Phần 1. Inra Sara trả lời Đài Á Châu Tự do - RFA
Ngày 12 tháng 9 năm 2024, Đài Á Châu Tự do (RFA) phỏng vấn vài người về tình hình tôn giáo của người Chăm trong đó có ông Inra Sara, vài người khác ẩn danh như Lương Hửu Phú (Bộ Ngoại giao Champa do Thành Đài phong), Thành Thanh Dải, Quảng Đại Cẩn,…
Đoạn Đài RFA (Đài Châu Á Tự do) đăng đoạn phỏng vấn Inrasara:
---*---
Bấm nghe: Nội dung Inra Sara nói với Đài RFA
---*---
"Nhà thơ, nhà văn hoá Chăm Inra Sara là một người thuộc đạo Ba-la-mon.
Theo ông Inra Sara, trong cộng đồng người Chăm có tồn tại đạo Bani vốn có liên hệ với Hồi giáo nhưng thay đổi rất nhiều.
Ông nói với RFA: “Tức là nó (đạo Bani) có dấu vết Hồi giáo nhưng mà nó phá hết năm cột trụ của Hồi giáo.
Năm trụ cột là gì? Đó là Ala là đấng duy nhất, Ramadan người Hồi giáo ăn kiêng còn người Bani biến thành Ramưwan là nhậu nhẹt suốt cả tháng.
Thứ ba là Gia khát- tức là bố thí, người Bani không bố thí còn người Ba-la-mon đội bánh trái vào để cúng. Rồi người Hồi giáo tuyệt đối phân biệt đối xử với người phụ nữ trong khi người Bani theo chế độ mẫu hệ.”
Theo ông, đạo Bani ở tỉnh Ninh Thuận có tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận. Năm 2016, đại hội của tổ chức này đã quyết định đổi tên thành Hội đồng Sư cả Bani. Tuy nhiên, trong danh mục các tổ chức tôn giáo được Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận thì tên cũ vẫn còn được giữ nguyên."
Phần 2. Phản biện
Theo Gs.Ts.Putra Podam, những nội dung Inra Sara trả lời cho Đài Á Châu Tự do RFA là hoàn toàn bịa đặt hay thiếu kiến thức về tôn giáo Chăm dẫn đến thành bôi nhọ một tôn giáo khác.
Inra Sara 1: “Trong cộng đồng người Chăm có tồn tại đạo Bani vốn có liên hệ với Hồi giáo nhưng thay đổi rất nhiều”.
Phản biện 1: Theo Putra Podam, dân tộc Chăm từ xưa đến nay chưa tồn tại một tôn giáo tên mang “Bani”. Từ “Bani” là tiếng Do Thái, Ả Rập mang ý nghĩa chỉ sắc tộc thờ Đấng Thiên chúa, Đức Chúa trời hay những tín đồ thờ Thượng đế Allah.
Ngoài ra từ “Bani” còn tương nghĩa với “Đạo” trong tiếng Việt, tương nghĩa với “Tôn giáo” trong tiếng Hán, tương nghĩa với “Agama” trong tiếng Hindi, tương nghĩa với “Religion” trong tiếng Anh (English).
“Bani” mang nghĩa (Đạo, tôn giáo, Agama, Religion) chứ “Bani” không phải đạo mang tên “Bani”.
Ví dụ:
Bani Catholic = Agama Catholic = Tôn giáo Catholic = Religion Catholic,…
Bani Islam = Agama Islam = Tôn giáo Islam = Religion Islam,…
Bani Hiduism = Agama Hinduism = Tôn giáo Hinduism = Religion Hinduism,…
Đạo Islam được du nhập vào Champa từ thế kỷ 10. Minh chứng Po Allah, trị vì (998-1006). Tên khác: Yang PuKu Vijaya Sri, Thất-ly Bì-xà-da-bạt-ma, tên hiệu: Yang Puku Vijaya Sri, Dương-phổ-cu Bi-trà-xá-lợi. Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: Raja-di-raja. Theo tôn giáo Islam. Lần đầu tiên vua Champa (Po Allah) sang Mecca (Makkah) hành hương.
Bani Islam, được chuyển ngữ sang tiếng Việt: Hồi giáo. Tôn giáo Hồi giáo phân nhánh thành 73 hệ phái khác nhau. Lời tường thuật như sau:
Sharh as-Sunnah: Lesson 52: Point 90A.
Imaam Barbahaaree rahimahullaah said: And know that Allaah’s Messenger sallAllaahu `alayhi wa sallam said, “My nation will divide into 73 sects; all of them shall be in the Fire except one, and it is the Jamaa`ah; the united body upon the truth.” It was said, “Who are they, O Messenger of Allaah?” He said, “That which I and my companions are upon today."
