Trong tiếng Chăm, Kau là đại từ nhân xưng làm đại từ chủ ngữ cho ngôi thứ nhất. Đại từ nhân xưng dùng để xưng hô trong giao tiếp. Ngôi thứ nhất thuộc về người nói, ngôi thứ hai thuộc về người nghe, ngôi thứ ba thuộc về người hoặc con vật hoặc đồ vật mà người nói và người nghe đề cập tới. Đại từ nhân xưng được làm chủ ngữ nên có thể gọi chúng là đại từ chủ ngữ.
1). Kau trong tự điển Moussay, "Kau" được sử dụng mang nghĩa là “Tao”. Ví dụ
Kau aniai di hâ: Tao trù mày
Mai ka kau lac: tới cho tao nói
Kau taong mbaih mbaok: tao đánh bẻ mặt
2). Kau trong tự điển Aymoiner [Malay. Aku]: nghĩa là tôi, như:
Tuanku: Vua tôi,
Negararku: Đất nước tôi,
Bangsaku: Dân tộc tôi
Daulat Tuanku: Vua tôi vạn tuế
3). Kau được người Cru, Jrai hay Eđê,… dùng với nghĩa rộng hơn như:
a). Kau xưng với ông, bà là: cháu
Aey kau: Ông tôi
Duen kau: Bà tôi
Kaco: Cháu tôi
b). Kau xưng với cha, mẹ là: con
Ama kau: Cha tôi
Amik kau: Mẹ tôi,
Anak kau: Con tôi
c). Kau xưng với cô, chú là: cháu
Amiek kau: Cậu tôi (em trai của mẹ)
Ama neh kau: chú tôi (em trai của cha)
Ama praong kau: Bác tôi (anh trai của cha)
Anek kau: Cô tôi (Em gái của ba)
Amik ndit kau / amik mada kau: Dì tôi (em gái của mẹ)
Amuen kau: Cháu tôi (Cậu bên mẹ)
Anak kau: Cháu tôi (Chú bên cha)
d). Kau xưng với anh, chị là: em
Ayong kau: Anh tôi
Amai kau: Chị tôi
Adei kau: Em tôi
e). Kau xưng với người nhỏ tuổi hơn là: anh, chị, cha, mẹ, ông, bà tùy theo mối quan hệ.
Kaco: Cháu tôi
Amuen kau: Cháu tôi
Adei kau: Em tôi
Anak kau: Con tôi,…
Vậy Kau được sử dụng như đại từ chủ từ “I” trong tiếng Anh.
4) Kau trong tiếng Chăm ngày nay được dịch sang sang tiếng Việt nghĩa là “Tao”, ngữ nghĩa dịch này chưa chuẩn xác, tuy nhiên nghĩa này được sử dụng lâu ngày thành thói quen. Thực tế, cách xưng hô “Kau” trong tiếng Chăm hoàn toàn khác biệt, từ xưng hô trong giao tiếp bình thường, xưng hô với Cha mẹ ông bà anh chị em cho đến với vua chúa và bề trên, thì Kau mang nghĩa rất trịnh trọng như: Po Kau (vua tôi), Pok noja kau (Kính trọng ta),….
5). Kau trên bia ký Đồng Yên Châu viết vào thế kỷ thứ 4 nội dung dịch bởi Thurgood 1999, p. 3, có nội dung:
Pok noja kau (kính trọng ta),
Paribai di kau (ganh ghét ta),..
Siddham! Ni yang nāga punya putauv.
Ya urāng sepuy di KU, kurun ko jemā labuh nari svarggah.
Ya urāng paribhū di KU, kurun saribu thun davam di naraka, dengan tijuh kulo ko.
Putra Podam (2015):
Siddham! Ni yang nagar hu patao.
Hec thei urang pok noja KAU, kurun kau kaya banrik mang suraga
Hec urang yang paribai di KAU, kurun saribu thun dalam di naraka, saong tijuh tal tanah raya.
6). Kau trong văn học Chăm, từ “Kau” xuất hiện rất nhiều, sử dụng tùy theo trường hợp cụ thể
a). Trong Inra Patra, Câu 23 có nội dung:
23. KAU ni anâk patao Kurama Basapa,
Daok saong muk raong ba, calah di inâ ngan ama,,
b). Trong Akayet Dowa Mano, cau 123 có nội dung:
123. KAU ni anâk patao Kurima Raja,
KAU ba patri Rat-nda [< Ratna] , [Cah] ni Ya Sri Biyeng,,
c). Trong Nai Mai Mang Makah, câu 36, 161có nội dung:
36. Asaih tel palei Parik,
Pajieng KAU ndik, tapa cek tapa kraong,,
161. Tanâh riya KAU Pangdarang,
Calah grep jalan dhuen, baol bhap uranam,,
d). Trong Ariya Cam-Bani, câu 5, 6 có nội dung:
5. KAU o klak nai ah,
KAU huec calah, yua amaik ama,,
6. Haley tian kau praong lo ka hâ,
Amaik saong ama, KAU ndua sa gah,,
e). Trong Sep Sah Sakei, câu 4, 60 có nội dung:
4. Rai tok pacei rai tok,
KAU dak ba tagok, ndik ar hamu,,
60. Limân tel Hamu Baruw,
Padei cang KAU, hai Sah Sakei,,
f). Trong Ariya Po Phaok, câu 10 có nội dung:
10. Yah oh hu kau tak ni kaok hâ talah,
Ba marai limah bi drah, kau ba ni nao limah patao,,
g). Trong Ariya Tuen Phaow, câu 14, 51 có nội dung:
14. Tuen Phaow nyu lac anak Po Gahlau,
Gaon Aluah tiap kau, marai pangap palei nagar,,
51. Juai masuh paraong paraih panraong jabaol,
Cang ni klaoh thun paguen, kau tama nao Makah,,
Vậy “Kau” trong tư liệu Hoàng Gia Chăm, trong văn học Chăm được sử dụng như đại từ chủ từ “I” trong tiếng Anh. Cũng như Kau được sử dụng trong cộng đồng người Malayu Chăm tại Việt nam như: Eđe, Jrai, Raglai, Cru,…
NGHĨA TỪ KAU TRONG TIẾNG CHĂM
Kau xưng với ông / bà là: cháu (Tacaow)
Kau xưng với cha / mẹ là: con (Anak)
Kau xưng với cô / chú / dì / dượng là: cháu (Kamuen)
Kau xưng với anh / chị là: em (Adei)
Kau xưng với bạn bè là: bạn (Yut)
Kau xưng với đồng nghiệp tùy theo đối tượng là: tôi (kau, dahlak, drei, kami)
Po kau = Vua tôi
Ong kau / Muk kau (Mu kau) = ông, bà tôi
Ama kau / Amaik kau = cha, mẹ tôi
Cei kau / Mik cei kau = chú, cậu tôi
Nai kau / Mik nai kau = dì, cô tôi
Saai kau = anh, chị tôi
Adei kau = em tôi
Tacaow kau = cháu tôi,…