Từ Po và Yang trong tiếng Cham

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Sep 28, 2024, 10:01 PM

1. Po, pu, pom̐ (Thượng đế, Đấng tối cao, Đấng Tạo Hóa, Đấng Duy Nhất, Đức Chúa Trời, ngài, chủ, dạ, vâng,...)

Allah (tiếng Ả Rập: الله‎, Allāh) là danh từ để chỉ định Thiên Chúa Đấng Toàn Năng. Tại châu Âu, châu Mỹ, Đông Á, Nam Á, …danh từ Allah phần lớn dành riêng cho tín đồ Islam.

Tuy nhiên, tại các xứ nói tiếng Ả Rập, Kitô hữu và Do Thái giáo cũng gọi Thiên chúa là Allah. Danh từ Allah vốn đã có trong ngôn ngữ Ả Rập từ xa xưa, cả Do Thái giáo và Kitô giáo cũng đã được truyền vào bán đảo Ả Rập rất sớm. Cho nên, Kitô hữu người Ả Rập ngày nay không có danh từ nào khác để gọi Thiên Chúa, họ gọi Chúa Cha là Allāh al-'Ab.

Danh từ Allah được đưa ra trong Surat thứ 112 Al-'Ikhlāş ("Sự Thuần khiết"): Hãy bảo: "Ngài, Allah, là Một (Duy nhất). Allah là Đấng Samad. Ngài không sinh đẻ ai, cũng không do ai sinh ra, và cũng không một ai có thể ngang bằng với Ngài.

Trong tôn giáo Islam, đấng Thiên Chúa Allah có 99 tên gọi (al-asmāʼ al-ḥusná có nghĩa là: "Những cái tên tốt nhất"). Mỗi trong số đó đều gợi lên một thuộc tính riêng biệt của Ngài. Tất cả tên gọi đó đều đề cập đến Allah, tên của Đấng tối cao và toàn diện. Trong số 99 cái tên của Allah, tên gọi quen thuộc nhất và phổ biến nhất là "Đấng Rất Mực Độ Lượng" (al-raḥmān) và "Đấng Rất Mực Khoan Dung" (al-raḥīm).

Trong thuyết Độc Thần, Thượng Đế không có danh xưng, người Mỹ gọi là God, người Do Thái gọi là Jehovah (Giê-hô-va), người Ả Rập gọi là Allah, người Mã Lai gọi là Tuhan, người Chăm gọi là Po.

Để dễ hiểu ta hãy so sánh với từ Po của người Chăm thì Allah chính là Po, trong tiếng Chăm Po khi dùng để nói về Thần linh thì nó là một danh từ chung chứ không phải tên của một Đấng Thần linh. Khái niệm về một Đấng Tối cao hay Thượng đế là đa dạng, với các tên gọi khác nhau phụ thuộc vào cách nhìn nhận của con người về vị thần này, …ở đây chỉ đề cập đến khái niệm về Thiên Chúa Allah hay Thượng đế Allah.

Trong tiếng Cham cổ (akhar Hayap) thường dùng: pom̐ hay pu

Trong tiếng Cham hiện đại akhar Thrah (Srah) thường dùng: Po

Po debita: Đấng tối cao.

Po brei: nghĩa là, “Thiên phú”.

 

Hey Po: hởi Allah, Thượng Đế, Đức Chúa Trời.

Hey lingik: hởi trời, Thượng Đế.

Po brei: nghĩa là, “Thiên phú”.

Po: trong tiếng Cham là: “Po”, Thượng đế, Đấng tối cao và Duy nhất.

Po: trong tiếng Ả Rập là: “Allah, الله‎, Allāh”, Đấng Tối Cao, Đấng Tạo Hóa và Duy Nhất.

Po: trong tiếng Do Thái là: “Jehovah -YHWH”, để chỉ Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa.

Po: trong tiếng Anh (English) gọi là: “God”, được dùng để chỉ một Đấng Tối Cao.

