở phía bắc Nha Trang.
Tháng 4 năm Quý Tỵ (1653) vua Champa là Bà Thấm (Po Nrop trong biên niên sử Chăm) xua quân đánh chiếm lại Phú Yên (Aia Ru).
Cũng năm 1653, Chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần hay Nguyễn Thái Tông, tước hiệu Dương Quận Công là vị chúa Nguyễn thứ tư của chính quyền Đàng Trong), sai Cai cơ Hùng Lộc làm Tổng binh và Minh Võ làm tham mưu đưa 3000 quân đánh trả. Nhân đêm, quân Nguyễn vượt qua đèo Hổ Dương núi Thạch Bi tiến thẳng đến trại Bà Thấm (Po Nrop) phóng lửa đốt phá. Bà Thấm thua chạy, sau này sai con là Xác Bà Ân nộp lễ xin hàng. Nguyễn Phúc Tần chiếm trọn Kauthara và dời biên giới phía nam đến vịnh Cam Ranh, sau đó biến khu vực Kauthara thành hai phủ mới là Thái Khang và Diên Ninh (tức là địa phận tỉnh Khánh Hòa ngày nay).
Cũng từ sự kiện này, năm 1653 được chọn là năm tỉnh Khánh Hòa được hình thành, nhưng thực chất, mảnh đất Kauthara (Khánh Hòa) đã thuộc về tổ tiên người dân Champa từ rất lâu đời.
Hình 1. Po Nrop (Po Ibrahim) tức Nik Ibrahim theo Hồi giáo (Islam). Bức tượng gốc trước 1975.
1.2. Po Nrop thất thủ Kauthara trong cuộc Nam tiến
Theo lịch sử Kelantan (Malaysia) thì vua Po Rome cưới nhiều người vợ, riêng người vợ công chúa Kelantan thì có ba người con trai đều theo Islam chính thống giáo. Po Nrop là con trai trưởng của vua Po Rome (Nik Mustafa). Tên thường gọi của vua Po Nrop tại Kelantan là Nik Ibrahim (Po Ibrahim).
Po Nrop (Nik Ibrahim) được Sultan của Patani bổ nhiệm làm Datu của Kelantan vào năm 1634, làm tướng soái tại Kelantan, ba năm sau đó, ông được phong làm Vua của Patani vào năm 1637. Sau khi lên ngôi vua, Po Nrop lấy niên hiệu: Sultan Nik Ibrahim Bin Nik Mustafa, mà người Champa thường gọi là Po Nrop (Datu Kelantan 1634-1637; Raja Campa 1637-1684). Sau này về Champa làm vua kế vị Po Rome.
Hình 2. Po Nrop (Po Ibrahim) tên thường gọi Nik Ibrahim là tín đồ Islam, được người Champa lập đền ghi công tọa lạc gần thôn Tuy Tịnh 2, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Cần biết: Đây là đền được lập để tưởng nhớ hay công lao của Po Nrop (Po Ibrahim), đây không phải là nơi an táng Po Nrop. Đền lăng mộ chính thức của Po Nrop (Nik Ibrahim), tại tỉnh Kampong Cham - Kampuchea.
Con trai thứ hai của Nik Mustafa (Po Rome) là Nik Badrul Salam Bin Nik Mustafa, được phong làm vua của Singgora. Vị hoàng tử thứ hai chính là ông tổ của các đời vua ở Kelantan-Malaysia, ông kết hôn cùng hoàng thất Kelantan, các vị vua ở Kelantan ngày nay là dòng dõi của vị hoàng tử này.
Con trai thứ ba của Nik Mustafa (Po Rome) là Nik Ali Bin Nik Mustafa, ông cưới hoàng thất Patani (vương quốc Malay ở miền nam Thái Lan) và giữ chức thống soái quân đội của triều đình Pattani với tước hiệu Dato Maharajalela. Sau khi Pattani bị người Thái xâm chiếm, gia đình hoàng thất ly tán.
Po Nrop (Nik Ibrahim) được Nữ hoàng Ungu (1624-1635), người cai trị Patani vào thời điểm đó, bổ nhiệm làm Datu Kelantan. Việc bổ nhiệm Po Nrop (Nik Ibrahim) được thực hiện để duy trì quyền bá chủ của Patani ở Kelantan.
Việc Patani bổ nhiệm Po Nrop (Nik Ibrahim) cũng là cách để vương triều Patani tăng cường quan hệ khu vực với Champa sau khi Patani phải đối mặt với mối đe dọa lớn từ người Xiêm (Siam). Trong thời gian bổ nhiệm Po Nrop (Nik Ibrahim), Champa lúc đó đang được cai trị bởi Sultan Abdul Hamid Syah (Po Rome).
Sau khi Po Rome (tức Sultan Abdul Hamid Shah) qua đời, quyền thừa kế là Nik Badrus Salam sẽ được phong làm vua Champa, nhưng điều đó đã không xảy ra, thay vào đó Po Nrop (Nik Ibrahim) được tôn làm vua tại Champa (1651-1653).
