Thảo luận vấn đề tên gọi "Hồi giáo Bani" của Ninh Thuận

Written by admin
In category Tin tức
Nov 24, 2020, 5:53 AM

  - Kính thưa quý lãnh đạo

  - Kính thưa hội nghị

Cho phép chúng tôi thây mặt Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani báo cáo tham luận về việc đặt tên tôn giáo trong cộng đồng người Chăm Bani tỉnh Ninh Thuận .

Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani là một tổ chức tôn giáo, đại dện cho cộng đồng tín đồ Chăm Bani trong tỉnh, được UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận tại văn bản số 2749/UBND-VX ngày 06 tháng 9 năm 2006, tiếp sau đó Hội đồng chức sắc Balamon, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận được hình thành; nổi mừng chưa vơi thì Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, Hội đồng Chức sắc Balamon giáo tỉnh Bình Thuận khai hoa nở nhụy. tất cả Hội đồng cùng một nhịp đi vào hoạt động có tư cách pháp nhân và được công nhận như một tôn giáo chính thức. đây là một vinh dự cho toàn chức sắc, chức việc và các tín đồ trong cộng đồng người Chăm tỉnh Ninh-Bình Thuận.

Chúng tôi báo lên thời gian thành lập tổ chức các tôn giáo của người Chăm, sau 31 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải để hội nghị đồng thuận với chúng tôi về sự quan tâm đặt biệt của nhà nước đối với tín ngưỡng-tôn giáo của người Chăm.

Kính thưa hội nghị

Tôi xin chia sẻ ý kiến của riêng mình về vấn đề đặt tên tôn giáo của người Chăm Bani như sau:

Cộng đồng người Chăm ở Việt Nam hiện nay có 3 bộ phận chính, được phân chia theo tín ngưỡng-tôn giáo: cộng đồng Chăm Ahier thường được gọi Chăm Balamon (Chăm ảnh hưởng Ấn Độ giáo); Chăm Awal thường được gọi là Chăm Bani (Chăm ảnh hưởng Islam giáo); Chăm Islam hay Asulam (Chăm theo Islam giáo chính thống). Trong đó cộng đồng Chăm Awal/Bani tập trung ở địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận, Bình thuận, được hình thành trên cơ sở tiếp nhận và tiếp biến từ Islam giáo, một tôn giáo được du nhập vào Champa khoảng thế kỷ XVI-XVII từ Mã Lai qua đường tơ lụa. So với các cộng đồng Islam giáo trên thế giới, cộng đồng Chăm Awal có một cách thức thực hành Islam giáo rất riêng biệt, chẳng hạn như họ tôn thờ Allah (mà họ gọi là Po Awluah) nhưng vẫn duy trì tín ngưỡng bản địa như cúng tổ tiên và bảo lưu tính truyền thống mẫu hệ của người Chăm. Do đó các nhà nghiên cứu thường gọi đây là cộng đồng Chăm ảnh hưởng Hồi giáo mang yếu tố “bản địa hóa” để phân biệt với cộng đồng Hồi giáo chính thống, trong bài tham luận này chúng tội cũng muốm góp thêm về các đặt thù có tính liên đới giữa tín ngưỡng-tôn giáo của người Chăm Awal, hầu làm rõ tính chất phi chính thống và bản địa trong cách thực hành Hồi giáo trong cộng đồng Chăm Bani.

Một người Hồi giáo được gọi là chính thống khi họ phải tuân theo những quy định và thực hành nghiêm ngặt các quy định của giáo luật có trong thiên kinh Koran hay các quy ước ngầm của giáo quy. Trong đó đặt biệt một tín đồ Hồi giáo phải thực hiện năm nghi thức bắt buộc của tôn giáo, được xem như năm nền tảng của Islam, nhưng người Chăm theo đạo Hồi giáo Bani không lệ thuộc vào giáo luật Hồi giáo chính thống như xác tín: xác nhận sự tin tưởng tuyệt đối vào thượng đế Allah duy nhất và Muhammad là thiên sứ của người, Solah- hành lễ ngày 5 lần, thứ sáu hàng tuần phải dự lễ ở Thành đường; Zakat- luật bố thí; Haji-hành hương đến thánh địa Mecca và Siyam-nhịn chay (chỉ ăn lúc mặt trời lặn) vào tháng Ramadan (tháng 9 Hồi lịch).

