Phân tích bởi: Thành Thanh Huấn
Trong quá trình lịch sử, về lãnh vực văn chương tại Việt nam vẫn là sở trường dành cho dân tộc Việt. Sau thập niên 90, trong làng thơ Việt Nam đón thêm cây bút mới đó là Phú Trạm, dân tộc Chăm là một nhà thơ nổi tiếng trong nước cũng như hải ngoại. Phú Trạm đã hai lần đoạt Giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam (1997- 2003) và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (Lễ Tẩy trần tháng tư) năm 2005 tại Thái Lan. Năm 1995, ông cũng được giải thưởng của Trung tâm Lịch sử và Văn minh Đông Dương thuộc Đại học Sorbonne (Pháp) với công trình nghiên cứu Văn Học Chăm (tập 1). Năm 2005, ông được Đài Truyền hình Việt Nam VTV bầu là Nhân vật Văn hóa trong năm.
Cùng nhờ thành tích này, Phú Trạm đã vượt lên đỉnh cao sự nghiệp và gây tiếng vang cho dân tộc Chăm ở Việt nam. Bên cạnh đỉnh cao của sự nghiệp này, Phú Trạm còn là một hiện tượng mang tính chất thời sự trong cộng đồng Chăm hiện nay, đã làm thay đổi hẳn bộ mặc xã hội Chăm hiện đại, mà dân tộc Chăm cần biết sự thật biết cố do nhà thơ này gây ra.
Bài viết về Phú Trạm không nhằm mục tiêu bàn về đời tư của nhà thơ, nhà văn (tình cảm, gia đình hay lối sống đạo đức, đây là điều cấm kỵ trong luật pháp) mà phân tích quan điểm lập trường của Phú Trạm để cấu thành một yếu tố tích cực đưa xã hội Chăm hôm nay vào một khúc quanh mới.
Hiên tượng Phú Trạm trong bối cảnh xã hội Chăm hôm nay chỉ là một hiện tượng cá nhân, nhưng đã trở thành một biểu tượng chung cho một trường phái tiêu cực đã gây bao sự khủng hoảng trong không gian xã hội Chăm ở Việt Nam hiện nay.
Vậy Phú Trạm là ai ?
Phú Trạm (bút danh Inrasara) sinh ngày 20 tháng 9 năm 1957 tại làng Chakleng - Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận. Ông hiện nay đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng thơ trực thuộc Hội nhà văn Việt Nam. Mặc dù ông là chủ tịch Hội đồng thơ nhưng ông luôn tự cho mình là một nhà thơ trung lập không có chịu sự quản lí cấp trên, vì ông là người ngoài Đảng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, Ông luôn tự nhận mình là đứa con của người Chăm luôn có ý thức hệ dân tộc.
Cũng vì mang thân phận họ Inra, tức là dòng tộc của vua chúa Champa xưa, ngoài công việc thơ, Phú Trạm còn nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật văn học và ngôn ngữ Chăm. Phú Trạm để lại công trình rất hữu ít cho cộng đồng Chăm như : Văn học Chăm I - Khái luận, Văn học Chăm II - Trường ca, sưu tầm - nghiên cứu, Ariya Cam - Trường ca Chăm .v.v. đồng thời là chủ biên của tuyển tập Tagalau, mục đích giới thiệu nâng đỡ, khuyến khích các cây bút Chăm trẻ tuổi.
Dù là một nhân vật có tiếng tăm ở Ninh Thuận, nhưng Phú Trạm có một cuộc sống bình dị, biết hòa đồng với dân tộc, được giới trẻ Chăm mến mộ. Đó là chân dung thật của Phú Trạm trong thời gian vừa qua.
Bên cạnh những chân dung thật của Phú Trạm, ông ta là một nhân vật bí ẩn thường để lại dấu ấn bất thường về nhân sinh quan cũng như quan điểm lập trường để rồi hôm nay người Chăm không nhận diện rõ Phú Trạm là ai? Nhà văn hay nhà đấu tranh cho dân tộc Chăm.
Sinh ra kiếp người làm nghệ sĩ, có chăng Phú Trạm không thể thoát khỏi nghiệp chướng con người làm nghệ sĩ tức là muốn xây dựng cho mình một hình ảnh thế giới huyền ảo, một thế giới rất xa lạ với thế giới mà người Chăm đang sống hiện nay.
