Y Bham Enuol, sinh năm 1923 là sáng lập viên của phong trào Bajaraka (1958-1964), sau đó Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa (1964-1975) tức là một thành viên nằm trong tổ chức đấu tranh liên hiệp mang tên là Fulro (Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Của Các Sắc Tộc Bị Áp Bức) có trụ sở tại Campuchia. Ngày 17-4-1975, Khơ Mer Đỏ chiếm thủ đô Phnom-Penh.
Y Bham Enuol vào Đại Sứ Quán Pháp tị nạn. Ngày 20-4-1975, Khmer Đỏ đột nhập vào Sứ Quán Pháp, bắt Y Bham Enuol cùng với nhiều nhân vật lãnh đạo khác của Fulro như Y Bun Sur, Kpa Dôh, Ksor Duoât, Y Nham Eban,… để đưa ra tử hình.
Chính sách Ngô Đình Diệm
Thế kỷ XX đã chứng kiến một sự xáo trộn lớn trong cộng đồng người Thượng ở Cao Nguyên Việt Nam do sự di cư ồ ạt của người Việt và chính sách đồng hóa người Thượng ở Việt Nam.
Ngày 11.3.1955, Ngô Đình Diệm ra quyết định sáp nhập lãnh thổ (Xứ Thượng Miền Nam Đông dương) vào đơn vị hành chính Việt Nam và bãi bỏ quy chế tự trị của Hoàng Triều Cương Thổ do Hoàng đế Bảo Đại ban hành vào năm 1950. Tiếp theo đó, chính sách đưa người Việt tị nạn từ Bắc lên Tây Nguyên vào năm 1955 đã đẩy đồng bào Tây Nguyên vào tình trạng mất đất đai để canh tác. Không những luật tục và đời sống văn hóa, tinh thần bị xáo trộn, họ còn bị xua đuổi vào vùng đất cằn cỗi và ngược đãi bởi chính sách cai trị hà khắc của chính quyền Ngô Đình Diệm thời đó.
Ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm đưa ra quyết định:
• Bãi bỏ quyền sở hữu chủ đất đai dành cho người dân tộc thiểu số
• Hủy bỏ những tòa án phong tục của dân tộc thiểu số
• Cấm giảng dạy những tiếng dân tộc thiểu số trong các trường học
• Đóng cửa Nha Giáo Dục Miền Thượng
• Chuyển hàng vạn người Kinh lên Cao nguyên để khai thác đất đai
Trước sự đồng hóa và đàn áp người Thượng của chính quyền Ngô Đình Diệm, một số trí thức người Cao nguyên quyết định thành lập phong trào đấu tranh bí mật vào năm 1958, đặt dưới quyền điều hành của Y Thih Eban (Rade), gọi là Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Thượng với các yêu sách như sau:
• Tôn trọng phong tục tập quán tín ngưỡng của dân tộc thiểu số.
• Áp dụng chính sách bình đẳng giữa dân tộc thiểu số và người Kinh
• Trả lại cho người Tây Nguyên những đất đai đã bị chính quyền tịch thu hay bị các dân định cư người Việt chiếm đoạt bất hợp pháp.
Tuy nhiên các yêu sách này không những được thực hiện mà chính quyền Ngô Đình Diệm lại tiếp tục chính sách hà khắc với người Cao nguyên và đẩy họ vào cuộc sống vô cùng bần cùng và cơ cực hơn.
Phong trào Bajaraka
Ngày 1-5-1958 đánh dấu ngày ra đời của phong trào Bajaraka (Bana + Jarai + Rađê + Kaho) đặt dưới sự lãnh đạo của Y Baham Enuol, gốc người Rade. Mặt trận này đưa ra nhận định chung về tình hình Tây Nguyên lúc này gồm 8 điểm chính như sau:
• Về tình hình kinh tế, dân tộc Tây nguyên chỉ biết làm nô lệ cho những người Kinh định cư.
• Về mặt chính trị: Những người Việt định cư tự tôn họ là dân tộc thắng trận và luôn luôn có thái độ trịch thượng đối với dân tộc Tây Nguyên.
• Trong bộ máy hành chính, các quan chức gộc dân tộc Tây Nguyên được trả lương lúc nào cũng thấp hơn người Việt định cư.
• Trong quân đội, những hạ sĩ quan và sĩ quan Tây Nguyên rất ít được thăng cấp so với người Việt.
• Tây Nguyên đã trở thành sân khấu của cuộc chiến đẫm máu giữa quân đội Sài Gòn và Việt Cộng mà mục tiêu của cuộc chiến này không liên hệ gì đến dân tộc Tây Nguyên.