Tiếp:
The Prophet of Allah Sallallahu Alahi Wasalam said, “My Ummah will be divided into 73 sects. All of them will be in the fire except one.” The people asked him, “And which one will that be?” He replied, “The one that follows what I and my companions are upon right now.” (Sunan Tirmizi & Mishkaatul Masaabeeh p.30 v.1)
Out of the 73 sects there are 8 main groups:
1. Mutazilah
2. Shia
3. Khawarij
4. Murjiyah
5. Najariyah
6. Jabariyah
7. Mushabiha
8. Naajiyah
Each of the 8 main sects are split up into further branches:
Mutazilah have 20 branches. Shia’s have 22. Khawarij have 20. Murjiyah have 5. Najariyah have 3. Jabariyah, Mushabihah and Najiyaah have one each.
Hình 1. Awal (Hồi giáo Champa) là một trong 73 nhánh của Islam.
Islam du nhập Champa từ thế kỷ 10 (theo sách trắng tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ). Thế kỷ 13, vua Chế Bồng Nga, trị vì (1360-1390). Tên khác: Jaya varman, Sultan Zainal Abidin, R'cam Bunga, Jaya R'cam B'nga, Anak Champa Bunga, Ngo-ta-Ngo-che, tên hiệu: Jaya varman. Vị vua Islam (Hồi giáo) đã đưa Islam thành Quốc giáo tại Vijaya-Champa.
Hình 2. Champa Islam là Quốc giáo vào thế kỷ 14 thời vua Chế Bồng Nga (Islam). Bản đồ các Vương quốc Hồi giáo (Vương quốc Hồi giáo đầu tiên ở Đông Nam Á) dựa trên bằng chứng lịch sử, không phải truyền thuyết. (The first Sultanates / Islamic Kingdoms in Southeast Asia - based on historical evidence, not legend.). Nguồn: SEA Heritage & History (Di sản và lịch sử Đông Nam Á).
Tại Panduranga sau thế kỷ 15 (1471), Islam (Hồi giáo) cũng trở thành Quốc giáo. Do mâu thuẫn tôn giáo, thời đại vương triều Po Rome (không phải vua Po Rome) đã hòa giải sự xung đột tôn giáo thành hai thuật ngữ mới là: Awal và Ahier.
Awal: Là người Chăm (Chăm Jat, Chăm theo Hindu, …) đã cải đạo theo Islam từ trước, từ nhiều thế kỷ trước, cụ thể từ khoảng thế kỷ thứ 10, nhưng vẫn còn tiếp nhận văn hóa bản địa Champa. Thuật ngữ Awal (gốc từ Ả Rập - Arabic) có nghĩa là “đầu tiên, trước, sơ khai” để ám chỉ cho những người Chăm đã theo Islam từ trước triều đại vua Po Rome (1627-1651) và chỉ chấp nhận Po Allah Thượng đế, là Đấng Tối cao và Duy nhất.
Ahier (Akhir): Là người Chăm đã theo tôn giáo Hindu (Ấn giáo: thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva, …) từ khi lập quốc (thế kỷ 2) cho đến thế kỷ 15 khi Champa sụp đổ Thành Đồ Bàn (Vijaya), đây cũng là giai đoạn mà Hindu sụp đổ trên toàn Đông Nam Á, và đây cũng là cơ hội cho Islam phát triển mạnh tại Champa. Thuật ngữ Ahier (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “muộn, sau” để ám chỉ cho người Chăm theo Hindu trước kia thờ tam vị thần Brahma, Vishnu, Shiva, … đến thế kỷ 17 chấp nhận bỏ thờ ba vị thần trên và chấp nhận thờ phượng Po Allah như vị thượng đế Tối Cao. Po Allah xuất hiện trong cộng đồng Chăm Ahier là Thượng đế Duy nhất, nhưng tín đồ Ahier vẫn còn ảnh hưởng tín ngưỡng, văn hóa bản địa như tiếp quản và chăm sóc trên các đền, tháp Champa.
Từ đó, Agama Awal hay Bani Awal hay Đạo Awal hay Tôn giáo Awal hay Religion Awal đã trở thành một thuật ngữ tôn giáo tại Champa từ khoảng thế kỷ 17.
Islam từ khi ra đời vào thế kỷ thứ 7, Islam vào thế kỷ 17 và Islam vào thế kỷ 21 là hoàn toàn khác nhau. Quá trình từ sơ khai và hoàn thiện dần dựa vào Thiên kinh Q’uran (Koran) làm kim chỉ nam.
Champa do hoàn cảnh lịch sử, nên Islam (Hồi giáo Awal hay Hồi giáo Champa) đã không đổi mới đã không hoàn thiện dần mà giữ nguyên từ sơ khai, một phần do ảnh hưởng văn hóa dân gian, bản địa đã tạo cho Islam Awal tại Champa thành nhánh riêng là Bani Awal nằm trong 73 nhánh Islam trên thế giới.
Điều quan trọng:
Hội đồng Tối cao Islam thế giới đã thống nhất và chấp thuận xem hệ phái Hồi giáo Awal (Bani Awal) như là một hệ phái riêng của Islam thế giới nên đã chấp thuận và khuyến khích cho hệ phái Hồi giáo Awal (Bani Awal) là giáo sĩ Acar được phép đi hành hương (Haji) tại Makkah, và được thực hiện những nghi thức ở ngôi đền Kabah tại Masjid al-Haram, vương quốc Saudi Arabia.
