Mộ vua Islam Champa xưa chỉ đặt một viên đá Kut (Batu nisan, Patuw kut, Patuw gahur)

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Apr 9, 2024, 11:59 PM

Trong đa dạng nền văn hóa trên thế giới có rất nhiều hình thức mai táng như: địa táng (thổ táng), hỏa táng, thủy táng, không táng (thiên táng), …Trong bài viết này chỉ đề cập đến địa táng (thổ táng) của người Hồi giáo (Islam).

Tập tục an táng thường là xác người được chôn trong đất. Đây là tập tục bắt nguồn từ thời xa xưa, người ta có thể thấy các khu chôn cất khắp nơi trên thế giới. Thông thường đó là những gò đất, hang động, đền, tháp, lăng mộ, …dùng để lưu giữ thi hài của tổ tiên. Ngày nay, phong tục chôn người chết dưới đất với bia đá để chỉ nơi chôn cất rất phổ biến, tuy nhiên hướng đặt thi hài người chết (theo quan điểm Hồi giáo) thì hoàn toàn giống nhau.

Theo quan điểm Hồi giáo (Islam), ngôi mộ phải vuông góc với hướng (qibla, kiblat) là hướng về phía Kaaba (kabah) trong Thánh đường Hồi giáo linh thiêng ở Mecca (Makkah).

Thi thể được đặt trong mộ không có quan tài (chỉ quấn kafan) nằm nghiêng về bên phải, quay mặt về phía Qibla. Điểm đánh dấu mộ phải được nâng lên, không cao hơn mặt đất khoảng 30 cm (12 in), để người ta không thể đi lại cũng như ngồi lên mộ. Ngôi mộ đơn giản, không phô trương xa hoa bề ngoài điều này không khuyến khích trong đạo Hồi. Các ngôi mộ thường chỉ đặt một vòng hoa đơn giản, nếu có. Tuy nhiên, nhiều dân tộc không am hiểu nên họ xây dựng bia mộ ngày càng trở nên phổ biến.

Nghiên cứu này cho thấy, những ngôi mộ của Tín đồ theo Islam (xưa) có giai đoạn cũng chỉ đặt một (01) viên đá Kut (batu nisan, patuw kut, patuw gahur). Từ điều này cũng cho thấy sự ngộ nhận tại Champa, Panduranga hay Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay, khi thấy ngôi mộ vua Islam chỉ đặt một (01) viên đá Kut đều cho rằng đây là ngôi mộ của người theo Agama Ahier (Bani Ahier).

Cụ thể: Ngôi mộ vua Po Patao At là vua Islam (Hồi giáo) tại thôn Bình Thắng chỉ đặt một (01) viên đá Kut. Do đó hậu duệ Po Patao At tại thôn Bình Thắng ngộ nhận đây là ngôi mộ của người Chăm theo Bani Ahier (Agama Ahier), nên mời các chức sắc bên Bani Ahier tới thực hiện lễ tục cho Po Patao At. Đúng ra lễ tục thực hiện cho vua Po Patao At phải là chức sắc giáo sĩ (Acar) tại Bình Thắng tới “Kamruai” cho Po, vì Po Patao At là vị vua Islam (Hồi giáo).

Hình 1. Po Patao At (vị vua Hồi giáo - Islam), trong đền chỉ có một (01) viên đá Kut (batu nisan, Patuw Kut, Patuw Gahur). Đền được nâng cấp vào năm 1989. Hậu duệ là người dân thôn Bình Thắng, xã phan Hòa, là tín đồ Awal (Islam Champa) ngộ nhận một viên đá Kut nên giao cho chức sắc Agama Ahier (Bani Ahier) thực hiện nghi lễ cho Po. Ảnh Putra Podam.

 

Hình 2. Phụ nữ Iran (Bani Islam) tảo mộ, đọc Thiên kinh Koran. Ngôi mộ chỉ có một (01) bia đá (batu nisan, patuw kut). Ảnh: Sưu tầm.

 

---***---

1). Thăm bia mộ Thiên sứ Muhammad ở Madinah - Ả Rập

Để tìm hiểu ngôi mộ của Hồi giáo (Islam), hãy tìm hiểu ngôi mộ của Tiên tri Muhammad (Thiên sứ Muhammad hay Nabi Muhmmad) trong đền al-Masjid An-Nabawi thuộc thành phố Medina (Madina, Madinah) của Ả Rập Xê Út. Đây được xem là nơi linh thiêng thứ hai sau thánh địa Mecca (Makkah) đối với thế giới Hồi giáo.