Thế giới ảo mà Phú Trạm đang sống hiện nay là không gian tập trung những người rất lạc quan với cuộc đời và thơ mộng trong cuộc sống sao cũng được, miễn là làm vừa lòng một ai đó là được rồi. Chính vì thế, Phú Trạm không phải là một nhà văn là một nghệ sĩ thì đúng hơn, nghĩa là nhân vật không có lập trường rõ rệt, không nghiệm túc trong lời nói, dù đó là vấn đề đại sự hay một cốt truyện khôi hài.
Chỉ một đêm suy nghĩ, Phú Trạm đưa lời tuyên bố hết sức to tát như: Dư án Bách toàn thư Chăm, Dư án xây nhà hỏa thiêu dành cho người Chăm Ninh Thuận hơn 100 tỉ VND, Dự án xây trường tư thục cấp THPT dành cho con em người Chăm tại Phan Rang theo mô hình Trường Po Klaong cũ v.v.
Từ thái độ không nghiêm túc những gì mà mình phát ngôn đã biến Phú Trạm thành nhân vật “xảo ngôn” trong nghĩa “nửa đùa, nửa thật” nhưng Phú Trạm không phải là con người “xảo quyệt” vì ông ta chưa hại và lường gạt ai. Cũng vì bản tánh “nửa đùa, nửa thật” mà hôm nay nhiều người Chăm gắn cho ông ta với biệt danh “Trạm klaoh talei” nghĩa là “Trạm mát, Trạm khùng” tức là phong cách thêu họa quá đáng một vấn đề, để rồi hôm nay người ta không biết Phú Trạm đang nói thật hay đùa.
Bên cạnh những bí ẩn trong tư duy, thêu họa cuộc đời trong thế giới ảo của con người nghệ sĩ, Phú Trạm vẫn là một đứa con Chăm thích hành hành động để bảo vệ quyền lợi cho tôn giáo Chăm. Cũng vì lí tưởng đó, trong thời gian vừa qua, Phú Trạm hô hào cho giới trẻ Chăm đòi cho bằng được tôn giáo Bani mà theo Phú Trạm cho rằng bị Chánh Phủ Việt nam xóa bỏ trong danh dục tôn giáo Việt Nam. Thực hư câu chuyện về tôn giáo Bani hình thành và tồn tại như thế nào, có phải như thông tin Phú Trạm rêu rao không !
Để rộng đường dư luận, chúng ta tìm hiểu về lịch sử hình thành tôn giáo Chăm tại Việt Nam.
BANI là gì ?
- Bani: trong tiếng Arabic dùng để chỉ tín đồ của thượng đế Allah. Nhưng theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Arab “Beni”, có nghĩa là “đứa con”.
- Bani dùng để chỉ sắc dân thờ Allah như: Bani Israel (sắc dân Do Thái theo đạo Islam), Bani Chăm (sắc dân Chăm theo đạo Asulam và tôn thờ Đấng Allah Tối cao).
- Bani, là “đạo” thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah.
Cụ thể: Khi thực hiện “lễ cắt bao quy đầu” thì người Chăm Nam bộ, Chăm Kampuchea, Chăm Ninh Thuận hay Bình Thuận đều gọi “Khatan tamâ Bani” nghĩa chính là lễ cắt bao quy đầu, nhưng thường gọi lễ nhập đạo. Ở đây ám chỉ dĩ nhiên là nhập đạo Islam (Asulam) chứ không mang nghĩa khác như nhập đạo Balamon, Tin Lành, Thiên Chúa giáo hay Phật giáo,…Nhưng nghĩa đối với riêng người Chăm thì cụm từ ‘Khatan tamâ Bani” (nhập đạo), ám chỉ không phải nhập đạo Balamon, mà nhập đạo mới Asulam theo thờ phượng thượng đế Allah.
Năm 1963, sự du nhập trở lại của Islam chính thống giáo vào cộng đồng người Chăm Awal xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ giữa ông Từ Công Xuân (cựu dân biểu) và người Chăm Hồi Giáo gốc Châu Đốc, vốn là cộng đồng đã theo Hồi Giáo chính thống khi họ di cư sang Campuchia.
