Tháp Champa (bimong Champa) là tên gọi thông dụng chỉ kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng (Hinduism) của dân tộc Champa (Jarai, Rhade, Cham, Churu, Raglai, Bahnar, Kaho, Hroi, ...), sinh sống ở Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam.
Theo Review Qy Nhơn, Bình Định (Vijaya Degar) là vùng đất nổi tiếng với lịch sử và văn hóa lâu đời, từng là kinh đô của Vương quốc Champa hùng mạnh dưới tên gọi Vijaya. Từ thế kỷ X đến XV, nơi đây chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nền văn minh Champa, với các công trình kiến trúc đậm nét Ấn Độ giáo mang dấu ấn thời gian.
Hệ thống tháp Champa ở Bình Định gồm 8 cụm tháp, mỗi tháp là một câu chuyện lịch sử được kể qua những viên gạch nung đỏ tươi. Đặc biệt, tháp Đôi và tháp Bánh Ít là những công trình nổi bật nhất, thu hút không chỉ người yêu lịch sử mà còn cả những ai đam mê kiến trúc độc đáo.
Các tháp Champa được xây dựng tinh xảo, từ chất liệu đất địa phương, gạch nung đỏ sẫm.
Trải qua hàng thế kỷ, tháp Champa vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, với các hoa văn chạm khắc tỉ mỉ, hình ảnh hoa lá, chim muông, và các vị thần linh thiêng.
Đứng trước những tháp cổ này, du khách không khỏi cảm thấy như được trở về với quá khứ huy hoàng của một thời kỳ phát triển rực rỡ.
Bình Định không chỉ có biển xanh, nắng vàng mà còn ẩn chứa những dấu ấn của nền văn hóa Champa, đưa người ta vào hành trình khám phá những giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc qua các công trình kiến trúc thiêng liêng này.
LINK: Liên kết liên quan
Champa và quốc hiệu Champa trong lịch sử - kauthara.org