Thiên sứ Muhammad được chôn cất trong Phòng Thánh, cùng với hai người bạn đồng hành trung thành nhất của ông là hai vị vua đầu tiên của Hồi giáo: Abu Bakr al-Siddiq và Umar ibn al-Khattab.

Phòng thiêng từng là ngôi nhà (hujra) của vợ Thiên sứ (Saw) là Aisha. Ngôi nhà Aisha chính là nơi chôn cất Thiên sứ Muhammad vào thời điểm Thiên sứ qua đời.

Ngày nay, ngôi nhà Aisha là một phần của khu phức hợp Masjid An Nabawi và là ngôi mộ được tôn kính nhất trên thế giới. Các ngôi mộ được bao quanh bởi một số bức tường không có cửa sổ hoặc cửa ra vào nên không thể nhìn thấy hoặc tiếp cận được.

Hình 3, 4.  Ngôi mộ xưa của Thiên sứ Muhammad (Căn phòng thiêng liêng) được chôn bên cạnh phòng ngủ của Aisha. Mộ đầu tiên là Thiên sứ Muhammad, mộ thứ hai là Abu Bakar, và mộ thứ ba là Umar. Chú ý: Mỗi ngôi mộ chỉ đặt một viên bia đá (batu nisan, patuw kut, patuw gahur).

 

Hình 5. Mawajaha có ba lỗ tròn cần biết. Lỗ đầu tiên, nổi bật nhất trong ba lỗ, nằm ở phía bên trái của Mawajaha là lăng mộ Thiên sứ Muhammad (Saw). Bên phải, lỗ thứ hai là ngôi mộ Abu Bakr, và lỗ thứ ba là ngôi mộ Umar. Ở giữa lỗ đầu tiên và hai lỗ còn lại là Cửa của Aisha (còn được gọi là Cửa đại biểu).

(There are three round holes at the Mawajaha. The first hole, the most prominent of the three, located on the left-hand side of the Mawajaha, directly faces the blessed Prophet. Moving slightly towards the right, the second hole faces Abu Bakr, and the third hole faces Umar. In between the first hole and the other two holes is the Door of Aisha J (also known as the Door of Delegations), which remains closed.)

 

Hình 6. Bên trong Mawajaha ở lỗ tròn đầu tiên lăng mộ Thiên sứ Muhammad. Mộ Thiên sứ lúc đầu chỉ đặt một viến đá Kut như trong Hình 1. Sau khi Thánh đường Nabawi mở rộng thì mộ Thiên sứ thuộc bên trong Thánh đường. Mộ Thiên sứ được nâng cấp thành lăng mộ và được bảo quản nghiêm ngặt.

 

Ngôi mộ con trai của Thiên sứ Muhammad chỉ đặt một (01) viên đá Kut

Ibrahim, con trai của Thiên Sứ Muhammad (cầu bình an cho anh ấy). Ngôi mộ của Ibrahim chỉ đặt một (1) viên đá Kut. Ibrahim (may Allah be pleased with him), the infant son of the Prophet (peace be upon him) by Maria al-Qibtiyya.

Hình 7, 8. Mộ của Hazrat Ibrahim là con trai của Thiên sứ Muhammad. Ngôi mộ chỉ đặt một (1) viên đá. Grave of Hazrat Ibrahim R.A. (Son of Prophet Mohammed saws).

 

 

Ngôi mộ Abdullah bin Jafar và Aqeel bin Abi Talib, ngôi mộ chỉ đặt một (01) viên đá Kut

Abdullah bin Jafar và Aqeel bin Abi Talib là người thân của Thiên sứ Muhammad. Ngôi mộ chỉ đặt một (1) viên đá Kut, trong khu vực Thánh đường Nabawi ở Madinah.

(Relatives of the Prophet (peace be upon him), Abdullah bin Jafar and Aqeel bin Abi Talib (may Allah be pleased with them).

Hình 9. Abdullah bin Jafar và Aqeel bin Abi Talib là người thân của Thiên sứ Muhammad.

