Hội thảo tôn giáo tại Bình Thuận thành công

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Nov 13, 2020, 6:02 PM

Theo Kauthara đưa tin cuộc họp bàn luận về tên tôn giáo người Chăm Bani được tổ chức ngày 13/11/2020 tại Bình Thuận do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức. Hội thảo đã bàn bạc, trao đổi sôi nổi, kết thúc và thành công tốt đẹp.

1. Thành phần tham dự:

- Ban Tôn giáo Chính phủ; một số cơ quan liên quan của tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận;

- Chức sắc, chức việc Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận: 32 người

 - Chức sắc, chức việc Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận: 21 người

- Báo chí truyền thông tỉnh.

2. Nội dung báo cáo:  gồm 2 phần:

2.1. Về tên tôn giáo:

 - Tóm tắt lịch sử hình thành Hồi giáo Bani địa phương, giải thích về nguồn gốc tên gọi “ Hồi giáo Bani” hay “Bani”.

- Sự tương đồng và khác biệt giữa Hồi giáo Bani và Hồi giáo chính thống về giáo lý, giáo luật và lễ nghi.

- Những nội dung Hồi giáo Bani đã tiếp thu trong giáo lý, giáo luật, lễ nghi của Hồi giáo chính thống? Những nội dung tiếp thu từ tín ngưỡng, văn hóa của dân tộc Chăm?

- Mối quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Bani trong tỉnh và Hồi giáo chính thống ở trong nước và thế giới.

- Tổng hợp ý kiến của chức sắc, chức việc, tín đồ cộng đồng Hồi giáo Bani trong tỉnh về vấn đề tên tôn giáo và giải thích cụ thể.

2.2). Về hoạt động tôn giáo Hồi giáo Bani tại địa phương

- Tình hình tín đồ, chức sắc, chức việc (số lượng, hoạt động chủ yếu).

- Thực trạng cơ sở thờ tự.

- Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chức sắc, chức việc.

- Kết quả hoạt động của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tính từ Đại hội nhiệm kỳ 2016-2021 đến nay (tháng 11/2020).

- Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân.

- Kiến nghị, đề xuất./.

3. Tài liệu và đại diện báo cáo

Theo thông tin cả hai tỉnh phải nộp bản báo cáo chung, tổng quan cho Ban Tôn giáo Chính phủ, và một bản tóm tắt báo cáo tại hội thảo.

Tại hội thảo, đại diện Hồi đồng Sư cả Bình Thuận do Imam Huỳnh Trung báo cáo.

Đại diện Ninh Thuận do ông Đổng Dương Long báo cáo nội dung phần 1, và Imam Từ Công Dư báo cáo phần 2.

4. Kết quả ý kiến

Hội thảo báo cáo xong, sau ý kiến của chủ trì hội thảo, Ban Tôn giáo chính phủ và một số cơ quan, các chức sắc (Acar) cả hai tỉnh trao đổi ý kiến thẳn thắng, dân chủ và kết quả ý kiến được ghi chính thức như sau:

- Tổng số chức sắc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận tham gia là: 53 người

- Ý kiến thăm dò chung thì kết quả: 94% đồng ý giữ “ Hồi giáo Bani”, và  6% phản đối dùng “Hồi giáo Bani”.

- Ý kiến riêng cho phép 14 người  trình bày ý kiến thì kết quả:

- Đồng ý “Hồi giáo Bani”: 11 người.

- Không đồng ý “Hồi giáo Bani”: 3 người.

Lưu ý: 

- Bình Thuận: Chức sắc (Acar) đồng ý tên tôn giáo: Hồi giáo Bani, 100%,

- Ninh Thuận: Chức sắc (Acar) đồng ý tên tôn giáo: Hồi giáo Bani, 100%, riêng Ban chấp hành Hội đồng Sư cả Ninh Thuận không đồng ý là 3 người (gồm 2 quý ông và 1 quý bà).

5. Kết Luận

Đây là lần đầu tiên Nhà nước Việt Nam nói chung Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan liên quan, đã quan tâm đến vấn đề tôn giáo của người Chăm. Hội thảo lấy ý kiến về tên tôn giáo rất ý nghĩa cho cộng đồng Chăm nói chung và người Chăm Bani nói riêng.

Thống nhất tên tôn giáo giúp tín đồ khẳng định đúng đắn tên tôn giáo và hoạt động của tôn giáo đồng thời giúp công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo Hồi giáo Bani một cách thuận lợi.

Theo kết luận khẳng định tại Việt Nam có tồn tại tôn gáo Hồi giáo, là tên phiên chữ tiếng Việt từ tên gốc Islam (Quốc tế). Nhưng người Chăm có hai hệ phái là: Hồi giáo Bani (hệ phái của người Chăm) và Hồi giáo Islam (Hệ phái chính thống giáo).

Hồi giáo Bani sử dụng thiên kinh Koran (Qur’an của Islam) làm kim chỉ nam, tôn thờ Đấng Tối cao Allah (Po Awluah) và phụng sự Thiên sứ Muhammad như Hồi giáo Islam (Chính thống giáo).

Theo kết quả hội thảo khẳng định, Bani là tên tín đồ của Hồi giáo Bani (tiếng Chăm là: Asulam Bani hay Awal Bani), tên Bani của người Chăm đang sử dụng như tên Quốc tế Muslim của Islam.

Bani, không phải tên tôn giáo như một vài người hiểu không đúng, hiểu không chính xác.

Bani viết đúng là Bani, không viết Bà Ni hay Bàni như hiện nay.

Hội thảo khẳng định, “Hồi giáo Bani” là tên gọi đúng của hệ phái tôn giáo Chăm đã tồn tại từ các triều đại Champa nhiều thế kỷ trước.

Sau khi trao đổi, và thống nhất ý kiến, chủ trì đã đọc biên bản báo cáo của hội thảo tuyên bố thành công tốt đẹp và kết thúc.

Một số hình tại Hội thảo