Hành hương (Haji) tại Makkah đã được giáo sĩ Hồi giáo Awal thực hiện lần đầu tiên vào năm 2013 do chính phủ Saudi Arabia đài thọ. Trong đó có Imam Từ Công Dư, phó chủ tịch Hội đồng Sư cả Ninh Thuận và Imam Não Thanh Quyết. Lần thứ hai được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mời đi Haji gồm Imam Từ Công Dư và Imam Đạo Văn Thị nhưng tình hình Covid-19 nên không đi được.
Kết luận 1: Rõ khổ, Inra Sara hoàn toàn không biết gì về khái niệm Bani, Awal, Ahier và nguồn gốc tiếng Ả Rập mà người Chăm đã sử dụng từ xưa.
Hình 3. Năm 1000, đánh dấu sự nhường bước đầu tiên của Champa trước sức ép của dân tộc Việt, tức là một sự thoái lui dần về phương nam, hơn 400 năm (1000-1471) thủ đô Vijaya tồn tại và cáo chung, và hơn 800 năm (1000-1832) vương quốc Champa cáo chung. Triều đại Vijaya chính thức cáo chung, Champa tan rã và lui dần về phía nam. Tướng Bố Trì Trì (vị tướng Champa theo Islam) chạy vào phía nam chiếm vùng Panduranga (sách sử Việt gọi là Phan Lung) xưng làm vua Champa. Panduranga hoàn toàn Islam là Quốc giáo từ thế kỷ 15 (1471) cho đến thế kỷ 19 (1832). Nguồn ảnh: SEA Heritage & History (Di sản và lịch sử Đông Nam Á).
---*---
Inra Sara 2: “Năm trụ cột là gì? Đó là Ala là đấng duy nhất, Ramadan người Hồi giáo ăn kiêng còn người Bani biến thành Ramưwan là nhậu nhẹt suốt cả tháng.”
Phản biện 2: Theo Putra Podam, Islam Champa dòng Awal được chia thành hai tầng lớp:
Tầng lớp thứ nhất, là Giáo sĩ (Acar): trực tiếp thờ phượng Allah, Đấng Tối cao, Duy nhất và phục tùng Muhammad là Thiên sứ cuối cùng. Nhiệm vụ của giáo sĩ (Acar) là trau dồi chương kinh Koran, kiêng cử, hành lễ trong tháng Ramadan (Ramawan), Eid al-Adha (Waha), … và thực hiện các nghi lễ liên quan đến vòng đời của người Chăm theo Bani (Chăm theo đạo).
Tầng lớp thứ hai, là Thường dân (Gahéh): chỉ phục vụ và phục tùng cho giáo sĩ (Acar) và gián tiếp thờ phượng Allah. Nhưng lớp tín đồ Thường dân (tầng lớp thứ hai) nếu trang bị đầy đủ kiến thức và Thiên kinh Koran thì cũng có thể trở thành giáo sĩ (Acar) để trực tiếp thờ phượng Allah.
Do vậy, khi bàn đến tôn giáo thuộc hệ phái Awal (Islam Champa hay Hồi giáo Awal) thì chúng ta chỉ đề cập đến tầng lớp Giáo sĩ (Acar) và hệ thống hành lễ của Acar chứ không đề cập đến tín đồ thông thường (Gahéh).
Theo Islam, các tín đồ phải tuân theo năm điều, đó là năm trụ cột hay năm nghĩa vụ thiêng liêng của các tín đồ. Những bổn phận này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ý thức của tín đồ với cộng đồng Islam nói chung. Năm trụ cột của Islam là: Shahadah, Solat, Sawm, Haji, Zakat.
Shahadah: phải tuyên thệ rằng "Ashhadu Alla Ilaha Illa Allah, Wa Ashhadu Anna Muhammad Rasulu Allah". Nghĩa là: “Tôi chứng nhận không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah. Và tôi chứng nhận Muhammad là Thiên Sứ của Allah”.
Salah (Salat, Solat, Sambah Yang): là việc cầu nguyện. Tín đồ phải cầu nguyện năm lần một ngày theo những thời điểm đã được ấn định để mọi tín đồ duy trì sự kết nối với Đấng Tạo Hóa của mình.
Sawm: là việc phải nhịn ăn (Fasting) trong tháng Ramadan (tháng 9 niên lịch Islam). Việc nhịn ăn ban ngày kéo dài suốt tháng: tất cả những tín đồ Islam phải nhịn ăn dưới hình thức không ăn, không uống, đến mức thậm chí không được nuốt nước bọt; ngoại trừ những người đang ốm, phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi thì không bắt buộc phải nhịn ăn.