 

 

Ngôi mộ của vợ và con của Nabi Muhammad, ngôi mộ chỉ đặt một (01) viên đá Kut

Nơi an nghỉ của một số thành viên là vợ, con gái và các thành viên khác trong gia đình của Thiên sứ Muhammad (Saw). Vào thời của Thiên sứ (saw), sân mộ này được cho là nằm ngoài thành phố Madinah. Sau khi được mở rộng, ngôi mộ đã nằm ngay cạnh Masjid an-Nabawi.

Hình 10. Nơi an nghỉ của một số thành viên là vợ, con gái và các thành viên khác trong gia đình của Thiên sứ Muhammad (Saw).

 

 

Ngôi mộ của Uthman chỉ một (01) viên đá Kut

Uthman ibn Affan là vị vua Rashidun thứ ba, cai trị từ năm 644 bị ám sát vào năm 656. Uthman, anh họ thứ hai, con rể và là bạn đồng hành của Thiên sứ Muhammad, đã đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ đầu của lịch sử Hồi giáo. Trong thời gian trị vì với tư cách là Caliph (lãnh tụ tôn giáo tối cao, còn gọi là "người kế tục", nghĩa là người kế tục Thiên sứ Muhammad), ông được biết đến là người đã ra lệnh biên soạn chính thức phiên bản tiêu chuẩn của Kinh Qur'an (Koran) được sử dụng cho đến ngày nay.

(Uthman ibn Affan was the third Rashidun caliph, ruling from 644 until his assassination in 656. Uthman, a second cousin, son-in-law, and notable companion of the Islamic prophet Muhammad, played a major role in early Islamic history. During his reign as caliph, he was known for ordering the official compilation of the standardized version of the Quran that is still being used today.)

Hình 11. Ngôi mộ của Uthman ibn Affan tại Thánh đường Masjid an-Nabawi, nhìn về phía tây. Green Dome cũng có thể nhìn thấy. (Grave of Uthman, with the Masjid an-Nabawi in the background, view towards the west. The Green Dome is also visible).

 

 

Ngôi mộ Abdullah bin Jafar và Akil bin Abi Talib, chỉ một (01) viên đá kut

Abdullah ibn Jafar là con trai của Jafar ibn Abu Talib và Asma bint Umais. Abdullah là người Hồi giáo đầu tiên sinh ra ở vùng đất Abyssinia. (Abdullah ibn Jafar was the son of Jafar ibn Abu Talib and Asma bint Umais. Abdullah was the first of Muslims to be born in the land of Abyssinia.)

Akil bin Abi Talib là con trai của Abu Talib; là anh em họ của Thiên sứ Hồi giáo Muhammad và là anh trai của Ali và Ja'far ibn Abi Talib. (Akil bin Abi Talib is the Son of Abu Talib; was a cousin of the Islamic prophet Muhammad and an elder brother of Ali and Ja'far ibn Abi Talib.)

Hình 12. Mộ của Abdullah ibn Jafar (bên trái) và Aqeel ibn Abi Talib. Graves of Abdullah bin Jafar (left) and Akil bin Abi Talib (right).

 

 

Ngôi mộ Halimah chỉ một (01) viên đá Kut

Mộ của Halimah al-Sadiyah, mẹ nuôi của nhà tiên tri Muhammad (pbuh) tại Jannatul Baqi, Madinah. (Grave of Halimah al-Sadiyah, The Foster-Mother of Prophet Muhammad (pbuh) at Jannatul Baqi, Madinah.)

Hình 13. Mộ của Halimah bên cạnh Thánh đường Nabawi ở Madinah. (Grave of Halimah).

 

 

Mộ của Malik ibn Anas và Nafi al-Madani chỉ một (01) bia Kut

Malik ibn Anas sinh ra ở Madinah, quê hương ở Yemen, ông nội định cư ở Madinah sau khi theo đạo Hồi giáo. Malik trở thành Imam khi ở Madinah và là một trong những Imam nổi tiếng nhất của đạo Hồi giáo. (Malik ibn Anas was born in Madinah, his ancestral home was in Yemen, but his grandfather settled in Madinah after embracing Islam. Malik became the Imam of Madinah, and one of the most renowned Imams of Islam.)

Nafi al-Madani, là một trong những người truyền bá bảy Qira'at kinh điển, và các phương pháp đọc kinh Koran, là người đồng hành của Thiên sứ Hồi giáo Muhammad. (Nafi al-Madani, was one of the transmitters of the seven canonical Qira'at, or methods of reciting the Qur'an. [companions of the Islamic prophet Muhammad.)

