Một số hoàng hậu, thứ hậu của vua Po Rome

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Jun 19, 2023, 7:34 PM

Po Klaong Mah Nai (1622-1627), vị vua theo Islam (Hồi giáo) và sùng bái Islam, niên hiệu: Po Mah Taha. Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Mah Taha lên ngôi năm Tuất, thoái vị năm Thỏ, trị vì 6 năm, đóng đô ở Bal Canar (thôn Tịnh Mỹ, Phan Rí). Theo Hán Việt thì Po Mah Taha có tên là Bà Khắc-lượng Như-lai (1622-1627). Po Klaong Mah Nai truyền ngôi vua cho Po Rome (1627-1651).

Po Rome vua Champa (Chiêm Thành) trị vì từ năm 1627 đến năm 1651, là con rể của Po Klaong Mah Nai (Po Mah Taha). Po Rome là vị vua Hồi giáo (Islam), ngài đã cưới nhiều người vợ như: Bia Sucih (Bia Than Cih), Bia Than Can, Bia Puteri Siti, Bia Ut (Công nữ Ngọc Khoa), Bia Laku Makam, Bia Hatri, Bia Sumut ... và một số thứ phi khác. Khi vua Po Rome mất, thì Champa làm xong thủ tục cho ngài theo hình thức Islam trong Masjid (Magik), sau đó thần dân Chăm (Chăm Ahier) kính trọng và thờ phượng tùy theo tín đồ Ahier (Hindu thờ Allah). Nếu thờ theo Yang thì Ngài có tên là Yang Po Rome (thần Po Rome). Nếu thờ theo Cei thì Ngài có tên là Cei Asit. Nếu thờ theo Atuw (Hồi Giáo) thì Ngài có tên là Cahya. Nếu thờ theo Yang Baruw (Hồi Giáo) thì Ngài có tên là Po Gahluw. Po Rome là một vị vua anh minh, tài ba của đất nước, hùng thiên vang mãi ngàn đời với những chiến công lẫy lừng mà vua Po Rome đã viết vào lịch sử.

Chính hậu, thứ hậu và một số thứ phi khác:

1. Hoàng hậu Sucih (Bia Sucih hay Than Cih): là con gái của vua Po Mah Taha, Bia Sucih là chính hậu của vua Po Rome, có tượng thờ bên phía sau tháp Po Rome.

2. Thứ hậu Than Can (Bia Than Can), tộc người Rhadé có tượng thờ bên trong tháp Po Rome. Công chúa Hadrah Hajan Kapak tộc Rhade.

3. Tam hậu Puteri Siti (Công chúa Siti): Trong thời gian Po Rome ở Makkah, người Malay gọi là Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan (Malaysia). Tại đây, Po Rome kết hôn với công chúa Kelantan Puteri Siti. Từ đó, Po Rome chính thức mang tên Thánh Nik Mustafa, tên đầy đủ là: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Chính thức là người có danh phận là thành viên của dòng dõi vương triều theo Islam tại Malaysia. Biên niên sử Malaysia ghi lại rằng vua trị vì tại tiểu vương quốc Kelantan hôm nay là dòng giỏi của vua Po Rome.

4. Công nữ Ngọc Khoa: tên đầy đủ là Nguyễn Thị Ngọc Khoa là em ruột cùng mẹ với công nữ Ngọc Vạn và là con gái thứ ba của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Thần dân Champa gọi Bia Ut (Ut; Mal. Skt.Uttara: Phương Bắc). Bia Ut: nghĩa là công chúa phương Bắc, hay công chúa nước Đại Việt. Theo Nguyễn Phước tộc Thế phả, Ngọc Khoa được gả cho vua Po Rome vào năm Tân Mùi (1631). Nhờ có cuộc hôn phối này mà tình giao hảo giữa hai nước được tốt đẹp, để chúa Nguyễn có thể dồn lực lại hòng đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

5. Bia Laku Makam (Hoàng hậu Laku Makam).

6. Bia Hatri (Hoàng hậu Hatri).

7. Bia Sumut (Hoàng hậu Sumut): Một số tài liệu về truyền thuyết Po Rome có ghi một câu: Bia Sumut tok Cam di Kut. Dựa vào thành ngữ này, người Chăm cho rằng Bia Sumut là công chúa gốc Hồi Giáo (Islam).

... và một số thứ phi khác.