Khi Islam đến Ninh Thuận, thì tín đồ tôn giáo Awal đã tự gọi mình là tín đồ Bani, đây là lý do chính, để khác biệt với tín đồ Bani, tín đồ Chăm Islam không thể gọi tự gọi mình là Bani như xưa vì sẽ trùng tín đồ bên tôn giáo Awal, do đó tín đồ Islam gọi mình bằng tên quốc tế Ả Rập là tín đồ Islam.
Từ đó hình thành tín đồ Islam (theo Hồi giáo chính thống), và tín đồ Bani (theo Hồi giáo Awal), nhưng dần dần tín đồ Bani tự nhận mình là đạo Bani, và mặc định từ Bani như tên tôn giáo của mình.
Từ đó, một số người Chăm tại Ninh Thuận, Bình Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.
Yếu tố về khoa học lịch sử
Người Chăm đã tiếp cận thế giới Islam từ khoảng thế kỷ thứ 9 và phát triển tùy theo từng giai đoạn lịch sử từ thế kỷ 13, Quốc vương Chế Mân (1285-1307), vị vua ảnh hưởng Asulam khi bang giao với thế giới Melayu, và kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia).
Thế kỷ 14, Chế Bồng Nga (1360-1390), là giai đoạn cực thịnh trong lịch sử Champa, ông đã chấn hưng nhà nước Champa từ một quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh, là một vị vua Asulam, khi lên ngôi vua Chế Bồng Nga lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia.
Thế kỷ 16, Po At (1553-1579), vị vua Asulam, lịch sử ghi Po At đã giúp vua Johor-Malaysia một vương quốc Hồi giáo bằng cách gửi lực lượng 400 thuyền chiến Champa sang giúp Sultan xứ Johor để tấn công quân Bồ Đào Nha ở Melaka-Malaysia,…
Từ khi tiếp cận thế giới Islam, người Chăm đã tiếp thu thêm nền văn hóa, văn minh mới. Islam xuất hiện trong tài liệu Chăm Thrah với tên gọi Asulam, Athulam, Athalam,…được người Chăm sử dụng từ khi tiếp nhận Islam đầu thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 16. Trong giai đoạn này, tín đồ Chăm Bani gọi tôn giáo của mình là Asulam.
Thế kỷ 17, Po Rome (1627-1651), lấy công chúa bia Than Cih hay Sucih là tín đồ Bani của Asulam con gái vua Po Mah Taha (1622-1627), ông là một vị vua sùng bái Asulam. Po Rome chính thức là người có danh phận là thành viên của dòng dõi vương triều theo Asulam tại Malaysia. Biên niên sử Malaysia ghi lại khi Po Rome ở Makkah (Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan-Malaysia). Tại đây, Po Rome kết hôn với công chúa Islam, chính thức mang tên Thánh Nik Mustafa, tên đầy đủ là: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah.
Chăm Bani, mặc dù tự nhận mình là tín đồ Asulam, nhưng Chăm Bani vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn đi ngược với phong tục của Asulam chính thống giáo. Sau thế kỷ 17, do tình hình xung đột tôn giáo trong xã hội người Chăm giữa Hindu và Asulam ngày càng phức tạp, do đó vua Po Rome quyết định hóa giải thành hai thuật ngữ mới mang tên: AVAL và AHIER, với ý nghĩa như sau:
AWAL: Là tín đồ Chăm Bani đã theo Asulam từ trước, từ thế kỷ thứ 9 cho đến thế kỷ 17 (triều đại Po Rome) nhưng vẫn tiếp nhận văn hóa bản địa Champa. Thuật ngữ Awal (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “đầu tiên, trước” để ám chỉ cho những tín đồ Chăm Bani đã theo Asulam từ nhiều triều đại trước cho đến triều đại vua Po Rome (1627-1651) và chỉ chấp nhận Po Allah Thượng đế, là Đấng Tối cao và duy nhất. Vậy, từ AWAL chỉ xuất hiện từ thế kỷ 17, và Awal vẫn mang nghĩa chính là Asulam.