Haji: là hành hương về Makkah (Mecca), là thành phố thiêng liêng bất tử, quê hương của Muhammad, là trung tâm của thế giới Islam (tháng 12 niên lịch Islam). Những người Islam trên khắp thế giới khi cầu nguyện đều hướng về thánh địa Makkah. Các tín đồ Islam không phân biệt nam nữ đều được khuyến khích trong đời một lần hành hương đến thánh địa Makkah. Ngôi đền Kabah tại Masjid al-Haram ở vương quốc Saudi Arabia còn gọi là ngôi nhà của Allah. Những nghi thức nhất định được thực hiện tại các địa điểm nhất định vào những thời gian nhất định, nhằm phục tùng mệnh lệnh của Allah như Ihram, Tawaf (đi quanh) ngôi đền Kabah bảy vòng, Sa’i (đi qua lại) bảy dòng giữa hai ngọn đồi Safa và Marwah, dừng chân tại Arafah, … cùng với những nghi thức khác.
Zakat (Yakat): là sự bố thí. Theo Thiên kinh Koran, một người phải trao cho người khác “những thứ dư”. Tùy theo mức doanh thu làm ăn trong năm mà có mức bố thí khác nhau, vật bố thí có thể là gạo, tiền, vàng, bạc, trâu, bò, cừu, … thông thường khoảng 2,5% thu hoạch hàng năm hay 10% lợi tức từ kinh doanh của họ. Tất cả tín đồ Islam tự mình phải bố thí mỗi năm một lần; đây là cách để thực hiện nghĩa vụ tôn giáo. Người Islam có nghĩa vụ giúp đỡ người nghèo, trẻ mồ côi và người tàn tật, … để giảm bớt bất công.
Tóm lại, trong năm trụ cột của Islam là: Shahadah, Solat, Sawm, Haji, Zakat, thì giáo luật chỉ bắt buộc thực hiện trụ cột thứ nhất (Sahadah), trụ cột thứ hai mỗi ngày (Solat) và thực hiện trụ cột thứ ba một lần trong năm (Sawm), còn trụ cột thứ tư (Haji) và trụ cột thứ năm (Zakat) chỉ thực hiện theo khả năng.
Năm trụ cột của Islam được liệt kê ở trên thì được giáo sĩ (Acar) của Awal được thực hiện cả năm trụ cột. Cụ thể, Shahadah, được tuyên thệ trong nghi thức nhập đạo Acar. Solat, được cầu nguyện năm lần một ngày vào tháng Ramadan và thực hiện trụ cột Sawm. Yakat, được thực hiện từ ngày thứ 27 (tuh brah) đến ngày thứ 30 (cuối cùng) tổ chức Yakat chia sẽ gạo và chia sẽ cơm (Yakat) cho cho bà con trong dòng họ và người nghèo.
Riêng trụ cột Hành hương (Haji), thì các Giáo sĩ (Acar) đều thực hiện hành hương bằng hình thức tổ chức đi thăm các Thánh đường (Magik) khác trong khu vực vào tháng Ramadan (Ramawan). Vì điều kiện khó khăn, giáo sĩ Acar của Awal rất ít có mối quan hệ với thế giới bên ngoài nên rất hạn chế giao lưu so với Islam chính thống giáo trong nước. Tuy nhiên trong thời kỳ mới đã có một số Acar đi du lịch nước ngoài, điều này chứng tỏ giáo sĩ Acar cũng đã nhận thức được và hội nhập với phần còn lại của thế giới.
Hơn nữa Hội đồng Tối cao Islam thế giới đã thống nhất và chấp thuận xem hệ phái Awal (Hồi giáo Awal hay Islam Champa) có nguồn gốc từ hệ phái Sunni của Islam chính thống nên đã chấp thuận và khuyến khích cho hệ phái Awal là giáo sĩ Acar được phép đi hành hương (Haji) tại Makkah, và được thực hiện những nghi thức ở ngôi đền Kabah tại Masjid al-Haram, vương quốc Saudi Arabia.
Hành hương Haji tại Makkah đã được giáo sĩ (Acar) thực hiện lần đầu tiên vào năm 2013 do chính phủ Nam Phi đài thọ. Trong đó có Imam Từ Công Dư, phó chủ tịch Hội đồng Sư cả Ninh Thuận, Imam Não Thanh Quyết và hai Imam khác. Lần thứ hai được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mời đi Haji gồm Imam Từ Công Dư và Imam Đạo Văn Thị.
Việc hành hương Haji tại Makkah mang lại nhiều hồng phúc thiêng liêng cho các bề tôi như thể hiện sự độc tôn hóa Allah, đặc ân tha thứ của Allah dành cho những người hành hương, những tín đồ Hồi giáo (Awal) có cơ hội quen biết và giao lưu với nhau, học hỏi các giáo luật tôn giáo và những hồng phúc khác.
---*---
Inra Sara 3: “Ramadan người Hồi giáo ăn kiêng còn người Bani biến thành Ramưwan là nhậu nhẹt suốt cả tháng.”
Phản biện 3: Theo Putra Podam, đã rõ ông Inra Sara hoàn toàn không hiểu biết về tôn giáo Chăm. Inra Sara là người Chăm Bani Ahier (Quen gọi Chăm Balamon) chưa hiểu biết gì về khái niệm Agama Ahier và Agama Hinduism (đạo Balamon), càng không biết gì về Bani Awal (Agama Awal).
