Chào Salam của Bani Awal (Islam Champa)

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Apr 4, 2024, 11:57 PM

Xem video: Chào Salam của Bani Awal (Islam Champa)

Đọc bài PDF: Chào Salam của Bani Awal

 

Chào (Salam) là một nghi thức rất đơn giản nhưng chứa nhiều nét văn hóa tùy mỗi dân tộc, do đó, mỗi dân tộc có kiểu chào (salam) khác nhau.

1. Chào xã giao

 

Thailand (Thai)

Người Thái chào (salam) gọi là “Wai” với thái độ cung kính theo nghi thức chắp tay cúi đầu. Khi chào, phải cúi đầu hơi thấp xuống để tránh nhìn thẳng vào người đối diện. Chào phái nữ dùng câu: “sawadee kha”, chào phái nam dùng câu: “sawadee khap”.

Hình 1. Người Thái chào cung kính theo nghi thức chắp tay cúi đầu.

 

Champa (Cham)

Người Chăm xưa chào (salam) thường chắp tay trước ngực và nói từ “Salam” (Xin chào), kèm theo một cái gật đầu nhẹ, chào giống người Thái.

Sau thế kỷ 17, người Chăm chào nhau thường bắt tay đồng thời nói “Salam” (Xin chào), kèm theo đặt bàn tay phải trước lồng ngực sau khi bắt tay (giống người Malaysia).

Hình 2. Người Chăm chào thường chắp tay trước ngực và nói từ “Salam”.

 

 

Hình 3. Người Chăm chào nhau thường bắt tay đồng thời nói “Salam” (hình trái), kèm theo đặt bàn tay phải trước lồng ngực sau khi bắt tay (hình phải).

 

Malaysia (Melayu)

Người Malaysia chào (slam) là cách thể hiện sự tôn kính đối với người lớn. Họ nắm bàn tay của người lớn tuổi và nhẹ nhàng đặt lên trán hay hôn lên bàn tay.

 

 

Hình 4. Người Melayu chào nhau thường nắm bàn tay của người lớn tuổi và nhẹ nhàng đặt lên trán hoặc hôn lên bàn tay.

 

India (Indian)

Khi chào nhau, người Ấn Độ sẽ nói “Namaste”. Trong khi đó, hai lòng bàn tay chạm vào nhau và chắp tay ngực với các ngón tay hướng lên trên.

 

Hình 5. Khi chào nhau, người Ấn Độ thường nói “Namaste”. Trong khi đó, hai lòng bàn tay chạm vào nhau và chắp tay ngực với các ngón tay hướng lên trên.

 

New Zealand (Maori)

Người Maori ở New Zealand chào (salam) bằng một cử chỉ truyền thống gọi là “Hongi”. Mọi người sẽ nhẹ nhàng chạm mũi và trán vào nhau để cảm nhận hơi thở của người đối diện.

Hình 6. Người Maori chào (salam) sẽ nhẹ nhàng chạm mũi và trán vào nhau.

 

2. Chào (Salam) theo văn hóa Awal - Islam

Salam: Chào, chúc bình an! [Peace], lời chào được sử dụng cho mọi tín đồ Islam hay Awal.

Đáp lại lời chào: Wa Salam.

Khuyến khích chào Salam khi gặp nhau, chào Salam khi vào nhà, chào Salam đến trẻ nhỏ, chào Salam đến vợ và những phụ nữ khác, chào Salam đến người Kafir (khác đạo).

Người đáp lại: Wa Salam. Trường hợp đứng đối diện, thì người Salam và người đáp lại Wa Salam, cùng bắt tay phải, sau đó đưa bàn tay phải lên đặt trước ngực (ngay trái tim).

 

­­­

As-salamu alaikum: Chào, chúc bạn bình an! [Peace be upon you].

Đáp lại lời chào: Wa alaikumu as-salam: Cũng, Chúc bạn bình an!

Khi gặp người đồng đạo (tín đồ Awal hay Islam), thường bắt tay nhau chào trịnh trọng với cụm từ “As-salamu alaikum”, sau đó đặt bàn tay phải lên trước ngực (ngay trái tim).