Po: trong tiếng Malaysia, Indonesia, Brunei là: “Tuhan”, Đấng Tối Cao, và Duy Nhất.

Po: trong tiếng Rhade (Raday, Ede) là: “Aê Diê”, để chỉ Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa.

Po: trong tiếng Jarai (Jrai) là: “Ơi Dơi”, để chỉ Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa.

*

Từ “Po” ngoài mang nghĩa Đấng Tối Cao, Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa, Đấng Duy Nhất, … Từ “Po” kết hợp “Danh từ” còn mang nghĩa tôn kính như “ngài”, “chủ”, “dạ, vâng”, …

Po Etha, Po Esa: nghĩa là, “ngài Jesu, Giê Su”

Po Muhammad: nghĩa là, “ngài Muhammad, thiên sứ Muhammad, sứ giả Muhammad”.

Po Romé (Po Rome, Po Rame): nghĩa là, “ngài Rome”.

Po Klong Garay (Po krung Garai): nghĩa là, “ngài Klong Garay” hay “ngài thủ lĩnh Rồng”

Po ganreh putrai: nghĩa là, “ngài hoàng thượng”.

Po Ina Nagar: nghĩa là, “Bà mẹ xứ sở”, Ina (cái, mẹ), nagar (quốc gia).

Po bia (Po H’bia, hebia): nghĩa là, “bà hoàng hậu”.

Po gru: nghĩa là, “Sư cả”, “ngài làm thầy”, gru: nghĩa thầy.

Po patao: nghĩa là, “vua, ngài vua, ngài làm vua”.

Patao Po Rome: nghĩa là, “vua Rome”, hay “vua Po Rome”.

Po sang: nghĩa là, “chủ nhà”,

Po wal: nghĩa là, “chủ chuồng”,

Po hamu, po huma: nghĩa là, “chủ ruộng”,

Po bhum: nghĩa là, “chủ xứ”, “chúa xứ”,

Po tanah raya: nghĩa là, “ngài thổ địa”,

Po di: nghĩa là, “chủ tọa”,

Po bican: nghĩa là, “ngài phán”,

Ngap Po: nghĩa là, “làm chủ”,

Po: còn mang nghĩa, “dạ,”, “vâng”. Po ong: dạ thưa ông.

 

Hình 1. Từ “Po” trong tự điển Cabaton, Antoine; Aymonier, Etienne 1906, tái bản Pdf.

 

Hình 2. Từ “Po” trong tự điển Cabaton, Antoine; Aymonier, Etienne 1906 [accessed: 2024/9/28]. "références bibliographiques" (Object Id: 10661). In Dictionnaire Cam-Français, E. Aymonier et A. Cabaton. ODSAS: https://www.odsas.net/object/10661.

 

2. Yang (thần, thần linh)

Nguồn gốc của các vị Thần được nhắc tới trong thần thoại Hy Lạp, tôn giáo Ai Cập cổ đại, Ấn Độ giáo, Thần học, tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tín ngưỡng dân gian Cham, …

Các vị Thần cũng được ghi lại trong Thần tích trong văn hóa thờ thần linh ở người Việt, Cham, ….

Các thần thường được cho là bất tử, và thường được giả định có tính cách và sở hữu ý thức, trí tuệ, ham muốn, và cảm xúc nhưng thường là siêu phàm hơn con người. Theo giới tính như: nam thần (ông Thần) (god) và nữ thần (Mẫu thần) (goddess), …

Các vị thần thường sống ở những nơi cách biệt với con người như rừng, núi, sông, hồ, biển, đất, …từ vị trí vị Thần đó cai quản khu vực nơi họ sinh sống và tên của vị thần thường gắn liền với địa điểm họ sinh sống ví dụ: Thần rừng, thần núi, Thần sông, thần biển, …

Yang: trong tiếng Việt là: “Thần”,

Yang trong tiếng Mã Lai là: “Thần”, đôi khi còn dùng cho “Thượng đế”

Yang trong tiếng Jarai, Rhade, Churu, Ragai, Hroi là: “Thần”.

