#

Mỗi khi Ramadan (Ramawan) đến thì một số làng Chăm Bani (Chăm có đạo) theo tôn giáo Hồi giáo (Awal) treo băng rôn với nhiều khẩu hiệu khác nhau như “Lễ Ramawan”, “Lễ hội Ramawan”, hay “Tết Ramawan”, "Tết Ramưwan", Tết Ramuwan", ... Từ hiện tượng này trên diễn đàn trang mạng cho thấy cộng đồng Chăm đã tham gia trao đổi và tranh luận không ít. Để tìm hiểu lý do tại sao và đề nghị cách dùng từ đúng như thế nào, chúng ta cần phân tích và tìm hiểu rõ nguồn gốc từ Ramadan (Ramawan), và cần hiểu thấu đáo ngữ và nghĩa của hai hoạt động riêng biệt: “Harei Mukkei” và “Bulan Ramawan”. Để dựa vào đó làm cơ sở đề nghị các cơ quan chức năng sửa đổi.

#

Theo sử sách Chăm và Mã Lai, vua Po Rome (Mustafa) là vị vua Islam (Hồi giáo), là bậc Hiền nhân (Wali), là người am hiểu tinh thông Thiên kinh Koran và giáo lý Asulam. Người Chăm theo Asulam thời đó, mặc dù tự nhận mình là tín đồ Bani, nhưng Chăm Bani vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn khác với phong tục của Asulam chính thống giáo. Sau thế kỷ 17, do tình hình xung đột tôn giáo trong xã hội người Chăm ngày càng phức tạp, triều đại vua Po Rome quyết định hóa giải tôn giáo thành hai thuật ngữ là Awal và Ahier.

#

Islam du nhập vào Champa khoảng thế kỷ 9, nhưng mãi đến thế kỷ 16 Islam phát triển cực thịnh do ảnh hưởng từ Malaysia và một số quốc gia khác ở Đông Nam Á. Để chỉ tôn giáo Islam người Champa phiên âm thành “Islam, Asulam”. Cũng như những tín đồ Islam khác trên thế giới, người Chăm còn dùng từ Bani (nghĩa đạo hay tín đồ) như Chăm Bani (Chăm theo đạo) được dùng rất phổ biến không chỉ dành cho người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, mà còn sử dụng ở người Chăm Nam Bộ, Chăm Kampuchia và thế giới Hồi giáo.

#

AWAL: Là tín đồ Chăm Bani đã theo Asulam từ trước, từ thế kỷ thứ 9 cho đến thế kỷ 17 (triều đại Po Rome) nhưng vẫn tiếp nhận văn hóa bản địa Champa. Thuật ngữ Awal (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “đầu tiên, trước” để ám chỉ cho những tín đồ Chăm Bani đã theo Asulam từ nhiều triều đại trước cho đến triều đại vua Po Rome (1627-1651) và chỉ chấp nhận Po Allah Thượng đế, là Đấng Tối cao và Duy nhất. Vậy, từ AWAL chỉ xuất hiện từ thế kỷ 17, và Awal vẫn mang nghĩa chính là Asulam. AHIER: Là người Chăm theo Ấn giáo thường gọi là Balamon, nhưng tiếp nhận nhiều nghi lễ mang yếu tố bản địa Champa. Thuật ngữ Ahier (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “muộn, sau” để ám chỉ cho người Chăm Balamon chấp nhận thờ thêm Po ALLAH sau khi thời  vua Po Rome hóa giải. Po ALLAH xuất hiện trong cộng đồng Chăm Balamon không phải là Thượng đế Duy nhất mà là Ðấng Tối Cao đứng đầu trong danh sách các thần linh quan trọng khác của người Chăm Balamon ở Panduranga như Brahman, Vishnu, Shiva.

#

Lương Tri làng Chăm duy nhất huyện miền núi Ninh Sơn, Ninh Thuận, có dân số có 823 hộ dân với 3.534 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (AWAL). Trong những năm qua, làng Chăm Lương tri nằm trong chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới, đã được sự quan tâm đầu tư của chính quyền Việt Nam về cơ sở hạ tầng khang trang thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn.

#

Ngày 17/03/2023, Ông Phạm Văn Hậu Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Ninh Thuận viếng thăm và chúc mừng lễ Ramadan (Ramawan) 2023. Ông Phạm Văn Hậu thay mặt HĐND, UBND, UBMTVN tỉnh, ân cần thăm hỏi chức sắc, chức việc trong Ban Thường trực Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh và thông báo khái quát những thành tựu nổi bật của tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh trong năm 2022 và những chủ trương, định hướng lớn của tỉnh trong năm 2023; ông ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp tích cực của các vị chức sắc và tín đồ Bani, đặc biệt tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh đã gắn bó, đồng hành, góp phần tạo nên những thành quả chung của tỉnh nhà.