Theo sử Chăm, sau khi từ trần, Po Rome được Hoàng gia Champa (Islam) đưa làm lễ trong Thánh đường (Masjid /Magik) hoàn tất mọi thủ tục theo Islam (Asulam). Sau đó, Po Rome cũng được hoàn thành một nghi thức khác là hỏa táng dành cho vị vua mà tín đồ Ahier (Chăm Ahier thờ Allah) sùng bái và thờ phượng. Đồng thời tín đồ Ahier cũng đưa tượng vua Po Rome dưới hình thể Mukha Linga (thần Shiva) vào thờ bên trong đền tháp, thay vì trước đó tháp này chỉ thờ thần Shiva của Balamon Ấn giáo.

Theo truyền thuyết Chăm, thực hiện nghi thức hỏa táng cho Po Rome, thì Hoàng hậu Sucih (Bia Sucih) không chịu hình thức hỏa táng vì bà là tín đồ Islam (chỉ được thổ táng theo Islam chứ không chịu hỏa táng) nên triều đình Champa thời đó xây một đền nhỏ phía sau tháp Po Rome để thờ phượng. Ngược lại Thứ hậu (Bia Than Can) chịu nghi thức hỏa táng theo chồng nên triều đình thời đó đưa tượng Bia Than Can vào tháp bên cạnh vua Po Rome.

Theo Hình vẽ của Henri Parmentier (1871-1949) trong cuốn sách mang tựa “Inventaire descriptif des monuments Cams de l’Annam” (Kiểm kê - mô tả các di tích Champa ở An Nam). Theo bản gốc mẫu tượng Bia Sucih, thì trên ngực không khắc dòng chữ Thrah.

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1. Bia Sucih bản mẫu tượng gốc lần đầu (bên trái hình chụp, bên phải hình vẽ), không có dòng chữ Thrah khắc trước ngực. Mất lần đầu được tìm thấy, mất lần hai năm 1993. Ảnh: Internet.

Sau khi mẫu tượng gốc của Bia Sucih bị mất vào năm 1993, thì tín đồ Chăm Ahier  đúc tượng mới và khắc lên tượng ngực Bà với dòng chữ bằng Akhar Thrah mà bản dập còn lưu trữ tại Pháp, với nội dung: “Đây là cốt truyện của Bia Sucih, nhân vật đáng kính trong vương quốc. Vì không lên giàn hỏa theo chồng nên khắc lên ngực Bia Sucih”.

Dòng chữ Thrah Chăm được khắc trên ngực Bia Sucih:

ꨗꨫ ꨚꨗꨶꨮꩄ ꨝꨳꨩ ꨧꨭꨌꨪꩍ

ꨣꨩꨕꨮꩍ ꨧꨯꨱꩃ ꨛꨯꨮ ꨚꨤꨬ

ꨘꩆ ꨅꩍ ꨙꨪꩀ

ꨀꨚꨶꨬ ꨧꨯꨱꩃ ꨚꨧꩃ

ꨓꨕꨩ ꨝꨳꨩ ꨧꨭꨌꨪꩍ

Dòng chữ Thrah Chăm được dịch sang Rumi Campa 2002 (Putra Podam)

Ni panuec Bia Sucih

Radeh saong Po palei

Nan oh ndik

Apuei saong pasang

Tada Bia Sucih

Điều này đã chứng minh rằng tượng Bia Sucih ở sau tháp Po Rome tên là Bia Sucih (Than Cih). Từ nhận định trên, khẳng định Bia Sucih không chấp nhận hỏa táng (bởi Bia Sucih không phải tín đồ Hindu hay Ahier mà Bia Sucih là tín đồ Islam (con gái vua Islam Po Mah Taha theo Hồi giáo) nên bà chỉ chấp nhận thổ táng theo Hồi giáo (Islam – Awal).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2. Bia Sucih mẫu tượng lần ba với dòng chữ Thrah khắc trước ngực. Mất lần ba năm 2008. Ảnh: Internet.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3. Bia Sucih hiện tại trên tháp Po Rome.

 

Hình 4. Miếu Bia Sucih (Islam), phía sau tháp vua Po Rome.

 

Po Rome còn có thứ hậu là bia Than Can (người Rade hay người Kaho tùy theo dị bản, có tượng thờ bên trong tháp Po Rome).

 

 

 

 

 

 

Hình 5. Thứ hậu bia Than Can, bên cạnh thần Po Rome. Ảnh: Internet.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 6. Bia Than Can, mẫu tượng gốc lần đầu đã bị mất cắp. Ảnh: Internet.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 7. Bia Than Can, bản mẫu bia lần hai.