Champa trước thế kỷ 14, đa số vua, hoàng tộc Champa đều theo tôn giáo Balamon (Agama Hindu). Người Champa (Jarai, Rhade, Cham, Churu, Raglai, Hroi, Bahnar, jeh, … thường dùng từ “yang” nghĩa là “thần”.

yang: thần

yang ama: thần linh, thần lớn

yang bimong: thần tháp

yang harei: thần mặt trời

yang bulan: thần mặt trăng

yang aditiak: thần thái dương

yang apuei: thần lửa

yang tanah, yang tanâh: thần thổ địa

yang chak: hung thần

ew yang: cúng thần

mbuen yang: cúng thần

ngap yang: cúng thần

 

Hình 3. Từ “Yang” trong tự điển Cabaton, Antoine; Aymonier, Etienne 1906, tái bản Pdf.

 

Hình 4. Từ “Yang” trong tự điển Cabaton, Antoine; Aymonier, Etienne 1906 [accessed: 2024/9/28]. "références bibliographiques" (Object Id: 10661). In Dictionnaire Cam-Français, E. Aymonier et A. Cabaton. ODSAS: https://www.odsas.net/object/10661.

Yang Puku Vijaya Sri (vua Po Allah): trị vì (998-1006), vua Islam đầu tiên trong lịch sử Champa. Yang Puku Vijaya Sri, có nghĩa là: “yang” (thần); “Puku” (còn gọi: Poku, vua của tôi, ngài đáng kính của tôi); Vijaya (chiến thắng, thắng lợi là tên của Công quốc); Sri (श्री, nghĩa là "Đấng thánh").

Yang pu Ramadeva = Po Rame (Po Rome được người Cham Hindu (Balamon) khắc dưới hình thể Mukha Linga hay Mukha Lingam (thần Shiva), được đưa vào bên trong tháp, thay vì tháp này trước kia xây để thờ thần Shiva (Balamon) của Ấn giáo.

Yam̐ pom̐ ku‌‌ = yang po ku (thần chủ của tôi)

Po yang: thần linh

Yang Prong: tiếng Rhade: Yang nghĩa là thần; Prong nghĩa là lớn). Yang praong, trong hàm nghĩa là vị thần tối cao.

 

Yang Po Ina Nagar: là danh hiệu của nữ thần Bhagavati - Parvati (phu nhân Đấng Shiva), tức Yang Pu Ina Nagar (Thánh Mẫu Vương Quốc). Năm 784 vị vua Satyavarman Isvaraloka quyết định xây trung tâm tín ngưỡng Ấn Giáo có đền đài hùng tráng để thờ thần Shiva và phu nhân Bhagavati. Nữ thần Bhagavati được tôn chức là Yang Pu Kauthara, tức là Thánh Mẫu của tiểu vương quốc Kauthara (Nha Trang). Năm 918, vua Indravarman III quyết định tạc hình tượng bằng vàng của nữ thần Bhagavati để thờ phượng và tôn vinh nữ thần Bhagavati từ Yang Pu Kauthara (Thánh Mẫu Nha Trang) trở thành Yang Pu Ina Nagar (Thánh Mẫu Vương Quốc) mà người Cham hôm nay gọi là Po Ina Nagar.

 

Yang di-Pertuan Agong: trong tiếng Malay dùng: “Yang di-Pertuan Agong” có nghĩa là “Lãnh chúa Tối cao” nhưng thường sử dụng “Lãnh đạo Tối cao” hoặc “Quân chủ Tối cao” là tước vị chính thức của quân chủ toàn liên bang Malaysia, 

Sembah yang: trong tiếng Malay dùng: “Sembah yang”, gồm “sembah” là bái lạy và “yang” là thần thánh”, có nghĩa là hành lễ, cầu nguyện trong tiếng Malay. Người Cham Châu Đốc thường gọi “samiang” là biến thể từ chữ “sem-yang”.