File PDF: Danh xưng Acar trong Hồi giáo Awal (Islam Champa)
1. Danh xưng Acar
Để hiểu được danh xưng “acar” hàm nghĩa là gì, cần tìm hiểu nguồn gốc của từ “acar”, và ngữ nghĩa của từ này, để từ đó chúng ta sử dụng sao cho phù hợp với ngữ cảnh.
1). ꨀꨌꩉ (acar): trong tiếng Chăm tương đương ꨈꨴꨭ (gru): nghĩa là, người thầy, thầy giáo,…
2. อาจารย์ (à chràn): trong tiếng Thái tương đương ครู (khrū): nghĩa là, thầy giáo, trí thức, tiến sĩ, người tài giỏi, người bậc thầy, …
3. आचार्य: (acharya): Trong tiếng Hindi tương đương गुरु (guru): nghĩa là, giáo viên, bậc trí thức, giáo sư truyền đạt về kiến thức tâm linh cho tín đồ.
چئڬ .4 (Cikgu): Trong tiếng Malay tương đương ꨈꨭꨣꨭ (guru): nghĩa là người thầy, bậc thầy, người có trí thức, người có trình độ giáo dục cao, …
5. आचार्य (acharayak): Trong tự điển Étienne Aymonier (E. Aymonier): nghĩa là, người thầy, người giáo dục bậc cao, …
Nhắc nhở:
- Giáo sĩ Acar của AWal không phải là tu sĩ, thầy tu
Vì: - Acar không đi tu như đạo Phật giáo
Hình 1. Awal (Hồi giáo Champa) là một trong 73 nhánh của Islam.
Trên cơ sở 5 từ đã liệt kê ở trên cho thấy, “acar” có nghĩa là: người thầy, người bậc thầy, người có trí thức, người có trình độ, người truyền đạt kiến thức tâm linh cho tín đồ. Cơ bản, từ “acar” tương đương nghĩa của từ “guru, gru”.
Trong tiếng Chăm, “acar” mang nghĩa là giáo sĩ, người được lựa chọn nghiêm ngặt và được đào tạo nhất định trong tôn giáo.
Đối với giáo hội Công giáo, trước khi được tuyển chọn lên hàng giáo sĩ phải trải qua quá trình đào luyện nghiêm khắc trong khoảng từ 7 năm đến 13 năm, ít nhất phải tốt nghiệp cử nhân triết học, cử nhân thần học ở các trường đại học Công Giáo (trường dòng).
Vai trò và nhiệm vụ của giáo sĩ tùy thuộc các tôn giáo khác nhau nhưng thường liên quan đến việc chủ trì các nghi lễ, thẩm quyền giảng dạy giáo lý và hướng dẫn thực hành tôn giáo.
Thực tế đối với “acar”, giáo sĩ của Agama Awal (Bani Awal), tên gọi chức sắc của tôn giáo Awal (Hồi giáo dòng Awal hay Islam Champa) thì chưa xứng tầm với danh xưng “acar” hay “Guru”.
Lý do: Từ khi Champa vương quốc sau khi bị chiếm đóng bởi Đại Việt (Việt Nam) và xóa bỏ danh xưng Champa trên bản đồ thế giới từ sau năm 1832, thì Champa bị sụp đổ hoàn toàn, “anh không nhận ra em, chú không nhìn nhận cháu”, …cơ sở hạ tầng, tôn ti trật tự bị đảo lộn hoàn toàn, làng mạc, thôn xóm, palei pala của thần dân Champa gần bờ biển bị thiêu rụi hoàn toàn, và người Champa tản mác khắp nơi. Chưa xong, thánh đường (Magik) của người Chăm theo Bani (Chăm theo đạo hay Cham theo Islam) bị phá, bị đốt sạch hoàn toàn. Đó là lý do mà ngày nay người Chăm dùng Kajang (thay cho Magik) để thực hiện một số lễ tục liên quan đến tôn giáo Awal hay Ahier.
Từ đó, người Chăm không ai có khả năng để theo học Agama (theo học Bani), nên mỗi dòng họ hoặc một nhóm người cử ra một người đi học Agama để lo thực hiện lễ tục do tổ tiên để lại, hay những lễ tục của vòng đời người. Đó cũng là lý do chính hình thành Agama Awal bây giờ.
Từ những nguyên nhân trên, “acar” của Agama Awal bây giờ, không mang hàm đúng như ngữ nghĩa của “Guru” nữa, mà “acar” bây giờ trình độ Agama (Bani) rất thấp. Nhiều “acar” không biết chữ phổ thông (Việt), nhiều “acar” thế hệ trước không biết nói tiếng Việt, nhiều “acar” không khả năng giao tiếp trước công chúng, nhiều “acar” không khả năng hay không biết “thuyết giáo” hay “khutbah”, nhiều “acar” trình độ học vấn dưới bậc “Tiểu học”, nhiều “acar” đạo đức kém nên cha mẹ xin cho vào nhập đạo, để học tập, để học đạo, học làm người, …
2. Từ “acar” được sử dụng trong tôn giáo Awal (Hồi giáo dòng Awal)
Thực tế đối với người Chăm Hồi giáo (theo cách gọi của Chính phủ), Chăm theo Bani (Chăm theo đạo) với tôn giáo là Awal (Hồi giáo dòng Awal hay Islam Champa), thì ngữ nghĩa từ “acar” hoàn toàn khác so với ngữ nghĩa “acar” của tiếng Hindi (Ấn độ).
Acar mà người Chăm xưng hô hiện nay là một danh từ chung để chỉ cho tất cả mọi người được nhập đạo mới theo tôn giáo Awal (Hồi giáo Awal), mà người Chăm Châu Đốc (Chăm vùng Nam Bộ) gọi là “Tama Bani” nghĩa là “nhập đạo” theo Agama Islam (Tôn giáo Islam).