Về việc thực hiện tháng nhịn chay Ramadan; nếu là tín đồ Hồi giáo đều thực hiện nghi thức này trong suốt tháng 9 Hồi lịch (trừ một số trường hợp đặt biệt được giáo luật cho miễn) ngược lại các tín đồ Chăm Awal cũng không thực hiện nghi thức này. Thay vào đó, các giáo sĩ của cộng đồng gọi là Po Acar sẽ vào Magik (mỗi palei Chăm có một Magik) ở đó các Acar hành lễ ngày 5 lần, nhịn ăn vào lúc mặt trời mọc và chỉ được ăn khi mặt trời lặn, cơm do gia đình hoặc tín đồ mang đến và trong suốt tháng tịnh chay họ phải ở trong Magik không được ra ngoài, trong khi mọi tín đồ vẫn sinh hoạt bình thường bên ngoài.

Người Chăm Awal chỉ đến Magik cầu nguyện, dâng lễ trong các dịp đặt biệt khi Magik mở cửa như lễ hội Suk hàng tháng, lễ hội Suk-Yeng, tháng Ramawan và lễ Waha.

Những biễu hiện trên cho thấy, khi du nhập vào Champa, Hồi giáo không còn giữ được những đặt tính chính thống, làm nền tảng cho Islam. Người Chăm đã làm biến đổi căn bản những nền tảng cấu thành nên đức tin Hồi giáo, nhất là năm nền tảng của Islam, từ những yếu tố trên chúng ta thấy rằng người Chăm Bani là một cộng đồng Hồi giáo theo dòng Bani hay là một hình thái đặc thù Hồi giáo Bani của người Chăm ở Việt Nam.

Từ những minh chứng trên các bậc hương chức, tổng sư hào mục nhất và các giáo làng là những người có uy tín đã vận động nhân dân đóng góp xây dựng những Magik khá khang trang, tường xây mái ngói kiên cố thay cho mái tranh vách đất, những tường thành bao quanh thay cho những cây rừng từ núi mang về. những công trình bề thế xứng tầm với sự phát triển của con dân 7 làng palei Chăm, có lẽ cách đây hơn 80 năm mà các bậc cha ông ta đã khắc dấu ấn trên tấm trang trang trí với dòng chữ: THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO BANI THÔN PHƯỚC NHƠN – THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO BANI THÔN LƯƠNG TRI và các Magik khác đều có dòng chữ Awluah-Muhammad trước cửa chính và bên trong Magik, chúng tôi nghĩ rằng trong mỗi người Chăm Bani, các công trình thờ phượng đều mang dắp dáng Hồi giáo bản địa. Từ đó khi tổ chức tôn giáo Chăm Bani được Nhà nước cho phép thành lập họ không ngần ngại sử dụng ngay tên gọi HỘI ĐỒNG SƯ CẢ HỒI GIÁO BANI TỈNH NINH THUẬN được hội đồng chức sắc, bô lão, trí thức và các nhà khoa học đồng tình qua các cuộc thảo luận. Bởi khi xét về mặt lịch sử nguồn gốc “Hồi giáo Bani” dùng làm tênmột tổ chức tôn giáo cho cộng đồng Chăm Bani là đúng và hợp lý, tên gọi này được xác lập từ khi mọi người nhận biết có sự hiện diện của nhóm Bani trong cộng đồng người Chăm ở Việt Nam, nghĩa là, nó có mặt và trường tồn bằng tất cả chiều dài của các thế hệ Chăm từ khi có Bani cộng lại. Phần nữa người dân Chăm đã quen và chưa từng có một ai than phiền với tên gọi này, Vậy không lý do gì phải thay thế và loại bỏ.

Tiếc thay, vào ngày 15 tháng 05 năm 2019 có một đơn kiến nghị gởi: -Bộ Nội vụ - Ban Tôn giáo Chính Phủ - UBND tỉnh Ninh Thuận – Sở Nội vụ tỉnh – Ban Tôn giáo tỉnh (Không quan tâm đến cơ quan chủ quản) về việc thay đổi tên tôn giáo Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuân thành tôn giáo Bani tỉnh Ninh Thuận.