Inra Sara không biết khái niệm Ramadan là gì và tại sao người Chăm gọi thành Ramawan?
Theo Putra Podam: Tên gọi theo Ả Rập: رَمَضَان được phiên âm Rumi quốc tế Ramadan, tuy nhiên tại một số quốc gia, tên gọi này được phát âm và phiên âm lệch nhau tùy theo mỗi dân tộc và khu vực như: Ramadan, Ramandan, Ramadhan, Ramadon, Ramazan, Ramawan, Ram'wan, Ra'wan,…
Người Thái phát âm thành Ramadhon,
Người Malay phát âm thành Ramadhan,
Người Thổ Nhĩ Kỳ phát âm “z” thành Ramazan,
Người Chăm phát âm thành Ramawan hay Ramâwan, Ram'wan, Ra'wan, …
Tuy việc phát âm và phiên âm khác nhau ở mỗi dân tộc, nhưng khi ghi (viết) họ phải ghi đúng theo phiên âm tên Quốc tế là Ramadan.
Nguyên nhân sự biến âm Ramadan (Ả Rập - Arabic) thành Ramawan (Chăm). Do người Chăm xưa không phát âm được chữ ض (Daad) nên đã biến âm “Daad” thành âm "Wuat" của người Chăm. Xem chữ cái Hình 4. và Hình 5.
Hình 4. Chữ ض (Daad) của bảng chữ cái Ả Rập (Arabic).
Hình 5. Chữ ض (Daad) của Ả Rập (Hình 1.) đã biến âm thành chữ “Wuat” (Hình 3.) trong Koran Bani Awal.
Hình 6. Chữ ض (Daad) của Ả Rập (Hình 4.) đã biến âm thành chữ “Wuat” (Hình 5.) trong Koran Bani Awal.
====> Do đó: "Ramadan" (Ả Rập) phiên âm thành "Ramawan" trong kinh sách Awal (Hồi giáo dòng Awal)
---*---
Inra Sara 4: “Tháng Ramưwan là người BANI nhậu nhẹt suốt cả tháng”.
Theo Putra Podam: Thật ra Inra Sara không hiểu Bani là gì, tôn giáo Awal, Islam là gì, sự khác nhau giữa chi nhánh Bani Islam và Bani Awal là gì? Không biết khái niệm chức sắc (Imam) và Gahéh (dân thường) trong tôn giáo Awal (Bani Awal) là gì?
Cũng theo Putra Podam, khi bàn đến tôn giáo thì đối tượng cần bàn phải là các vị có chức, có sắc như: Imam, Linh Mục, Mục Sư, Sư tăng, thượng tọa,…chứ không ai dựa vào tín đồ dân thường để đánh giá tốt xấu cho một tôn giáo.
Người Chăm ai ai cũng biết tháng Ramadan (Ramawan) các vị chức sắc phải Ikak, kiêng cử,…không được giết con vật, không được ăn thịt, không để máu đổ xuống đất, … điều này không chỉ áp dụng cho các Imam mà cả dân làng Bani Awal và Bani Ahier cũng phải thực hiện. Cách đây 30 năm, trước khi bước vào tháng Ramawan, người Bani Ahier ở xã Phan Hiệp không ai dám giết con vật để ăn, những người lớn tuổi họ phải kiêng cử cho tháng Ramawan như người Bani Awal.
Phát ngôn của Inra Sara: “Tháng Ramưwan người BANI nhậu nhẹt suốt cả tháng”, là trái với luật đạo Awal (Islam). Các chức sắc Chăm Bani Awal không ai uống rượu trong tháng Ramadan (Ramawan). Có chăng tháng Ramawan, ông Inra Sara gặp những đám bạn dân thường (Gahéh) là tay nhậu nhẹt, người không biết gì về đạo, văn hóa hay đức tin (iman), những người nhậu nhẹt, ngủ say, đái bậy ngoài đường,… Còn chức sắc Awal hay Islam khi đái buộc phải ngồi đái chứ không đái đứng như ông Inra Sara.
---*---
Inra Sara 5: “Thứ ba là Gia khát- tức là bố thí, người Bani không bố thí còn người Ba-la-mon đội bánh trái vào để cúng. Rồi người Hồi giáo tuyệt đối phân biệt đối xử với người phụ nữ trong khi người Bani theo chế độ mẫu hệ.”
Phản biện 5: Theo Putra Podam, trụ cột thứ 5 là Zakat (Yakat), chứ không phải Gia khát như Inra Sara nói.
Zakat (Yakat): là sự bố thí. Theo Thiên kinh Koran, một người phải trao cho người khác “những thứ dư”. Tùy theo mức doanh thu làm ăn trong năm mà có mức bố thí khác nhau, vật bố thí có thể là gạo, tiền, vàng, bạc, trâu, bò, cừu, … thông thường khoảng 2,5% thu hoạch hàng năm hay 10% lợi tức từ kinh doanh của họ. Tất cả tín đồ Islam tự mình phải bố thí mỗi năm một lần; đây là cách để thực hiện nghĩa vụ tôn giáo. Người Islam có nghĩa vụ giúp đỡ người nghèo, trẻ mồ côi và người tàn tật, … để giảm bớt bất công.