Hình 14. Mộ của Malik ibn Anas và Nafi al-Madani. (Graves of Malik ibn Anas and Nafi al-Madani).

 

 

Mộ Islam xưa thời Nabi Muhammad chỉ đặt một (01) viên đá Kut

Jannat al-Baqi Medinah ở Ả Rập Saudi là một nghĩa trang ở Medinah, nằm ở phía đông nam của Masjid al-Nabawi, Ả Rập Saudi. (Jannat al-Baqi Medinah, Saudi Arabia. Jannat al-Baqi is a cemetery in Medinah, situated to the southeast of the Masjid al-Nabawi, Saudi Arabia.)

Hình 15, 16, 17. Những ngôi mộ Islam xưa bên cạnh Masjid al-Nabawi, Ả Rập Xe Út. Quan sát những ngôi mộ này thấy chỉ đặt một (1) viên đá Kut.

 

 

Ngôi mộ hậu duệ của Thiên sứ Muhammad đặt hai (02) viên đá Kut

Cũng tại ngôi đền al-Masjid An-Nabawi thuộc thành phố Medina (Madina, Madinah) của Ả Rập Xê Út, những ngôi mộ được cho sau bạn đồng hành của nabi Muhammad thì toàn bộ được đặt hai (2) viên đá Kut (Patuw kut, Patuw ghur).

Hình 18: Những ngôi mộ được đặt hai (2) viên đá Kut (Patuw kut, Patuw ghur), được cho sau thế hệ nabi Muhammad.

 

 

Lăng mộ của Thiên sứ Muhammad, Abu Bakar, và Umar nằm ngay dưới mái vòm xanh (Green Dome) tại Madinah - Ả Rập Xê Út.

Hình 19, 20. Mái vòm xanh và tháp nhà thờ Hồi giáo (Thánh đường Masjid Nabawi). Lăng mộ của Thiên sứ Muhammad ngay dưới mái vòm xanh (Green Dome) tại Madinah- Ả Rập Xê Út.

 

---***---

2. Thăm bia mộ Islam Jawa và Islam Aceh ở Indonesia

Ngôi mộ ở Jawa hay Aceh (Indonesia), những ngôi mộ trong thời kỳ đầu Islam (tiền Islam hay Islam sơ khai), nghiên cứu cho thấy mỗi ngôi mộ chỉ đặt một (01) viên đá Kut (batu nisan), hay một bia đá với hoa văn tỉnh xảo của nền văn hóa đa dạng của Hồi giáo (Islam). Những ngôi mộ đặt hai (2) viên đá Kut (2 batu nisan) thường thấy giai đoạn phát triển của Islam sau này.

Bia mộ được tìm thấy ở Lamreh, quận Mesjid Raya, Aceh Besar, trên một cánh đồng nằm cách đường Krueng Raya-Laweung không xa gần một ngọn đồi. Đây là ngôi mộ chỉ có một (01) bia đá. Khám phá này là kết quả của sự hợp tác giữa CISAH (Trung tâm Thông tin Di sản Samudra Pasai) và Mizuar Mahdi.

Hình 21: Bia mộ của Shadrul Islam Ismail (Batu Nisan Shadrul Islam Ismail).

 

 

Hình 22: Bia mộ thể hiện đa văn hóa trong thời kỳ đầu, tiền Islam của Hồi giáo (Islam) - Lăng mộ ở Palembang- Indonesia.

 

 

Hình 23. Nghệ thuật bia mộ cổ ở Batang Sumenep, Mataram thời hậu Hồi giáo. (Seni Batu Nisan Makam Kuno di Batang-batang Sumenep Pasca Mataram Islam).

 

 

Hình 24. Bia mộ ở Quần đảo là sản phẩm nghệ thuật của Hồi giáo. Nisan di Nusantara sebagai Produk Kesenian Islam.

 

 

Hình 25. Lăng mộ Hồi giáo sử dụng bia mộ Madura được tìm thấy ở Batang-batang Sumenep- Indonesia. (Makam Islam Pakai Batu Nisan Langgam Madura Ditemukan di Batang-batang Sumenep- Indonesia.).