Năm 1653, quân của vua Po Nrop còn gọi là Po Ibrahim tấn công vào vị trí Đại Việt chiếm lại địa khu đất Phú Yên (Aia Ru). Sau đó, Chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) mở cuộc tấn công lớn vào Champa chiếm hoàn toàn địa khu Kauthara. Cuộc tấn công này đã buộc Po Nrop (Po Ibrahim) phải chuyển đến Kelantan cùng với thần dân Champa. Đây cũng là lý do tại sao ở Kelantan có một địa danh tên là Pengkalan Chepa (phát âm từ chữ Jawi). Sau đó Po Nrop (Po Ibrahim) sang Kampuchea và cư trú tại Kampung Brek Bak rồi dự định tiếp tục kháng chiến chống Đại Việt ở Panduranga. Sau một thời gian Po Nrop, quay sang vùng Châu Đốc sau sự kiện vua Nặc Ông Chăn cải đạo sang Islam và bị hoàng thất Khmer giết hại. Po Nrop (Po Ibrahim), chính là ông tổ của người Chăm Islam ở Châu Giang, Châu Đốc.
Hình 3. Po Nrop (Nik Ibrahim) là anh em với Nik Ali và Nik Badrul Salam là ba con trai của Nik Mustafa tức là Sultan Abdul Hamid Shah (vua Po Rome). Ảnh cung cấp bởi Faizal Athla.
Hình 4. Salasilah Kesultanan Islam Champa - Gia phả vua Islam Champa. Ảnh Internet.
Hình 5. Gia phả dòng tộc vua Po Romé ở Kelantan - Malaysia. Ảnh: Internet.
Sau khi thua trận với với Đại Việt thì bang Kelantan bị tràn ngập bởi những người tị nạn từ Champa trong đó có vua Po Ibrahim (Po Nrop). Po Ibrahim sau đó rời Kelantan cùng với những người theo mình và chuyển đến Kampong Brek Bak ở vùng người Chăm của Kampuchea để tiếp tục cuộc kháng chiến chống Đại Việt.
Po Nrop (Po Ibrahim) đã qua đời do tuổi cao. Po Nrop (Po Ibrahim) có hai người con trai:
Thái tử: Wan Muhammad Amin (Po Jatamah) và hoàng tử: Wan Daim (Ba Trauh)
Wan Muhammad Amin được nhà Nguyễn bổ nhiệm làm vua Champa với tước hiệu Po Jatamah.
Hình 6. Lăng mộ của vua Champa Po Nrop (Nik Ibrahim), tại tỉnh Kampong Cham - Kampuchea. Theo ghi chép, Po Nrop trị vì từ năm 1637-1684. Ảnh: Rifhan Abd Wahab, Facebook: Seri Cendekiawan.
1.3. Đền Po Nrop và Hoàng hậu tại Tuy Phong-Bình Thuận
Lịch sử viết về vua Po Nrop (Bà Thấm) tức Nik Ibrahim tên theo Hồi giáo (Islam) không còn nhiều trong làng Chăm. Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao cũng không ghi gì thêm ngoài giới thiệu về Po Nrop. Do vậy lịch sử về Chính hậu hay thứ hậu của Po Nrop bị mất hay bị đốt hết, sau khi Chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) xâm chiếm Kauthara (Khánh Hòa).
Người dân Champa nói chung và người Chăm tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận hiện nay đang chăm sóc đền chính hậu của Po Nrop. Người dân nơi đây không biết tên chính thức của bà, nhưng chỉ truyền cho nhau chính hậu của vua Po Nrop là một người theo Hồi giáo (Islam), tức người theo Bani (theo đạo) hay người có Bani (có đạo) nghĩa là bà là người Islam (không phải Chăm Ahier), vì Po Nrop là vị vua Hồi giáo (Islam) sau khi lên ngôi vua lấy niên hiệu: Sultan Nik Ibrahim Bin Nik Mustafa.
Hình 7. Po Nrop (Bà Thấm) tức Nik Ibrahim, vị vua Islam (Hồi giáo). Bức tượng sau 1975.
Hình 8. Chính hậu của vua Po Nrop (Po Ibrahim) hay Nik Ibrahim là một tín đồ theo Islam (Hồi giáo). Đền tọa lạc gần thôn Tuy Tịnh 2, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
1.4. Kết Luận: Kauthara thất thủ bởi lưỡi gươm Chúa Nguyễn Phúc Tần
Năm 1611 Nguyễn Hoàng ra lệnh cho tướng Văn Phong xua quân đánh Phú Yên (Aia Ru) chiếm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa để lập ra phủ Phú Yên, dời biên giới miền nam của nhà Nguyễn đến mủi Varella ở phía bắc Nha Trang, tiểu quốc Hoa Anh (Aia Ru) kết thúc.