Acar trong hệ thống Agama Awal (Hồi giáo Awal) hay “Islam” được chia thành năm bậc (cấp) khác nhau:
1. Guru, gru: là sư cả, trong hệ thống Bani Awal (Agama Awal); Hakim trong hệ thống Bani Islam (Agama Islam) là người đứng đầu trong hàng chức sắc là người am hiểu nhiều về giáo lý, giáo luật, có phẩm chất tốt. Để phụ tá cho Hakim, Naep (phó giáo cả) thay mặt Hakim giải quyết công việc khi Hakim vắng mặt, Ahly là người giúp việc cho Hakim về lĩnh vực xã hội. Đối với hệ phái Agama Awal thì Cả sư thường gọi là Gru (thầy), người lãnh đạo thánh đường trong một làng và quyết định mọi vấn đề liên quan đến tôn giáo.
Hình 2. Gru Thal (Sư cả Lư Thanh), tôn giáo Awal (Hồi giáo Awal), Aia Mamih, Bình Thuận.
2. Imam: người có kiến thức cao hơn những tín đồ khác, thường có nhiệm vụ hướng dẫn các lễ (Kakuh, Sambah yang, Solat, Shalat, …) trong ngày, lễ chính của cộng đồng trong ngày thứ Sáu hàng tuần, xướng kinh Koran trong lễ Ramadan (Ramawan) và các lễ khác của cộng đồng.
Tóm lại, Imam là lãnh đạo quản lý việc thờ phụng hay hành lễ trong thánh đường (Magik) và thường là chủ trì hành lễ trong mỗi buổi lễ.
Trong hệ phái Bani Awal (Agama Awal), Imam là người điều khiển các buổi lễ trong thánh đường (masjid-magik) là người thuộc lòng nhiều thiên kinh Koran. Trong các vị Imam, chọn ra những Imam thuộc lòng Thiên kinh Koran, sống đạo đức và tuân thủ luật định Hồi giáo (Agama Awal) thì được chọn ra mắt 40 vị thánh và người Chăm gọi là Imam Pak pluh (Imam 40).
Hình 3. Imam Kim, tôn giáo Awal (Hồi giáo Awal), Aia Mamih, Bình Thuận.
3. Khotip (Katip): là người đứng trên Bụt giảng (Minbar), Minbar thường được đặt lệch trung tâm khu chính điện khoảng ít nhất một (1m), nhưng hệ phái Hồi giáo Awal do không hiểu, nên đặt “Minbar” tại trung tâm khu chính điện.
Katip là người trực tiếp giảng giáo lý trong buổi lễ ngày thứ Sáu hàng tuần, và thuyết giảng bốn ngày thứ Sáu trong tháng Ramadan (Ramawan), thường giảng Thiên kinh Koran tại thánh đường, không giảng giáo lý tại tư gia.
Chú ý: Đối với Katip của hệ phái Hồi giáo dòng Awal, thì việc “khutbah” hoàn toàn khác. Katip hệ phái Awal không giảng giáo lý, không tự biên soạn bài để thuyết giáo, mà Katip của Awal chỉ dùng bài thuyết giáo của Katip (Khotip) xưa được viết sẵn theo chữ Ả Rập và tiếng Ả Rập, để rồi Katip lên đứng ở bụt “Minbar” và đọc bài viết xưa, đọc hết bài là xong buổi lễ.
Qua câu chuyện ở trên, chứng tỏ Katip của Hồi giáo dòng Awal của Champa không có khả năng thuyết giáo, nghĩa là Katip của Champa hoàn toàn không truyền đạt kiến thức, đạo đức, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo cho tín đồ Champa theo tôn giáo Awal (Hồi giáo Awal hay Islam Champa).
Hình 4. Katip Kien (Cường), tôn giáo Awal (Hồi giáo Awal), Aia Mamih, Bình Thuận.
4. Madin (tuan, ustaz): là giáo sĩ chuyên thực hiện lễ nghi ở thánh đường và tư gia, dạy giáo lý cho tín đồ và quản lý thánh đường. Trong hệ phái Agama Awal, hiện nay không có hệ thống trường lớp dạy giáo lý cho tín đồ, nên công việc của Madin của Hồi giáo Awal rất mờ nhạt. Ngoài ra trong Bani Islam (Agama Islam) còn có chức việc “Bilal” là người thường “Azan”, hay (“Adhan” mà hệ phái Awal gọi là “Bang”).
Hình 5. Madin Nguen (Nguyên), tôn giáo Awal (Hồi giáo Awal), Aia Mamih, Bình Thuận.
5. Acar: không phải là một chức danh trong giới chức sắc Agama Awal (Hồi giáo Awal). Mà Acar chỉ là tên gọi chung cho mọi giáo sĩ của hệ phái Agama Awal.
Chẳng hạn: Tôi thấy Acar đi ruộng (Kau mboh Acar nao hamu), thì Acar ở đây là giáo sĩ Agama Awal chung chung, không chỉ định chức danh Acar này là Sư cả (gru, imam hay katip), …
Ngoài ra Acar còn hàm ý là giáo sĩ mới tham gia để theo học Thiên kinh Koran.
Hình 6. Giáo sĩ (Acar), tôn giáo Awal (Hồi giáo Awal), Bình Thuận, Ninh Thuận.
-----***-----
Một số hình Tiến sĩ Putra Podam, tín đồ Awal (Hồi giáo dòng Awal)
LINK: Một số liên kết
1. Awal: Hệ phái Hồi giáo Champa
2. Lý giải tôn giáo: Awal (Hồi giáo Awal) và từ Bani
3. Awal (Hồi giáo Champa) là một trong 73 nhánh của Islam