 

 

Sultan Al-Malik Ash-Shalih là người sáng lập Vương triều Ash-Shalihiyyah hay còn gọi là Vương quốc Samudra Pasai, triều đại Hồi giáo đầu tiên ở Khu vực Đông Nam Á. Ông qua đời vào năm 696 H/1297 sau Công nguyên.

Thành lập Vương quốc Samudra Pasai, ông rao giảng và truyền bá đạo Hồi. Cộng đồng Hồi giáo đã phát triển cùng với vai trò quyền lực chính trị và những người cai trị. Vương quốc Samudra Pasai cai trị trong hơn hai thế kỷ, kết thúc vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 16 sau cái chết của Sultan Zainal 'Abidin bin Mahmud vào năm 923 H/1518 sau Công Nguyên.

Bia mộ Al-Malik Ash-Shâlih có đặc điểm nghệ thuật và văn hóa Hồi giáo trong thời kỳ Vương quốc Hồi giáo Aceh Darussalam. Bia mộ cấu trúc dưới dạng nguyên liệu thô, đồ trang trí, phù điêu, thư pháp và tuyển tập các câu thơ chạm khắc từ Thiên kinh Koran. Đây là bia mộ xu hướng nghệ thuật Hồi giáo trong thời đại Vương quốc Hồi giáo Aceh Darussalam.

Hình 26. Sultan Al-Malik Ash-Shalih là người sáng lập Vương triều Ash-Shalihiyyah hay còn gọi là Vương quốc Samudra Pasai, triều đại Hồi giáo đầu tiên ở Khu vực Đông Nam Á.

 

 

Trên bia mộ có chạm khắc hình tròn được xác định là trăng tròn (full moon sidhi). Các hình chạm khắc và biểu tượng được sử dụng rộng rãi trên các bia mộ của thời kỳ đầu Hồi giáo, cụ thể là thời kỳ Demak, một vương quốc Hồi giáo ở Java.

Hình 27. Bia mộ thời kỳ đầu Hồi giáo, thời kỳ Demak, một vương quốc Hồi giáo ở Java.

 

Hình 28. Ngôi mộ cổ là di sản văn hóa Islam của Sultanah Nahrisyah ở làng Kuta Krueng, huyện Samudera Pasai, Utara Aceh Regency, tỉnh Nanggroe Aceh Darussalam, Indonesia. (makam kuno cagar budaya Sultanah Nahrisyah di desa kuta krueng, kecamatan Samudera Pasai, kabupaten Aceh Utara, propinsi Nanggroe Aceh Darussalam, Indonesia.)

 

Lịch sử Hồi giáo luôn là điều thú vị, đặc biệt là câu chuyện về những người truyền bá Hồi giáo. Ngoài Thiên sứ Muhammad, những người bạn đồng hành cũng đóng một vai trò trong việc truyền bá đạo Hồi. Sự truyền bá của Hồi giáo không chỉ tập trung vào khu vực Ả Rập. Hồi giáo cũng được truyền bá khắp thế giới, trong đó có Champa và Indonesia.

Bằng chứng ban đầu về sự du nhập Hồi giáo vào Indonesia được phát hiện bởi các ngôi mộ Hồi giáo ở khu vực Sumatra. Ngôi mộ của Mahligai, nằm trên ngọn đồi ở Trung tâm Tapanuli, Bắc Sumatra; Tấm bia mộ Tinggi ở Barus, Bắc Sumatra; lăng mộ Tuhar Amisuri, làng Hasang, quận Barus, Bắc Sumatra; và lăng mộ của Meurah Silu ở Aceh.

Hình 29. Hành hương tới Mộ Sheikh Mahmud, Người bạn đồng hành của Thiên sứ ở tại Indonesia.

 

 

 

Thăm lăng mộ Công chúa Cempo (Campa) ở đảo Jawa (Indonesia)

Lăng mộ của Công chúa Champa nằm ở góc đông bắc của Kolam Segaran, cách khoảng 100 mét và rất gần với Đền Menak Jinggo. Tại khu phức hợp Lăng mộ Công chúa Champa có một bia mộ được đánh số 1230 Ç. Công chúa Champa không thể bị lãng quên trong lịch sử phát triển của đạo Hồi ở Java. Vợ của Raja Majapahit Prabu Brawijaya V, là dì của Sunan Ampel và là mẹ của Raden Fatah, Sultan đầu tiên của Demak.