• Trên bình diện pháp lý, dân tộc Tây Nguyên phải cúi đầu tuân theo pháp luật Việt Nam, một hệ thống pháp lý hoàn toàn không thích nghi với phong tục, tập quán và tín ngưỡng của dân tộc thiểu số này.
• Trên bình diện giáo dục, những con em Tây Nguyên không còn quyền học tiếng mẹ đẻ của mình trong các trường tiểu học.
• Trên bình diện y tế, có sự bất công rõ rệt về lương bổng.
Từ những nhận định đó, Y Baham Enuol đã lãnh đạo các phong trào đấu tranh của người Thượng trong suốt hai mươi năm với những thành tích đáng kể như sau:
Ngày 25-7-1958, Y Baham Enoul đã gửi bức thư đến đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, trong đó yêu cầu đại sứ can thiệp với chính quyền Việt Nam nhằm tái lập lại quy chế đặc biệt dành cho các dân tộc thiểu số tương tự như quy chế Hoàng Triều Cương Thổ. Nội dung này cũng được Y Baham Enoul gửi đến các tòa đại sứ ngoại giao Pháp, Anh, Ấn độ,… đặt tại Sài Gòn.
Cũng vào thời gian này, Y Baham Enoul cũng gửi thư đến Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc để trình bày về số phận hẩm hiu của các dân tộc Tây Nguyên trên đà bị diệt vong.
Ngày 8-9-1958, Y Baham Enoul gửi một văn thư chính thức cho Ngô Đình Diệm yêu cầu nhà nước Việt Nam phải có một chính sách thích đáng cho các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nhưng đáp lại bức thư này là sự đàn áp phong trào Bajaraka và Y Baham Enoul và một số lãnh đạo khác đã bị bắt giam. Ngày 26-11-1958, có những tin đồn về sự vùng dậy của người Tây Nguyên tấn công các nhà tù giải phóng các thành viên của Bajaraka bị bắt giam, Ngô Đình Diệm liền chuyển Y Baham Enoul về trại giam ở Huế. Tháng 9-1958, Y Baham Enoul được trả tự do. Nhưng một vài tháng sau Ngô Đình Diệm lại cho bắt giam ông trở lại.
Mặt trận Fulro
Cuộc đảo chính chính quyền Ngô Đình Diệm vào ngày 1-11-1963 đã đưa lịch sử cận đại Đông Dương sang một khúc quanh mới. Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Các Dân Tộc Bị Áp Bức, tiếng Pháp là Front Unifié de Lutte des Races Oprimées, viết tắt là FULRO bắt đầu ra đời, đặt dưới sự bảo trợ của hoàng thân Norodom Sihanouk. Tổ chức liên hiệp này quy tụ ba mặt trận.
Sau ngày ra đời của Fulro, Les Kosem tăng cường chiến lược đưa Y Baham Enoul ra khỏi ngục giam để lãnh đạo mặt trận Giải phóng Champa bao gồm khu vực cao nguyên trung phần Việt Nam và vùng ven biển từ Phú Yên đến Phan Rí.
Sau nhiều nỗ lực của Les Kosem qua con đường ngoại giao và trao đổi tù binh chính trị, Y Baham Enoul đã được trả tự do nhờ từ bức thư viết ngày 1-2-1964 của Les Kosem cho thủ tướng Nguyễn Khánh.
Ngày 20-9-1964 đánh dấu cuộc vùng dậy Fulro. Tổ chức này tấn công trại lính buôn Sarpa, chỉ sau vài giờ làm chủ tình hình tỉnh Daklak và chiếm đài phát thanh Ban Mê Thuột nhằm đưa ra thông điệp yêu cầu chế độ Sài Gòn phải thực thi một số yêu sách:
• Chấp nhận có một ghế Bộ trưởng dân tộc thiểu số trong nội các chính phủ Sài Gòn.
• Chấm dứt sự thuyên chuyển những công chức và binh lính Tây Nguyên đến các vùng Duyên hải
• Áp dụng chính sách bình đẳng giữa dân tộc thiểu số và người Việt.
• Trao trả lại cho các dân tộc thiểu số những đất đai của họ mà người Kinh xâm chiếm.
Sau bao ngày thương thuyết với quân đội Mỹ, lực lượng Fulro chấp nhận rút quân về hậu cứ ở Mondunkiri, lãnh thổ Campuchia, trong đó có Y Bham Enoul.