Đồng thời người đối diện cùng bắt tay và trả lời trịnh trọng với cụm từ, “Wa alaikumu as-salam”, cùng đồng thời đặt bàn tay phải lên trước ngực (trái tim).

 

 

Assalamualaikum Warahmatullahi Wabarakatuh: Chúc bình an, may mắn và phước lành. [Peace be upon you and God’s mercy and blessings].

Câu này thường chào trước khi báo cáo hay nói chuyện trước đám đông.

Người đáp lại: Waalaikumsalam Warahmatullahi Wabarakatuh.

 

 

3. Chào (Salam) khi cầu nguyện (solat)

Sau khi cầu nguyện (solat, salah, wak salam, jabat salam, kakuh) trong thánh đường xong thì mọi tín đồ Islam (Awal) thường phải Salam chào nhau.

Tại Malaysia: Tín đồ Islam (Hồi giáo) ít nhất thường phải Salam với hai người ngồi bên phải và người ngồi bên trái khi cầu nguyện (Solat, Shalat, Kakuh) xong. Sau đó tùy theo mỗi tín đồ Islam có thể Salam thêm với một số người quen, với bạn bè và với một số Imam khác.

 

Tại Champa: Tín đồ Awal (Hồi giáo Awal hay Islam Champa): Chăm Bani (Chăm có đạo) theo tín ngưỡng Awal, các giáo sĩ (Acar) buộc phải Salam (Wak Salam) nhau sau khi cầu nguyện xong. Nghi thức Salam trong tác phẩm văn học Chăm, Akayet Dowa Mano và Akayet Inra Patra gọi là: Jabat Salam.

Đối với giáo sĩ (Acar) của Hồi giáo Awal (Islam Champa), thường buộc phải Wak Salam (Jabat Salam) cho tất cả mọi người trong Thánh đường (Magik). Wak Salam là hình thức ngồi xê dịch rất khó và hạn chế. Điều này thực hiện được khi số lượng Acar trong Magik xê dịch trong khoảng từ 10 đến 100 người.

Giả sử, nếu tín đồ Acar tăng lên khoảng 500 thì nghi thức Jabat Salam bằng cách ngồi xê dịch của giáo sĩ Awal sẽ không thể thực hiện được trong Thánh đường (Magik).

 

 

 

 

 

 

Hình 7. Giáo sĩ của hệ phái Awal (Hồi giáo Awal) đang thực hiện Wak Salam (Jabat Salam).

 

Hình 8. Giáo sĩ hệ phái Awal, đang Wak Salam hình thức đứng khi lên chức, Salam hình thức đứng xếp hàng có thể thực hiện được trong khoảng từ 100 đến 500 tín đồ trong Thánh đường (Magik).

 

Hình 9. Tín đồ Chăm Islam Châu Đốc đứng xếp hàng Salam nhau.

 

Hình 10. Tín đồ Islam Oman, đứng Salam tự do.

 

Tại America: Tín đồ một số Thánh đường ở Mỹ (Hoa Kỳ), theo quan sát thì rất ít khi Salam nhau mỗi khi cầu nguyện xong (solat, salah). Một số người khi muốn làm quen hoặc muốn chào hỏi ai thì mới Salam nhau.

Thông thường Imam tại Thánh đường (tín đồ địa phương) thường đi Salam những tín đồ là những người khách xa đến cầu nguyện tại Thánh đường.

 

Theo tôi yêu Islam: Hadith 849: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

“Người cưỡi phương tiện cho Salam đến người đi bộ, người đi bộ cho Salam đến người đang ngồi, và nhóm ít người cho Salam đến nhóm nhiều người.”(Albukhari, Muslim).

Riêng trong lời dẫn của Albukhari: “Người nhỏ cho Salam đến người lớn …”

Hadith trên, dạy các tín đồ Islam cách thức chào Salam trong Islam, đó là người nhỏ nên chào Salam đến người lớn, người cưỡi nên chào Salam đến người đi bộ, người đi bộ nên chào Salam đến người đang ngồi, và nhóm ít người nên chào Salam đến nhóm nhiều người. Đây là đạo đức và văn hóa của Islam.