(Makam Putri Campa terletak disudut timur laut Kolam Segaran dengan jarak sekitar 100 meterdan dekat sekali dengan Candi Menak Jinggo. Pada kompleks Makam Putri Campa terdapat batu nisan berangka tahun 1230 Ç. Putri Campa tak bisa dilupakan dalam sejarah perkembangan Islam di tanah Jawa. Istri Raja Majapahit Prabu Brawijaya V, merupakan bibi dari Sunan Ampel dan ibu dari Raden Fatah, Sultan Demak pertama.)

 

Vua của Majapahit kết hôn với Công chúa Campa và chuyển sang đạo Hồi, phớt lờ lời khuyên của Palon. (Raja Majapahit Nikahi Putri Campa Lalu Masuk Islam, Abaikan Nasihat Sabda Palon).

Hình 30. Công chúa Dewi Anarawati và vua Prabu Brawijaya V. (Ảnh: sangpencerah.id).

 

 

Hình 31, 32, 33. Putri Campa là vợ của Prabu Brawijaya V đến từ Champa (Việt Nam). (Putri Campa adalah istri dari Prabu Brawijaya V yang berasal dari Negeri Champa (Vietnam).

 

 

Hình 34, 35. Những ngôi mộ trong khu phức hợp lăng Công chúa Champa ở Jawa.

 

 

Hình 36, 37. Công chúa Champa, người truyền bá đạo Hồi nổi tiếng ở quận Bonang, quận Lasem, bên cạnh Sunan Bonang. (Putri Campa, merupakan tokoh penyebar agama Islam di daerah Bonang, Kecamatan Lasem, selain Sunan Bonang).

 

 

Hình 38, 39, 40, 41. Lăng mộ Công chúa Champa (Putri Campa, tiếng Java là Cempo), lăng mộ Hồi giáo ở Trowulan, Đông Java. (Makam Putri Campa (Jawa = Cempo), makam Islam di Trowulan, Jawa Timur.)

Video Ngôi mộ công chúa Champa: Misteri Makam Putri Campa istri Raja Majapahit yang beragama ISLAM

 

 

 

Hình 42, 43. Những ngôi mộ trong khu phức hợp lăng Công chúa Champa ở Jawa.

 

 

Hình 44, 45. Những ngôi mộ trong khu phức hợp lăng Công chúa Champa ở Jawa.

 

 

Hình 46. Công chúa Champa Islam và người tiên phong đưa Hồi giáo đến vùng đất Majapahit-Indonesia. (Putri Campa Islam dan Cikal Bakal Masuknya Islam ke Bumi Majapahit-Indonesia.)

 

 

Hình 47, 48. Những ngôi mộ trong khu phức hợp lăng Công chúa Champa ở Jawa.

 

 

Hình 49. Lăng mộ Công chúa Campa ở Bawean Java – Indonesia. (Makam Putri Campa Islam di Bawean Jawa – Indonesia).

 

 

Hình 50. Ahmad Saifuddin cầu nguyện tại lăng mộ Putri Cempo (công chúa Champa). Ahmad là thế hệ thứ năm trong coi khu lăng mộ. (Guslan Gumilang/Java Pos)

Ahmad Saifuddin berdoa di makam Puteri Cempo (Putri Campa). Ahmad merupakan generasi kelima yang merawat kawasan makam tersebut. (Guslan Gumilang/Jawa Pos).

 

---*---

Ngôi mộ Công chúa Champa Siti Fatimah là một trong những ngôi mộ Hồi giáo lâu đời nhất trên đảo Java, có một con đường dẫn đến địa điểm này là tiềm năng to lớn để Lăng mộ Fatimah Binti Maimun được phát triển thành một trong những khu du lịch tôn giáo ODTW.

Sebagai salah satu makam islam tertua di Pulau Jawa, adanya jalan untuk mencapai ke tapak merupakan potensi yang sangat besar menjadikan Makam Fatimah Binti Maimun ini untuk dikembangkan sebagai salah satu ODTW wisata agama.

 

 

 

Hình 51, 52, 53, 54. Ngôi mộ Công chúa Champa Siti Fatimah ở Kebonsari Madiun, Jawa-Indonesia.

Xem Video: Makam Putri Campa Kebonsari Madiun

https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=AJEDmr3IYjg

 

 

........ Còn tiếp.....