Mưu đồ xóa tôn giáo Chăm

Written by admin
In category Tin tức
Oct 10, 2020, 4:41 PM

Bani là phiên âm tiếng Arabic (Arab - Ả Rập). Nghĩa là “đạo”, nhưng thường dùng với nghĩa “tín đồ Hồi giáo” hay “Muslim” chỉ thờ phượng Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad là vị Thiên sứ (Nabi) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Koran.

Theo thuật ngữ thì từ Bani có một số ngữ nghĩa như:

- Bani: trong tiếng Arabic dùng để chỉ tín đồ của thượng đế Allah. Nhưng theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Arab Beni”, có nghĩa là “đứa con”.

- Bani dùng để chỉ sắc dân như: Bani Israel (sắc dân Do Thái), Bani Chăm (nhóm sắc dân Chăm theo đạo mới).

- Bani, Bini là “đạo” thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah. Ví dụ: Bani Jawa: nghĩa là: người Jawa theo đạo mới, hay người Hồi giáo Jawa.

- Bani, Bini thường dùng như tên lót Bin theo Islam như: Muhammad Bin Bilal Ali,…

- Bani hay Bini trong tiếng Malay còn có nghĩa là phụ nữ hay vợ,

- Bani là tín đồ Hồi giáo cũng như Muslim là tín đồ Islam.

Cụ thể: Khi thực hiện “lễ cắt bao quy đầu” thì người Chăm Nam bộ, Chăm Kampuchea, Chăm Ninh Thuận hay Bình Thuận đều gọi “Khatan tamâ Bani” nghĩa chính là lễ cắt bao quy đầu, nhưng thường gọi lễ nhập đạo. Ở đây ám chỉ dĩ nhiên là nhập đạo Islam (Asulam) chứ không mang nghĩa khác như nhập đạo Balamon, Tin Lành, Thiên Chúa giáo hay Phật giáo,…Nhưng nghĩa đối với riêng người Chăm thì cụm từ ‘Khatan tamâ Bani” (nhập đạo), ám chỉ không phải nhập đạo Balamon, mà nhập đạo mới Asulam theo thờ phượng thượng đế Allah.

Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Asulam không phải đạo Balamon). Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài,…

Một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.

1. Quyết định thành lập và hoạt động của tổ chức Hội đồng Sư cả

Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận đầu tiên nhiệm kỳ (2007-2010) được thành lập theo Quyết định số 4106/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Ninh Thuận. Dựa vào quyết định này, tên tổ chức được: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận được hoặc động cho đến ngày hôm nay.

Hình 1. Con dấu “Hồi giáo Bani” của Hội đồng Sư cả tỉnh Ninh Thuận.

Hình 2. Băng Rôn “Hồi giáo Bani” trong dịp Suk Yeng 2020.

Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận được thành lập Ban Đại diện lâm thời và chính thức được Sở Nội vụ cấp Giấy chứng nhận hoạt động tôn giáo ngày 03/12/2009 . Theo quyết định này, nhân sự của Ban Đại diện lâm thời cộng đồng Hồi giáo Bani và Tổ thư ký gồm: 11 vị Sư cả ở 10 thánh đường trong tỉnh, và Tổ thư ký có 9 vị Imam.

 Ngày 18/9/2012, tại Thành phố Phan Thiết tổ chức Đại hội thành lập Hội đồng nhiệm kỳ thứ nhất 2012-2016 lấy tên “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận”. Tham dự Đại hội có đại diện Tỉnh ủy, UBMTTQ Việt Nam, Sở Nội vụ tỉnh cùng 250 đại biểu là chức sắc, giáo sĩ đại diện cho hơn 19 nghìn tín đồ Hồi giáo Bani trong toàn tỉnh. Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận hoặc động theo Quyết định số 2161/2012/QĐ-UBND ngày (31/10/2012).

Hình 3. Con dấu “Hồi giáo Bani” của Hội đồng Sư cả tỉnh Bình Thuận.

Hình 4. Trụ sở của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận.

Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận là một tổ chức của Hồi giáo Bani được thành lập theo nguyện vọng của các chức sắc, tín đồ Hồi giáo Bani trong tỉnh và được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hội đồng Sư cả có nhiệm vụ hướng dẫn và theo dõi các hoạt động nghi lễ tôn giáo; hướng dẫn các chức sắc, tín đồ sinh hoạt tôn giáo theo đúng giáo luật và pháp luật.

Hình 5. Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc lễ Ramadan (Ramawan) của

Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận ngày 24-5-2020.