- Hadith như muốn nhắc nhở các tín đồ Islam rằng việc bắt đầu cho Salam trước là việc làm tốt đẹp làm hài lòng Allah. Và một khi Allah hài lòng thì Ngài sẽ thương xót và nhân từ với chúng ta.

 

Hadith 843: Ông Imran bin Al-Husain thuật lại:

Một người đàn ông đến chỗ Thiên Sứ của Allah (saw), nói “Assalamualaykum”. Thiên Sứ của Allah đáp lại lời Salam và người đàn ông ngồi xuống. Thiên Sứ của Allah nói: “Mười”.

Rồi một người đàn ông khác đến nói “Assalamualaykum warahmatulla”, Thiên Sứ đáp lại và nói “Hai mươi”.

Rồi một người đàn ông khác lại đến nói “Assalamualaykum warahmatulla wabarakatuh”, Thiên Sứ của Allah đáp lại và nói “Ba mươi”. (Hadith do Abu Dawood và Tirmizdi ghi lại).

- Hadith cho biết rằng phần ân phước sẽ được ban thêm tùy theo mức độ của lời chào Salam. Ai chào Salam nói Assalamualaykum thì sẽ được 10 ân phước, ai chào Salam nói Assalamualaykum warahmatullah thì sẽ được 20 ân phước, và ai chào Salam nói Assalamualaykum warahmatullah wabarakatuh thì sẽ được 30 ân phước.

 

Hình 11. Tín đồ Islam ở Malaysia Salam sau khi cầu nguyện (Solat) tại Thánh đường.

 

Awal (Hồi giáo Awal): Tín đồ Awal của Chăm Bani (Chăm có đạo), giáo sĩ (Acar) buộc phải Salam nhau. Nghi thức chào nhau (Salam) trong tác phẩm Akayet Inra Patra gọi là: Jabat Salam.

Đối với giáo sĩ (Acar) của Hồi giáo Awal (Islam Champa), thường buộc phải Jabat Salam cho tất cả mọi người trong Thánh đường (Magik). Điều này có thể thực hiện (Jabat Salam) được khi số lượng Acar trong Magik xê dịch trong khoảng từ 10 đến 100 người.

Giả sử, nếu tín đồ Acar tăng lên khoảng 3000 (hay trên 5000 người) thì nghi thức Jabat Salam của Awal không thể thực hiện được.

 

 

 

 

 

 

 

Hình 12. Giáo sĩ (Acar) tôn giáo: Awal (Hồi giáo Awal) đang thực hiện Jabat Salam. Trong Akayet Inra Patra, câu 519 có ghi: Dom nan anâk patao pak pluh, jabat sulam blaoh kakuh, tadhuw ka Po Inra Patra.

 

Hình 13. Giáo sĩ (Acar) tôn giáo: Awal (Hồi giáo Awal) đang thực hiện Jabat Salam. Trong Akayet Inra Patra, câu 519 có ghi: Dom nan anâk patao pak pluh, jabat sulam blaoh kakuh, tadhuw ka Po Inra Patra.

 

Một số Thánh đường ở Mỹ (Hoa Kỳ), theo quan sát thì rất ít tín đồ Salam nhau, sau khi cầu nguyện xong. Một số người muốn làm quen thì mới Salam nhau.Thông thường Imam tại Thánh đường (tín đồ địa phương) thường đi Salam những tín đồ là những khách xa đến cầu nguyện tại Thánh đường.

Hình 14. Tín đồ Islam ở Ả Rập Salam nhau sau khi cầu nguyện (Salat) tại Thánh đường.

 

Một số hình ảnh Salam (Jabat Salam) chào nhau của tín đồ Islam

 

LINK: Liên kết liên quan

1. Tháng đại lễ Hồi giáo: Ramadan - Ramawan

2. Tìm hiểu nguồn gốc từ Ramawan - Đại lễ của Islam