Từ khi Champa lập quốc từ thế kỷ 2 (năm 192) cho đến khi bị xóa trên bản đồ thế giới vào thế kỷ 19 (năm 1832), dù là thần dân Champa hay công dân Việt Nam thì người Chăm chưa bao giờ có đạo tên Bani. Đạo Bani không có trên thế giới.
Từ khi tiếp nhận tôn giáo mới ISLAM (Quốc tế), người Chăm thường gọi tôn giáo của mình là ASULAM.
Đến khoảng thế kỷ 17, triều đại vua Po Rome (1627-1651), thuật ngữ AWAL (tiếng Ả Rập) xuất hiện, có nghĩa là “đầu tiên, trước” để ám chỉ cho những tín đồ Asulam (những người Chăm Balamon hay Chăm Jat đã theo Islam (Asulam) từ nhiều thế kỷ trước) cho tới triều đại vua Po Rome và chấp nhận Po Allah (Aluah) là Thượng Đế, Tối Cao và Duy Nhất nhưng chịu ảnh hưởng thêm yếu tố bản địa Champa.
Thuật ngữ tôn giáo xuất hiện trong cộng đồng Chăm là:
- ISLAM (thế giới Ả Rập gọi)
- ASULAM (người Chăm gọi từ thế kỷ 9)
- AWAL (người Chăm gọi từ thế kỷ 17)
- HỒI GIÁO (người Việt gọi), và Hồi Giáo được công nhận là tôn giáo từ Islam.
Trong quá trình lịch sử Champa, Đại Việt hay Việt Nam, thì từ BANI chưa xuất hiện mang ý nghĩa tôn giáo trong cộng đồng Chăm.
Theo thuật ngữ thì từ Bani có một số ngữ nghĩa:
- Bani: thường dùng để chỉ tín đồ thờ phượng Allah.
- Bani: trong tiếng Ả Rập dùng để chỉ sắc dân như: Bani Israel (sắc dân Do Thái), Bani Chăm (nhóm người Chăm theo đạo mới).
- Bani, Bini là “đạo” thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah. Ví dụ: Bani Jawa: nghĩa là: người Jawa cải đạo Hindu theo đạo mới, ám chỉ theo Hồi giáo, gọi tắt là người Jawa.
- Bani, Bini thường dùng như tên lót Bin theo Islam như: Muhammad Bin Bilal Ali,…
- Bani hay Bini trong tiếng Malay còn có nghĩa là phụ nữ hay vợ.
Khi thực hiện “lễ cắt bao quy đầu”, thì người Chăm Nam bộ, Chăm Kampuchea, Chăm Ninh Thuận hay Bình Thuận đều gọi “Khatan tamâ Bani” nghĩa chính là lễ cắt bao quy đầu, nhưng thường gọi lễ nhập đạo. Ở đây ám chỉ dĩ nhiên là nhập đạo Islam (Asulam) chứ không mang nghĩa khác như nhập đạo Balamon, Tin Lành, Thiên Chúa giáo hay Phật giáo,…Nhưng nghĩa đối với riêng người Chăm thì cụm từ ‘Khatan tamâ Bani” (nhập đạo), ám chỉ không phải nhập đạo Balamon, mà nhập đạo mới Asulam theo thờ phượng thượng đế Allah.
Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Asulam không phải đạo Balamon). Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài,…
Một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.
Hình 1. Chân dung Chế Bồng Nga (1360-1390) là vị vua Hồi giáo. Khi lên ngôi vua Chế Bồng Nga lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia.
Hình 2. Chân dung Chế Bồng Nga (1360-1390) là vị vua Hồi giáo. Khi lên ngôi vua Chế Bồng Nga lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia.
Hình 3. Chế Bồng Nga, lên ngôi vua niên hiệu Hồi giáo: Sultan Zainal Abidin. Nguồn: VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam.
Hình 4. Nữ điện ảnh Tiara trong vai công chúa Siti Zubaidah là chính hậu của vua Chế Bồng Nga (Sultan Zainal Abidin). Kịch do Malaysia thực hiện
Hình 5. Nữ điện ảnh Tiara trong vai công chúa Siti Zubaidah là chính hậu của vua Chế Bồng Nga (Sultan Zainal Abidin).
Hình 6. Vua Po Rome, niên hiệu: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Dòng dõi vương triều theo Asulam tại Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan-Malaysia. Ảnh: Internet.
Hình 7. Giáo sĩ (Acar), giai đoạn AWAL, là tầng lớp cao nhất đại diện dòng họ trực tiếp thờ phượng thượng đế Po Allah, là tín đồ Bani tầng lớp 1.
Hình 7. Tín đồ Bani tầng lớp thứ 2, nhiệm vụ phục vụ giáo sĩ (Acar) và gián tiếp thờ phượng Po Allah.
Hình 8. Tín đồ Bani tầng lớp thứ 2 (ngày thường).
Hình 9. Tín đồ Bani tầng lớp thứ 2 (kamei Cam).