Ngày thứ 30 (klau pluh gaok) là ngày bên Chăm theo Agama Awal (Hồi giáo Awal) thực hiện nghi thức “zakat, yakat”, ban ngày thì thực hiện nghi thức “salih brah” hay “parabha brah”, thông thường theo thứ tự Imam, Katip, Madin, Gru. Imam ngồi bên dãy hướng Nam, Katip ngồi dãy hướng Bắc, quay nhìn về hướng Tây (hướng makkah) hướng ở Việt Nam, còn ở California- Hoa Kỳ thì hướng 15 độ Bắc là hướng về Makkah.
Đầu tiên gạo của Imam Tal được “parabha” cho Katip, Gru, Imam, Acar và thực hiện theo thứ tự “parabha” cho đến khi hết mọi người. Theo hệ phái Awal, thì việc phân phát gạo chỉ thực hiện cho nội bộ giáo sĩ (acar) trong thánh đường không phân phát cho dân nghèo. Hình thức “parabha brah” không phân biệt gạo của ai và của dòng họ nào. Sau đó, dùng gạo đã được “parabha” mang đi nấu cơm cho tối “yakat” (gaok Praong).
Mâm cơm “yakat” khác mâm cơm thông thường là mâm cơm này thường nấu với nước cốt dừa với thức ăn đi kèm cá khô đuối, trứng vịt, và muối mè (đây là cơm “nasi lemak” truyền thống của người Malay được truyền sang Champa, mà người Chăm gọi là “nasei lamak” nghĩa là cơm béo).
Mâm cơm “yakat” này sẽ đội lên thánh đường và các giáo sĩ Acar sẽ ăn bữa cơm cuối cùng trong tháng tịnh chay Ramadan. Tối Yakat trang nghiêm với nhiều ngọn nén to và cao được thấp sáng. Bữa ăn Yakat trước kia thường tổ chức khoảng 3 giờ sáng, nhưng ngày nay một số làng tổ chức sớm hơn khoảng 10 giờ đêm.
Kết thúc Yakat, cơm và mọi thứ thực hiện trog tối “yakat” được mang về nhà Acar và phân phát cho bà con, người già và người nghèo trong dòng họ đến ăn, chia sẻ, cùng nhau thưởng thức để lấy may mắn.
Yakat (zakat) bên Islam là một trong những yếu tố quan trọng trong nền tảng của trụ cột. Đây là điều bắt buộc đối với tất cả tín đồ Islam có tài sản trị giá trên mức quy định. Nếu tín đồ không thi hành thì hình phạt đã được Allah ghi rõ trong Thiên kinh Koran và Thiên sứ Muhammad đã khuyến cáo trong những hadith của người.
Yakat là bắt buộc mọi người có thu nhập ổn định trong tín đồ Islam (muslim) phải thực hiện xuất một phần tài sản Yakat cho người nghèo hơn và túng thiếu hơn. Yakat là hành động kính trọng cũng như giúp đỡ người nghèo.
Hình 7: Giáo sĩ (acar) thắp nến (cuh tapeng dién) chuẩn bị lễ Yakat.
Hình 8: Lễ “yakat” vào tối 30 gaok Ramadan, thuộc Awal (Hồi giáo Awal), ở haluw Aia Mamih - Bình Thuận.
Kết thúc Ramadan gọi là Tabiak aek. Tín đồ thường tổ chức ăn mừng tại gia. Trong buổi lễ, mọi người mặc những bộ quần áo đẹp, nhà cửa sạch sẽ và đôi khi trang trí nhà cửa lộng lẫy và cùng nhau đi thăm anh em bạn bè. Sự rộng lượng và lòng biết ơn là một phần quan trọng của Eid al-Fitr. Lễ Ramadan kết thúc và mọi tín đồ hệ phái Awal (Hồi giáo) ngoan đạo sẽ có được sự che chở từ các thiên thần linh thiêng. Một tháng ăn chay, cầu nguyện kết thúc với sự hoan hỉ của các tín đồ trên khắp thế giới.
Tóm lại, tháng Ramadan của người Chăm theo hệ phái Awal (Hồi giáo) hôm nay còn giữ nhiều lễ nghi của Islam, nhưng đã biến thể và đi chệch với luật định của Islam chính thống giáo. Ramadan của Awal dựa vào Ramadan của Islam nhưng có ảnh hưởng văn hóa riêng và bản sắc riêng của bản địa Champa.
---*---
Inra Sara 6: “người Bani không bố thí còn người Ba-la-mon đội bánh trái vào để cúng. Rồi người Hồi giáo tuyệt đối phân biệt đối xử với người phụ nữ trong khi người Bani theo chế độ mẫu hệ.”