Sau năm 1611, Champa thu hẹp dần chỉ còn địa khu Kauthara (Aia Terang - Khánh Hòa), Panduranga (Panrang, Kraong, Parik, Pajai tức là tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận) và phía Tây là tiểu Vương quốc Nam Bàn (Degar - Tây Nguyên).
Trong thời gian mất Aia Ru (Phú Yên) vào năm 1611, thì tại Panduranga vị vua Po Nit (Bà Nhiếp), đang trị vì (1603-1613). Triều vương Panduranga khi ấy do các tướng tài Islam (Hồi giáo) lãnh đạo, Po Kei Mak (Pô Kay Mách) một trong ba vị tướng tài Islam (Hồi giáo) có dòng dõi từ triều đại Po Patao At (Po At) kiên quyết bảo vệ Kauthara (Aia Terang). Tiếp tục, vua Po Jai Paran (Bà Thái, em của vua Po Nit) và vua Po Aih Khang (Bà Ưng, con của vua Po Jai Paran) thì Kauthara và Panduranga được bình yên.
Sau khi Champa bị đất Phú Yên (Aia Ru) dưới bàn tay của Chúa Nguyễn Hoàng (Nguyễn Thái Tổ) vào năm 1611, nhà Nguyễn chưa chịu dừng chân tại đất Phú Yên (Aia Ru), mà tiếp tục cầm gươm đi mở mang bờ cõi tiến về phía Nam (tức cầm gươm đi xâm lược nước Champa). 42 năm sau, tính từ năm mất Phú Yên (Aia Ru), nhà nguyễn tiếp tục chinh phạt vương quốc Champa từ năm 1611 đến năm 1653 chiếm đất Kauthara (Aia Terang, Nha Trang)Sau khi Champa bị đất Phú Yên (Aia Ru) dưới bàn tay của Chúa Nguyễn Hoàng (Nguyễn Thái Tổ) vào năm 1611, nhà Nguyễn chưa chịu dừng chân tại đất Phú Yên (Aia Ru), mà tiếp tục cầm gươm đi mở mang bờ cõi tiến về phía Nam (tức cầm gươm đi xâm lược nước Champa). 42 năm sau, tính từ năm mất Phú Yên (Aia Ru), nhà nguyễn tiếp tục chinh phạt vương quốc Champa từ năm 1611 đến năm 1653 chiếm đất Kauthara (Aia Terang, Nha Trang).
Sang triều đại thứ 8 tại Bal Canar, vị vua mở đầu cho triều đại mới là Po Klong Mah Nai (Po Mah Taha), trị vì (1622-1627). Ngài là một quan chức của Champa với cấp bậc cao quý Maha Taha. Ngài là người theo tôn giáo Islam (Hồi giáo). Chính vua Po Klong Mah Nai đã truyền ngôi cho Po Rome (1627-1651). Po Rome là một vị vua Champa tôn sùng Hồi giáo (Islam).
Champa dưới thời trị vì của vua Po Mah Taha và vua Po Rome ngày càng hùng mạnh và không thần phục cống nạp cho Đàng Trong nữa. Năm 1651 chúa Nguyễn Phúc Tần cho quân tiến đánh Champa, vua Po Rome cho quân ứng chiến. Trong cuộc hỗn chiến giữa 2 bên, vua Po Rome bị trúng kế và bị bắt giải về Phú Xuân.
Sau khi vua Po Rome băng hà, Po Nrop (Bà Thấm), vị vua Islam (Hồi giáo), con trai trưởng của vua Po Rome, lên làm Quốc vương kế vị làm vua tiểu quốc Panduranga. Sau hai năm cũng cố quân đội hùng mạnh, tháng 4 năm Quý Tỵ (1653), vua Po Nrop xua quân đánh chiếm lại toàn bộ Phú Yên (Aia Ru), đuổi toàn bộ người Việt ra khỏi khu vực Phú Yên.
Chúa Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền), sai cai cơ Hùng Lộc làm Tổng binh và Minh Võ làm tham mưu đưa quân đánh trả. Nguyễn Phúc Tần chiếm trọn Kauthara và dời biên giới phía nam đến vịnh Cam Ranh.
Năm 1653 Kauthara (Aia Terang - Nha Trang), hoàn toàn bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Đất đai Champa thu hẹp lại trong lãnh địa của tiểu vương quốc Panduranga, mà nhà sử học thường gọi là vương quốc Panduranga-Champa.
Năm năm sau, tức là năm 1658, chúa Nguyễn xua quân xâm chiếm lãnh thổ Kamphuchea ở Biên Hòa. Thế là kể từ năm 1658, Champa trở thành một lãnh thổ hoàn toàn bị bao vây, ở phía bắc giáp căn cứ quân sự nhà Nguyễn ở Cam Ranh và phía nam giáp căn cứ quân sự nhà Nguyễn ở Biên Hòa.
Link: Liên kết
Tiểu quốc Hoa Anh của tộc người Rhade