 

2. Xóa “Hồi giáo Bani” gây hoang mang dư luận

Tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani cả hai tình Ninh Thuận - Bình Thuận đang hoặc động tích cực và rất thuận lòng dân, thì đột ngột nhận thông tin đề nghị xóa bỏ tên tổ chức này và thay tên tổ chức khác?

Sự tình như sau:

Ngày 25/4/2019, Ts. Thành Phần cùng thành viên gia đình là Nguyễn Thị Bi (vợ), Thành Thị Thanh Tuyền (em vợ), Hứa Đình Ôren (người làm trong nhà), Đào Danh Yến Nhi (học trò), nhóm gồm 5 người tự nhân danh đại diện trí thức Chăm Ninh Bình Thuận và tự viết đơn đề nghị xóa bỏ tôn giáo: “Hồi giáo Bani” gửi các cấp:

-Bộ Nội vụ

-Ban Tôn giáo Chính phủ

-UBND tỉnh Ninh Thuận

-Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận

-Ban Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận

(Đơn 1. Kiến nghị xóa Hồi giáo Bani - kèm bên dưới)

 

Khi nhận đơn kiến nghị trên, cuộc họp Hội đồng Sư cả Ninh Thuận đã tranh luận gay gắt giữa phe đã bôi trơn và chức sắc muốn giữ đúng tên “Hồi giáo Bani”. Kết luận HĐSC đã phản đối và tẩy chay lá đơn đề ngị của người sáng lập ra môn phái “Tôn giáo Bàni”.

Cuộc họp HĐSC Bình thuận tổ chức vào thứ 6 ngày 28/12/2019 có đưa vấn đề này ra xin ý kiến. HĐCS đã trao đổi sôi nổi, gay gắt và có ý kiến trái chiều về kiến thức tôn giáo. Quan điểm Sở Nội vụ Bình Thuận không can thiệp vào nội bộ và chỉ trả lời đơn giản “Việc  của quý vị chúng tôi không can thiệp”, và kết quả cuối cùng vẫn giữ nguyên và đề nghị không thay đổi.

Khi đơn đề nghị xóa bỏ Hồi giáo Bani chưa ráo mực, thì Ts.Thành Phần cùng nhóm tiếp tục viết đơn lên cấp trên CẤM giết trâu trong đám tang của người Chăm và nhóm này còn thực hiện nhiều mưu đồ khác như đề nghị thờ “Po Kuk” không thờ “Po Allah”, đây là âm mưu nhằm xóa sổ Hồi giáo Bani của Champa.

(Đơn 2. Kiến nghị Cấm giết trâu trong Đám tang Hồi giáo Bani - kèm bên dưới)

3. Xóa “Hồi giáo Bani” là sự “Háo danh”? “Vụ lợi”? hay “Ý đồ khác”?

Sau khi nhóm Ts. Thành Phần gửi đơn kiến nghị xóa bỏ “Hồi giáo Bani”, tín đồ Bani (Muslim) tại tỉnh Ninh Thuận chia bè phái, chê bai nhau về kiến thức tôn giáo,… Acar Nguyễn Ngọc Quỳnh bị nhóm này lợi dụng và hậu quả bị Sử cả trong làng loại bỏ khỏi sinh hoạt tôn giáo.

Từ sự việc trên, nhóm trí thức Chăm tại Sài Gòn đi tìm hiểu và biết một số thông tin, Ts. Thành Phần đang thực hiện dự án Ấn Độ về việc xóa bỏ “Hồi giáo Bani” và sẽ đưa ra lý thuyết mới cho cộng Chăm Awal đó là tầng lớp giáo sĩ (Ulama) như Acar, Imam,…

Vậy vụ việc đề nghị xóa bỏ “Hồi giáo Bani” và dùng nhóm“đàn em” ủng hộ là bước “dọn đường” là “bôi trơn hành lang” để dự án “Ấn Độ” nghiệm thu thành công. Nhóm làm việc : “VÌ T.I.Ề.N” và “vì t.i.ề.n”.

Rõ khổ,…vì “háo danh”, vì “vụ lợi”,… mà sẵn sàng bán đứng dân tộc, bán đứng tổ tiên, “mưu đồ” xóa bỏ tôn giáo “Hồi giáo Champa hay Hồi giáo Bani” của cha ông hơn một nghìn năm, từ thế kỷ thứ 9 (IX) do tổ tiên và các nhân vật lịch sử tạo nên như: vua Chế Mân, vua Chế Bồng Nga, Sunan Ampel, Bố Trì Trì, Po Kah Brah, Po At, Po Rome,…Cei Brei, Tuan Phaow, Katip Sumat, Katip Ja Thak Wa,…

4. Hội nghị tôn giáo Chăm là sự quan tâm của Đảng?

Theo thông tin nghe lén đáng tin cậy, trong thời gian tới cuối năm năm 2020, Ban Tôn giáo Chính phủ, Vụ Tôn giáo,… sẽ phối hợp tỉnh Ninh-Bình Thuận và HĐSC để tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tên tôn giáo “Hồi giáo Bani” hay “Bani”?