 

Po Rome còn có tam hậu là bia Ut (Ut; Mal. Skt.Uttara: Phương Bắc). Bia Ut: nghĩa là công chúa phương Bắc, là công chúa Ngọc Khoa con gái thứ ba của chúa Nguyễn Phúc Nguyên).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 8. Công nữ Ngọc Khoa (Bia Ut). tên đầy đủ là Nguyễn Thị Ngọc Khoa là em ruột cùng mẹ với công nữ Ngọc Vạn và là con gái thứ ba của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Thần dân Champa gọi Bia Ut (Ut; Mal. Skt.Uttara: Phương Bắc). Bia Ut: nghĩa là công chúa phương Bắc, hay công chúa phía Đại Việt. Theo Nguyễn Phước tộc Thế phả, Ngọc Khoa được gả cho vua Po Rome vào năm Tân Mùi (1631). Ảnh: Internet.

Hình 9. (Công chúa Siti): Trong thời gian Po Rome ở Makkah, người Malay gọi là Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan (Malaysia). Tại đây, Po Rome kết hôn với công chúa Kelantan Puteri Siti. Từ đó, Po Rome chính thức mang tên Thánh Nik Mustafa, tên đầy đủ là: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Chính thức là người có danh phận là thành viên của dòng dõi vương triều theo Islam tại Malaysia.

 

Po Rome còn có ba phu nhân khác nữa, đó là Bia Laku Makam, Bia Hatri và Bia Sumut. Một số tài liệu về truyền thuyết Po Rome có ghi một câu: Bia Sumut tok Cam di Kut. Dựa vào thành ngữ này, người Chăm cho rằng Bia Sumut là công chúa gốc Hồi Giáo (Islam).

 

Ngày 2-7-2010, đoàn khảo cổ thuộc Trung tâm Phát triển bền vững Nam Bộ đã tiến hành khai quật. Trong quá trình khai quật, đoàn đã phát hiện nhiều hiện vật quý giá mang tính lịch sử và có giá trị nghệ thuật cao như: cái hũ gốm sành trong phế tích Tháp lửa, hộp Klaong chất liệu đồng đựng mảnh xương trán người, nhiều phiến đá có dấu tích đẽo gọt hoa văn, …Đặc biệt, đoàn đã khai quật phát hiện một ngôi mộ bên dưới có bộ hài cốt người trong khu vực Tháp Po Rome. Theo nhận định ban đầu, đây là khu mộ “Gahur” của người Hồi giáo.

3- ghur

Hình 10. Ngôi mộ “Kabur” của Bia Sumut nguồn gốc người Hồi giáo (Islam)?

Khu mộ Hồi giáo (Islam) được phát hiện trên đền tháp có quan hệ như thế nào với vị vua Po Rome, cho đến nay vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời kết luận cuối cùng. Có chăng đây là khu mộ của hoàng hậu Bia Sumut có nguồn gốc Hồi Giáo (Islam). Mặc dù vậy, đây vẫn là một câu hỏi lớn dành cho các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm và tiếp tục nghiên cứu hầu đưa ra câu trả lời xác thực.

 

Hình 11Po Rome (1627-1651) là một vị vua Champa tôn sùng Hồi giáo (Islam), kế thừa từ triều đại Po Klaong Mah Nai (Po Mah Taha) cũng là một vị vua Champa thời kỳ Islam hùng mạnh.

 

Hình 12. Vua Po Rome, niên hiệu: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Dòng dõi vương triều theo Islam tại Serembi Makkah, thuộc tiểu vương quốc Kelatan-Malaysia. Ảnh: Internet.

 

Hình 13. Gia phả dòng tộc vua Po Romé ở Kelantan - Malaysia. Ảnh: Internet.

 

Hình 14. Alasilah Raja-raja Kelantan Dari Ahlul Bait (Gia phả vị vua hoàng gia Kelantan).

 

Hình 15. Gia phả dòng tộc Islam Champa trong hoàng thất tại Kelantan - Malaysia.

 

Hình 16. Salasilah Kesultanan Islam Champa - Gia phả vua Islam tại Champa.

 

LINK: Liên kết liên quan

1. Một số tên gọi vị vua Po Rome

2. Bà Nguyễn Thị Thềm không phải hậu duệ của vua Po Klaong Mah Nai

3. Sở Văn hóa Bình Thuận đưa thông tin sai lệch về Po Klaong Mah Nai