#

Hồi giáo (tiếng Ả Rập: Islam), mang nghĩa “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế”, là một tôn giáo Độc Thần do Muhammad sáng lập, nhưng đức tin của Islam thì bắt nguồn từ trước khi Allah tạo ra Adam. “Hồi” ở đây có nghĩa là “Hồi lại”, “Hoàn lại”, “Về lại nguyên thủy”, ngược lại dòng thời gian từ thời Muhamamad đến thời kỳ nguyên thủy ban đầu, nghĩa là từ Rasul cuối cùng Muhammad ngược lại đến nabi Jesus, kế tiếp là nabi Musa, kế tiếp là nabi Ibraham, rồi đến thời kỳ nguyên thủy là nabi Adam. Hồi ở đây nghĩa là hồi lại trạng thái ban đầu và thực hiện đúng đắn cho một tôn giáo độc thần mà Allah đã chỉ định. "Subhanahu Wa Ta'ala" có nghĩa: “Vinh Quang Thượng Đế, Đấng Quyền Lực Tối cao”. Đồng thời tín đồ Hồi giáo phải hoàn thiện theo lời dạy của Thiên kinh Koran và cố gắng giữ Ngũ trụ.

#

Mặc dù cộng đồng người Chăm rất bức xúc, nhưng đa số không ai muốn lên tiếng chống đối hay phản ảnh mà chỉ chờ cơ quan chức năng giải quyết. Rõ, chưa thấy có một nghị quyết nào trả lời thắc mắc cho cộng đồng người Chăm từ phía tỉnh Ủy. Đùng đùng lôi nhau họp đối chấp, tuyên truyền. Đảng lãnh đạo soi đường dẫn lối cho dân mà cán bộ thiếu trách nhiệm. Một gia đình có ba thế hệ sống chung trong một mái nhà thì sẽ không bao giờ sống nổi. Huống chi cùng một thẻ căn cước thể hiện quyền công dân mà có đến hai tôn giáo. Bây giờ các cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ, tư tưởng cho người dân hai tỉnh Ninh Thuận Bình Thuận, việc này ảnh hưởng quyền công dân tầng tầng lớp lớp đến cộng đồng người chăm. Đảng là cuộc sống của dân, mãi mãi đi vào lòng người từ thuở thơ ấu, mà có động thái xem nhẹ quyền công dân của cộng đồng Chăm. Vậy có đáng để dân tôn trọng không? việc cốt lõi của đồng bào dân tộc Chăm quan tâm thì từ chối trốn tránh trách nhiệm giải quyết.

#

Lương Tri là một làng Chăm duy nhất của huyện Ninh sơn, có 100% tín đồ Bani Awal (Hồi giáo). Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, làng Chăm Lương tri đã được thay đổi diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc về mọi mặt. Trong thời gian gần đây, phong trào đòi tôn giáo Bani do nhóm dân tộc cực đoan khởi xướng dưới sự cầm đầu của Pts. Thành Phần  gây xáo trộn an ninh trật tự các làng Chăm Bani trong tỉnh. Xác định được tầm quan trọng liên quan đề tài tôn giáo là vấn đề nhạy cảm phức tạp, các thế lực phản động cực đoan luôn lợi dụng quyền tự do tôn giáo để chống phá chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước. Ông Thành Ngọc Tỏi Bí thư Chi bộ, Đảng bộ thôn Lương Tri cho biết, với vai trò là lãnh đạo địa phương ông chỉ đạo các ban ngành đoàn thể thôn nhà luôn nêu cao tinh thần cảnh giác mọi âm mưu của các thế lực thù địch kích động đả phá tổ chức tôn giáo nhằm chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc" . Ông cho biết thêm, chính quyền và tín đồ Chăm Bani ở Lương Tri luôn nhất quán bảo vệ tên gọi tôn giáo "Hồi giáo Bani" là tên gọi đúng nhất được tồn tại qua các giai đoạn lịch sử , nay được các nhà khoa học và Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận.

#

Thời thế tạo anh hùng, chờ khi về hưu, ông Thành Phần thực hiện dự án từ Ấn Độ, nhằm đưa Chăm quay trở lại tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ, và mục tiêu chính của Thành Phần phải loại bỏ “Hồi giáo” trong tôn giáo Chăm. Từ đó Thành Phần Hám tiền, Hám Danh, Hám lợi,… sẵn sàng bán tổ tiên, bán đạo giáo Chăm, tuyên truyền phụ nữ Chăm tham gia chống Chính phủ VN, tuyên bố Chính phủ VN xóa tôn giáo Bani của người Chăm ra khỏi Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ (Trong khi người Chăm không có tôn giáo, và Chưa tồn tại tôn giáo Bani trong Danh sách tôn giáo VN).