Từ thông tin phần nào đó tác động gay hoang mang, bức xúc cho giới giáo sĩ (ulama – Acar) và tín đồ “Hồi giáo Bani” (tiếng Chăm: Bani Awal).

Từ thông tin trên, cộng đồng Chăm có quyền đặt câu hỏi:

-Tại sao Ban Tôn giáo Chính phủ lại “quan tâm” và “coi trọng” đơn kiến nghị xóa bỏ “Hồi giáo Bani” của cá nhân Ts. Thành Phần ???

-Tại sao Ban Tôn giáo Chính phủ lại quan tâm và tích cực tham gia chuẩn bị Hội nghị lấy ý kiến xóa bỏ “Hồi giáo Bani”???

5. Chính phủ ưu tiên dân tộc Chăm tự do tôn giáo? Tự do ngôn luận và tự do vận động cho Hội nghị ???

Chặng đường nước rút nhằm vận động và tranh phiếu cử tri giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Mỹ. Sự việc này dù gì cũng đã gây chia rẽ giữa người dân trong nước và ảnh hưởng đến thế giới bên ngoài.

Cộng đồng Chăm “Hồi giáo Bani” (hệ phái: Hồi giáo Champa hay Bani Awal) hiện nay rất quan tâm và chuẩn bị tinh thần cho Hội nghị Tôn giáo sắp tới. Kéo theo sự tranh luận gây gắt trở thành nhục mạ lẫn nhau trên Facebook cộng đồng.

Nhóm ủng hộ xóa bỏ “Hội giáo Bani” đi đêm, bôi trơn, và lợi dụng sự cả tin để kéo nhóm kéo phái.

Sáng ngày 26 tháng 09 năm 2020 Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận có triệu tập mở phiên họp Ban chấp hành mở rộng với 67 thành viên tham dự để lấy ý kiến giải trình tên tổ chức tôn giáo Hội đồng Sư cả. Bất ngờ Ts. Thành Phần, khách không mời mà đến, tự động vào phòng họp và tự động phát biểu ý kiến và kết quả cuộc họp bị bãi bỏ vì tình hình xáo trộn vô tổ chức.

Ngày 4/10/2020 Ts. Thành Phần tiếp tục vào vận động xóa bỏ “Hồi giáo Bani” tại tỉnh Bình Thuận. Điểm đến đầu tiên là vùng xa cộng đồng Chăm Tánh Linh. Và nhiều cuộc gọi đến trí thức xã Phan Hòa nhằm vận động nói xấu Putra Podam là Islam cực đoan, là IS là phản bội tổ tiên,… Nhưng thực tế chính Ts. Thành Phần là người “Háo danh”, “Vụ lợi” và vì T.I.E.N

Để bảo vệ tôn giáo Champa, bảo vệ dân tộc Champa, Ts. Putra Podam liền cho xuất bản sách “Hồi giáo Bani” và gửi cho cộng đồng Chăm tham khảo trước hầu tìm và hiểu đúng về Hồi giáo Bani tại Champa.

Tình hình hiện nay những người quan tâm đến tôn giáo Chăm đang tìm kiếm Giải thuật đơn giản và hiệu quả cao để kéo giới Giáo sĩ Acar về phía mình.

Người Mỹ hiện nay đang chia rẽ giữa phe “Cộng Hòa” và phe “Dân Chủ”, thì….

Người Chăm hiện nay đang chia rẽ giữa phe “Bảo Tồn và phe “Cải Biến”.

 

Hình 6. Quyết định công nhận tổ chức tôn giáo "Hồi giáo Bani" Bình Thuận. 

 

*** CỘNG ĐỒNG CHĂM RẤT MONG ĐƯỢC BÌNH YÊN***

***CỘNG ĐỒNG CHĂM RẤT MONG SỰ QUAN TÂM TỪ NHÀ KHOA HỌC, THẦN HỌC, TÔN GIÁO,… và CHÍNH PHỦ**

Hình 7. Ts. Putra Podam thăm thánh đường Hồi giáo Bani haluw Katuh

 

Hình 8. Đơn kiến nghị xóa tôn giáo "Hồi giáo Bani" của Ts. Thành Phần.

 

LINK- ĐỌC BÀI LIÊN QUAN

1. Giới thiệu : "Hồi giáo Bani" một tôn giáo độc thần

2. Sách online: "Hồi giáo Bani" một tôn giáo độc thần