Hôm thứ 6 ngày 10 tháng 1 năm 2020, tại thôn Văn Lâm đã tổ chức Lễ SUK YENG, bà con đến Thánh đường thật đông đúc, bà con không những người trong làng mà còn từ các làng khác đến tham dự. Cũng theo thông lệ, các giới chức Sắc cũng như đại diện trí thức trao đổi một số vấn đề liên quan đến Tôn giáo. Điểm nổi bật là vấn đề tôn giáo “Hồi giáo Bani” được đưa ra thảo luận và kết quả vẫn tôn trọng ý kiến của Hội đồng Sư cả (HĐSC) và giới chức Sắc là giữ nguyên tôn giáo “Hồi giáo Bani”.
Nhân dịp này HĐSC cũng khẳng định “Hồi giáo Bani” là tôn giáo Độc thần, chỉ thờ phụng Allah là Đấng tối cao và duy nhất và Muhammad là Thiên sứ được mặc khải Thiên kinh Qur’an. (Ngoài ra Tín đồ Bani hay tín ngưỡng Bani còn ảnh hưởng văn hóa dân gian và phong tục bản địa).
Nhân dịp SUK YENG ở Thánh đường Văn Lâm, ta thấy rõ rằng hai chữ SUK YENG được viết chính xác. SUK viết Paok KAK chứ không phải Paok GAK (như BBSSCC). Xem Hình 1.
Tấm Băng Rôn tại SUK YENG ở Thành Tín ghi: " HỘI ĐỒNG SƯ CẢ HỒI GIÁO BANI". Xem Hình 2.
Trên lịch tổ chức Lễ hội SUK YENG 2020. Bên góc trái dùng cụm từ: " HỘI ĐỒNG SƯ CẢ HỒI GIÁO BANI"
và dưới góc phải do Sư cả Imam Trần Công Dư đã ký đã ghi: TM. HỘI ĐỒNG SƯ CẢ HỒI GIÁO BANI. Xem Hình 3.
Trở lại chuyện ồn ào tuần vừa qua về việc TS. TP và gia đình đã gửi đơn Ban Tôn giáo Chính phủ yêu cầu đổi “Hồi giáo Bani” thành TÔN GIÁO CHĂM “Tôn giáo Bani”.
Sự kiện ở trên được HĐSC tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã họp và quyết định vẫn giữ nguyên là “Hồi giáo Bani”.
Vấn đề chính ở đây là sau khi họp xong, các chức Sắc có sự chia rẻ trong nội bộ vì một số đồng ý thay đổi và đa số khác đề nghị giữ nguyên.
Từ vấn đề trên Putra Podam nhận một số cuộc gọi và gửi văn bản từ thành viên HĐCS Ninh Thuận yêu cầu giải thích. Từ đó tôi viết một bài phản biện.
Vấn đề chính bài phản biện của tôi, nếu các bạn đọc thật kỷ thì không thấy hay không tìm ra câu chữ nào mà tôi truyền đạo Islam (Tất cả chỉ là lời lẽ bóp méo sự thật và tìm nguyên cớ để chụp mủ hay hạ bệ tôi mà thôi).
Tôi biết vấn đề tôn giáo là vấn đề nhạy cảm là trách nhiệm của giới chức Sắc và HĐSC mà tại sao do một nhóm gia đình gồm 5 người đứng ra ký tên đòi thay đổi tôn giáo theo ý kiến chủ quan của riêng mình.
Tôi tự hỏi nếu xóa “Hồi giáo Bani” thì thay từ nào cho hợp lý. BANI không phải danh xưng tôn giáo, và giả sử nếu có đồng ý đặt “Tôn giáo Bani” thì liệu Ban Tôn giáo Chính phủ có đồng ý là một tôn giáo hay không hay chỉ là một tín ngưỡng của dân tộc Chăm?
Trong khi Ban Tôn giáo Chính phủ hiện nay chỉ công nhân Việt Nam có 14 tôn giáo trong đó có Balamon và Hồi giáo.
Ví dụ cụ thể, tôn giáo “Phật giáo Hòa Hảo” lấy hai từ kế thừa “Phật giáo” là kế thừa mọi thứ liên quan đến giáo lý giáo luật,…Nếu chỉ lấy tên “Tôn giáo Hòa Hảo” (bỏ từ Phật giáo) thì liệu Ban Tôn giáo Chính phủ có còn công nhận là một tôn giáo hay không?
Tương tự tôn giáo “Hồi giáo” được chính phủ công nhận, trong xã hội Chăm tồn tại cả hai tôn giáo là “Hồi giáo Islam” và “Hồi giáo Bani”. Riêng “Hồi giáo Bani” nếu bỏ từ “Hồi giáo” thì liệu “Tôn giáo Bani” được Chính phủ còn công nhận hay không? Hay chỉ là một “Tín ngưỡng” vì liên quan đến nhiều yếu tố như Đức tin, Giáo lý, Giáo luật,…
Chủ trương không đồng ý hai từ “Hồi giáo” tôi có nhắc cách đây 2 năm. Nhưng suy đi nghĩ lại không còn cách nào khác nên tôi đành im lặng.
Vấn đề đặt tên “HỒI GIÁO” ở Việt Nam đã bị Ngài Đại sứ Arab yêu cầu hủy bỏ và thay từ “ISLAM” mới đúng nội hàm và ý nghĩa của tôn giáo, nhưng đã bị phía Việt Nam từ chối.
Quay lại tôn giáo Chăm, “Balamon” phiên âm từ tiếng Phạn: Brahma và Balamon giáo là (Brahmanism). Đạo Balamon là một tôn giáo cổ của Ấn Độ, phát triển mạnh đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì biến thành Ấn Độ giáo (Hinduism). Vậy Tôn giáo Hindu kế thừa từ Balamon của Ấn Độ. Đạo Balamon được Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận tồn tại ở Việt Nam và viết tiếng Việt là: “Đạo Bà – la – môn”. Như vậy “Đạo Bà – la – môn” ở Chăm về mặt nào đó là sự kế thừa từ Balamon ở Ấn Độ.
Tự đặt câu hỏi, nếu ta thay tên “Đạo Bà – la – môn” thành tên khác cho riêng Chăm, bản sắc Chăm (Vì ta thích vậy) thì liệu Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận không?
Trở lại vấn đề chính. Chuyện xảy ra ồn ào tuần vừa rồi là vì các bạn không đọc kỷ bài viết của tôi, một người chụp mũ tôi truyền đạo Islam (và mọi người cứ tin vào đó và phản đối theo) trong khi không tìm ra câu chữ nào.
Nhân dịp SUK YENG, chúc bà con Ninh Thuận, Bình Thuận vui vẻ và bình an, để tiếp sức cho mùa Ramadan (Ramawan) sắp tới.
Lễ ội SUK YENG tại Văn Lâmd ùng "Hồi giáo Bani"
Lịch Suk Yeng Ninh Thuận dùng "Hồi giáo Bani"