Theo Putra Podam, tại sao Inra Sara biết người Bani (người có đạo) của tín đồ Awal không bố thí?
Vậy hàng đêm bên Bani Awal đến thành đường địa phương để làm gì?
Tín đồ đi hành hương và bố thì từ thánh đường này đến thánh đường khác để làm gì?
Đoàn đoàn người thuê xe đò từ Phan Rang, Phan Rí đi đi hành hương và bố thí là gì? không phải hành hương và bố thí hay sao Inra Sara. Thậm chí Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh còn ra văn bản và gửi thông báo trước thứ tự Thánh đường (Magik) mà đoàn sẽ đến hành hương và bố thí.
---*---
Inra Sara 7: “người Bani không bố thí còn người Ba-la-môn đội bánh trái vào để cúng.”
Làm sao Inra Sara biết “người Bani (người có đạo) không bố thí”, những gì tôi trình bày ở trên chứng tỏ Inra Sara không những không biết gì mà còn coi thường người Bani (người có đạo).
Tại sao Inra Sara cho rằng “người Ba-la-môn đội bánh trái vào để cúng”. Inra Sara có biết tại sao không?
Chính xác hơn “Agama Ahier” chứ không phải “Balamon”, vì Ahier thờ Po Allah là Đấng Tối Cao từ thế kỷ 17, do đó tín đồ Ahier buộc phải đến thánh đường trong tháng Ramawan để cầu nguyện, cầu bình an và cầu xinh con đẻ cái,… Việc đi thánh đường cầu nguyện vào tháng Ramadan (Ramawan) là không bắt buộc mà tùy vào lòng tin, đức tin (iman) của mỗi người. Đi cầu nguyện trong tháng Ramawan sẽ được hưởng nhiều ân phước từ Po Allah, từ Đức Chúa Trời,..
---*---
Inra Sara 8: “người Hồi giáo tuyệt đối phân biệt đối xử với người phụ nữ trong khi người Bani theo chế độ mẫu hệ.”
Theo Putra Podam, thức tế Inra Sara cả đời chưa được giáo dục về tôn giáo, vì bên Chăm Ahier không có thực có thực hiện điều này. Cả đời con người Inra Sara chưa thực hiện một nghi thức nào về đạo liên quan đến nghi lễ vòng đời người, mà chỉ chờ ngày ông qua đời thì chức sawsclafm chuyện đó, và lúc đó ông cũng không biết gì?
Inra Sara không biết tôn giáo là gì, tại sao xuất hiện tôn giáo? Trong các tôn giáo hay tín ngưỡng trên thế giới thì tôn giáo tốt nhất?
Tôn giáo mục đích chính giáo dục con người sống đúng, sống tốt đời đẹp đạo, tu tâm dưỡng tánh, sống và tu luyện đúng chánh đạo, đúng chánh pháp. Trong Hồi giáo, Thiên kinh Koran là kim chỉ nam, các Hadith là lời dạy sống tốt đời đẹp đạo.
Inra Sara phán “Hồi giáo tuyệt đối phân biệt đối xử với người phụ nữ”?
Inra Sara học tới phổ thông trung học chắc phải học môn giáo dục công dân chứ? Inra Sara nên biết khái niệm Tôn giáo và Tín ngưỡng, Văn hóa và Đức tin. Ví dụ: nước Malaysia, Brunei,… Hồi giáo là quốc giáo, thế Inra Sara co biết họ thế nào không? Theo tôi nếu may mắn kiếp Inra Sara được đầu thai làm người và tu cả đời cũng không bằng được cái đức tính tốt đã có của người Hồi giáo.
---*---
Inra Sara 9: “đạo Bani ở tỉnh Ninh Thuận có tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận. Năm 2016, đại hội của tổ chức này đã quyết định đổi tên thành Hội đồng Sư cả Bani. Tuy nhiên, trong danh mục các tổ chức tôn giáo được Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận thì tên cũ vẫn còn được giữ nguyên."
Phản biện 9: Theo Putra Podam, có lẽ Inra Sara là nhờ thơ và viết thơ bằng tiếng Việt, nên câu văn của Inra Sara không những ngay thơ mà còn lập lờ, lắc léo, lưỡng lẹo theo phong cách văn học nghệ thuật của đời làm thơ Inra Sara.
Theo Putra Podam, “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận” chỉ là tên tổ chức tôn giáo, không phải tên tôn giáo của người Chăm. Tên tổ chức có thể thay đổi tùy hoàn cảnh, tùy thích, tùy lãnh đạo,… còn tên tôn giáo là danh xưng cố định phải trải qua quá trình lịch sử. Cụ thể trong Danh mục Ban Tôn giáo Chính phủ, theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ, thì Việt Nam có 16 tôn giáo; 36 tổ chức tôn giáo; trong đó mục thứ sáu là tôn giáo Hồi giáo, và tên tổ chức “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani”.
Việc Inra Sara nói với Đài RFA, Năm 2016, đại hội của tổ chức này đã quyết định đổi tên thành Hội đồng Sư cả Bani là sai sự thật và bịa đặt.