Sau khi xem xét, các cơ quan chức năng chuyển về Hội đồng Sư cả để lấy ý kiến:

- Ngày 05 tháng 7 năm 2019 Ban Thường trực Hội đồng Sư cả họp bàn và thống nhất cao 7/7 thành viên không đồng tình thay đổi tên tổ chức vì dùng từ “Hồi giáo Bani” là đúng và ổn định bởi nó đã có từ xa xưa.

- Ngày 07 tháng 7 năm 21019 Ban Thường trực triệu tập một cuộc họp lấy ý kiến các thành viên ban chấp hành, gồm 24 thành viên tham dự, kết quả qua phiếu thăm dò, kết quả: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani: 09 phiếu và Hội đồng Sư cả Bani: 15 phiếu.

- Ngày 20 tháng 7 năm 2020 tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về tên tổ chức, do Ban Thường trực chủ trì, thành phần được mời gồm 27 thành viên ban chấp hành, kết quả: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani: 14 phiếu; Hội đồng Sư cả Bani 13 phiếu.

- Ngày 26 tháng 9 năm 2020 Ban Thường trực tổ chức cuộc họp lấy kiến có quy mô rộng hơn gồm:

- Ban Thường trực Hội đồng Sư cả; 07 vị Sư cả chủ trì 7 Magik; Hội đồng Bổn đạo thuộc 7 Magik; Các thành viên hội đồng Sư cả mở rộng.

Tổng số 45 vị, có ông Thành Phần tham dự họp, cuộc trao đổi hết sức gay gắt, ai cũng có những lập luận để bảo vệ tên ghi trong tổ chức tôn giáo là Hồi giáo Bani hay tôn giáo Bani. Cuộc thảo luận chưa đến hồi kết, Sư cả Chủ tịch Hội đồng phát biểu: sau khi nghe các thành viên trao đổi, bàn bạcý của riêng tôi là nên dùng từ Hội đồng Sư cả Bani tình Ninh Thuận cho tên gọi tổ chức tôn giáo Chăm Bani. Từ một góc hội trường tiếng vỗ tay tán thưởng như đồng tình ủng hộ. tiếp đó các vị Sư cả, các Imam trong Hội đồng Bổn đạo đứng lên phản đối và bỏ cuộc họp ra về kể cả Chủ tịch và thư ký ghi biên bản, đây là một sự phản kháng bằng hành động cũng từ góc hội trường đó, nhiều ánh mắt ngước nhìn như thất vọng, như mời gọi. Cuộc họp bất thành, biên bản không được thông qua và không một ai ký tên, nhiều vị còn tuyên rằng nếu ban Thường trực mời họp để bàn về tên tổ chức tôn giáothì họ không tham dự nữa. một cuộc họp việc chia tay không một lời chào hỏi một sự việc chưa hề xảy ra. Thế là tình đoàn kết lại rạn nứt, sự mâu thuẫn trong nội bộ lại nâng tầm. Xin những ai đó đừng nghĩ rằng: mình nói người ta nghe, mình làm người ta theo, hãy dừng lại khi chưa quá muộn.

Trong hội nghị quan trọng này do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức chúng tôi có những đề nghị:

1- Cộng đồng người Chăm Bani tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nên thống nhất tên cho tổ chức Hội đồng Sư cả. Một tổ chức tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động. Đừng làm mất đoàn kết những người anh em đồng tộc.

2- Đề nghi Ban Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận tạo điều kiện thuận lợi, tổ chức sớm đại hội IV nhiệm kỳ 2021-2025. Để chọn những người tài, người giỏi hầu hàn gắn những mâu thuẫn không đáng có trong cộng đồng Chăm Bani tỉnh nhà.

Đây là những tâm tư từ con tim của người trong cuộc mong hội nghị cùng chia sẻ.

Xin trân trọng và kính chúc quý lãnh đạo sức khỏe an lành.

Chúc hội nghị thành công.

 

Báo cáo viên. Thư Ký Hội đồng

Đổng Dương Long