Tháng 7-1965, Fulro tấn công trại lính Buôn Brieng, làm chủ tình hình và tiếp tục đòi yêu sách cho các đồng bào dân tộc thiểu số và khu quân sự bất khả xâm phạm. Trước sự ảnh hưởng to lớn của Y Baham Enoul với phong trào Fulro, chính quyền Sài Gòn đã tìm mọi cách mua chuộc ông trở về Việt Nam nhưng đều bị thất bại. Tháng 9-1965, báo chí Campuchia loan tin thành phần mới trong hội đồng tối cao của Tổ chức Fulro, trong đó Y Baham Enoul được bầu làm Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Fulro.
Sau nhiều lần thương thuyết về chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số bất thành, tổ chức Fulro đã tấn công Cao Nguyên nhân dịp thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ lên thăm Pleiku vào ngày 17-12-1965 và rải truyền đơn tố cáo tướng Vĩnh Lộc là nhà lãnh đạo kiêu căng, chỉ biết dùng vũ lực để giải quyết vấn đề người Thượng mà ông ta cho là ngu ngốc. Biến cố này gây thiệt hại cho cả hai phía và thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ đã chỉ trích công khai sự kiêu căng của tướng Vĩnh Lộc và đường lối chính trị khiêu khích của ông ta đã đẩy Fulro dùng vũ lực thách thức chính quyền Sài Gòn.
Chính quyền Sài Gòn tiếp tục dùng kế mua chuộc Y Baham Enoul trở về Việt Nam nhằm tránh tổ chức này tiếp tay cho Việt Cộng. Nhân dịp này Y Baham Enoul tiếp tục đề nghị đòi quy chế đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở miền trung Việt Nam, trong đó có quyền thành lập quân đội riêng và có cờ riêng những vẫn không được đáp ứng đầy đủ.
Sau cuộc tổng tấn công nổi dậy của Việt Cộng năm 1968, tổ chức Fulro ở Tây Nguyên bị việt cộng đánh bại. Ngày 12-12-1968 Y Baham Enoul dự định trở về hợp tác với Việt Nam theo hiệp ước thỏa thuận nhưng không thành vì Hội đồng tối cao Fulro đã thấy trước sự lừa gạt của chính quyền Sài Gòn nên đã tìm cách bảo vệ Y Baham Enoul ở lại Campuchia.
Biến cố Mỹ rút quân khỏi Đông Dương năm 1973 và phong trào Khờ Me Đỏ tấn công Phnom-Penh vào năm 1975 đã đẩy phong trào Fulro vào sự suy vong. Trong lúc hỗn loạn của cuộc chiến, Y Baham Enoul cùng gia đình chạy đến tị nạn ở tòa đại sứ Pháp ở Campuchia như lời căn dặn của Les Kosem trước lúc sang Pháp. Bất chấp sự bảo trợ của Sứ Quán Pháp và luật quốc tế, Khờ Me Đỏ ra lệnh bắt Y Baham Enoul và một số lãnh đạo khác của Fulro cùng gia đình ông vào ngày 20.4.1975
Kỷ niệm 45 năm (1975 – 2020) ngày mất của Y Baham Enoul, một nhân vật lãnh đạo phong trào đấu tranh của các dân tộc bản địa ở miền trung Việt Nam bị áp bức trong suốt hai thập niên ròng rã bằng cả hai con đường thương thuyết và quân sự đã gợi nhắc đến những yêu sách về một quy chế đặc biệt dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đã 38 năm sau ngày mất của Y Baham Enoul, và cho dù Việt nam hôm nay đã thống nhất trong đó có sự đóng góp của đồng bào bản địa, nhưng các yêu sách của Y Bham Enoul cho đến nay vẫn chưa thực hiện. Và hôm nay dân tộc bản địa ở miền trung Việt Nam vẫn còn đối mặt với chính sách đồng hóa do di cư ồ ạt của người Kinh, đất đai bị mất chủ quyền trở nên nghèo đói và bần cùng; đời sống văn hóa tinh thần và các luật tục cũng còn bị xáo trộn. Và đó cũng là bài học thích đáng mà thế hệ trẻ của dân tộc bản địa Tây Nguyên và Chăm hôm nay cần bết đến.
Y Bham Enoul Chủ tịch mặt trận giải phóng Cao Nguyên Champa: PDF
Y Bham Enoul- Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Champa-Fulro.
Y Bham Enoul- dưới lá cờ Mặt Trận Giải phóng Champa-Fulro
Y Bham Enoul
Y Bham Enoul
Y Bham Enoul- Les Kosem
Y Bham Enoul- Đàng Năng Giáo