Theo Putra Podam, tên tổ chức chứa cụm tự “Hồi giáo Bani” hay “Bani” đều không phản ánh đúng thực tế tôn giáo của người Chăm. Vì tôn giáo Chăm
Islam: tên Quốc tế
Hồi giáo: tên phiên ngữ
Awal: tên tôn giáo người Chăm sử dụng, chứ không phải Bani.
Kết luận: Inra Sara là người Chăm Ahier (Bani Ahier) nhưng quen gọi thành Chăm Balamon. Người Chăm ai cũng biết Inra Sara là người tập làm thơ tiếng Việt, có tính tự cao, tự tôn, thường viết bài tự ca ngợi mình. Theo tôi, Inra Sara trình độ chỉ là học sinh Trung học nhưng về lĩnh vực văn học nghệ thuật như thế cũng tốt rồi.
Về tôn giáo, Inra Sara là người chưa được giáo dục về tôn giáo từ nhỏ, không phải lỗi do Inra Sara, mà do Bani Ahier (Agama Ahier) không có chức năng dạy dỗ tín đồ về đức tin. Do vậy về tôn giáo, thậm chí tôn giáo Hinduism (Balamon) từ Ấn Độ mà Inra Sara cũng cho là tôn giáo của tổ tiên Champa và luôn tự hào Chăm có tôn giáo Balamon) độc nhất vô nhị trên thế giới.
Chưa dừng lại, Inra Sara lấn sân sang tôn giáo Islam (Awal), mặc dù không biết tí tẹo gì về Islam (Awal). Có thể Inra Sara đánh giá Islam (Awal) qua quan sát như Solat thì thấy: nó đứng 2 phút, nó chấp tay lên bụng, rồi nó cuối đầu xuống đất, nó chổng mông lên, người phía sau ngửi đít người trước,...rồi nó đứng dậy, nó đọc ồn....lo....au ....lo... cách đánh giá Islam (Awal) của Inra Sara có một không hai.
Inra Sara cũng là người rất gan dạ dám xong vào phỏng vấn Đài RFA về tôn giáo khác, trong khi chưa biết tôn giáo mình, dám đi thuyết trình tôn giáo Islam mà không hiểu gì về Islam. Điếc nên không sợ người ta cười.
Còn nữa, Inra Sara là người rất giỏi về truyền thuyết do nghe người già kể chuyện nhiều sống trong thời chưa có TV, nên mọi lĩnh vực Inra Sara đều đánh giá từ góc độ truyền thuyết hay văn học dân gian.
Inra Sara được Đài RFA phỏng vấn có thu âm. Khi Đài RFA công bố bài báo thì Inra Sara nhảy sỏm lên yêu cầu Đài RFA sửa lại nội dung. Quay sang kiếm chuyện với Gs.Ts.Putra Podam, viết bài đăng trên Website, và viết trên Faceboo chửi Putra Podam gửi cho đồng bạn.
Tất cả những gì mà Putra Podam tạm liệt kê ở trên mọi người cũng đã biết Inra Sara là ai.
---*---
Bấm nghe: Nghe toàn bộ nội dung Inra Sara nói với Đài RFA
---*---
Link: Liên kết liên quan
Tháng đại lễ Hồi giáo: Ramadan - Ramawan - kauthara.org
Ramadan (Ramawan) lễ quan trọng của tín đồ Bani Awal
Đề nghị thống nhất dùng từ Ramadan - Ramawan - kauthara.org
Nếu ghi "Ramuwan" 20 năm sau sẽ thành hiện tượng như "Bani"
Inrasara tự nhột và nổ đóa quay sang cắn Ts.Putra Podam khi …
InraSara Phản biện- Phản biện của phản biện với tựa đề: "Riêng …
Inrasara, lời phát ngôn của kẻ tâm thần - kauthara.org
Inrasara - Kiều Maly tố cáo Chính quyền Ninh Thuận - kauthara.org
Inra Sara kích động chia rẽ tôn giáo: "Sao ta cứ mãi chiều Bà-Ni", …
Ts.Putra Podam phản biện: Inrasara tuyên bố Bani không thực …
Phản biện Inra Sara về Po Ina Nagar "Bhagavati hay Parvati"
Khẳng đị ụ ộ ủ Giáo sĩ (Acar) Chăm Bani (Chăm theo đạ ới …
Phản biện Inrasara: Balamon đại diện phái nam, Bani đại diện …
Phản biện Inrasara: Thánh đường Hồi giáo không ghi tiếng Việt
Ts.Putra Podam: Phản biện Inrasara "vu khống Chính phủ Việt …
Ts.Putra Podam phản biện: Inrasara tuyên bố Bani không thực …
Phản biện Inrasara: giáo sĩ Awal thờ nhiều thần Balamon của ấn độ
Cái gọi là tôn giáo "Bani" là âm mưu lừa bịp dân tộc Chăm
Inrra Sara: Cải cách tôn giáo - Chưa đối thoại đã bỏ chạy - Block …