AHIER: Là người Chăm theo tôn giáo Hindu quen gọi Balamon nhưng tiếp nhận nhiều nghi lễ mang yếu tố bản địa Champa. Thuật ngữ Ahier (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “muộn, sau” để ám chỉ cho người Chăm Balamon chấp nhận thờ thêm Po ALLAH sau khi vua Po Rome hóa giải. Po ALLAH xuất hiện trong cộng đồng Chăm Balamon không phải là Thượng đế Duy nhất mà là Ðấng Tối Cao đứng đầu trong danh sách các thần linh quan trọng khác của người Chăm Balamon ở Panduranga như Brahman, Vishnu, Shiva.
Thuật ngữ AWAL không làm thay đổi giá trị thực thể nội tại của Asulam, mà từ AWAL chỉ khẳng định thêm rằng tín đồ Chăm Bani đã theo Asulam và tôn thờ Allah từ trước (nghĩa người Chăm Bani đã theo Asulam từ trước triều đại Po Rome).
Trong khi thuật ngữ AHIER, có thay đổi giá trị nội tại trong tín đồ Chăm theo Balamon, bằng cách Po Rome đã dùng quyền lực ép tín đồ Chăm Balamon phải thờ thêm Allah của Asulam, nghĩa là Chăm Ahier (trước kia chỉ thờ Brahman, Vishnu và Shiva nay phải thờ thêm Allah của Asulam như một Đấng Tối Cao). Điều này chính vua Po Rome đã truyền đạo Asulam cho tín đồ Chăm Balamon và mong sau này tín đồ Chăm Balamon phải thay đổi nhận thức chỉ tôn thờ Đấng Allah Duy nhất, hay thờ phượng thêm Đấng Allah để cùng tín đồ Bani của Asulam giải quyết mâu thuẫn, xung đột tôn giáo ở Panduranga xưa. Trong giai đoạn này tín đồ Chăm Bani gọi mình là Awal (Awal mang nghĩa Auslam từ giai đoạn đầu).
Đặt tên tôn giáo
- Một tín ngưỡng được gọi là tôn giáo phải có đủ bốn yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (như đức chúa Jesus sáng lập ra đạo Công giáo, Thiên sứ Muhammad sáng lập ra đạo Islam,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó. Thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có bốn yếu tố đó.
- Hai: nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo. Thì tín ngưỡng của một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau.
- Ba: nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ như bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; Thiên kinh “Koran” của Islam,… thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu),…
- Bốn: nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả.
Từ bốn yếu tố trên, thì tín đồ Bani Awal nói riêng hay Bani Islam nói chung được công nhận là tín đồ Bani đang sinh hoạt tôn giáo là Islam.
Theo Ban tôn giáo chính phủ thì Việt Nam đã được công nhận 14 tôn giáo đặt tên và sắp xếp theo thứ tự như sau: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa hảo, Hồi giáo, Baha’i, Tịnh độ cư sỹ Phật hội VN, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo, Minh lý đạo tam tông miếu, Balamon, tôn giáo Mặc môn.
Trong đó Islam được được phiên theo tiếng Việt là Hồi giáo, và từ Hồi Giáo tuy nhiều lần đã bị Bộ Ngoại giao Ả Rập phản đối, nhưng phía Việt Nam không chấp thuận tôn giáo Chăm thường ghi: Hồi giáo Islam (Hồi giáo chính thống) và Hồi giáo Bani (Hồi giáo theo dòng Bani hay Hồi giáo theo hệ phái Bani là Hồi giáo Champa), điều này cũng tương tự như Hồi giáo dòng Sunni ở Ả Rập, Hồi giáo dòng Shi-a ở Iran hay dòng Wahabi,… vì trên thế giới có hàng trăm hệ phái, chi phái, giáo phái,…liên quan đến Hồi giáo.
Quay lại vấn đề Chăm, để đặt tên tôn giáo Chăm cần phải căn cứ vào giai đoạn khoa học lịch sử của Champa thời đó như đã nêu ở trên.
Giai đoạn 1 tên tôn giáo là: Asulam
Giai đoạn 2 tên thuật ngữ là: Awal (Awal mang nghĩa Asulam từ trước, từ đầu)
Do đó đối với tín đồ Bani thì tôn giáo của mình sẽ được chọn là: Asulam (chọn tên giai đoạn trước từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 16). Hay tên Awal (chọn tên giai đoạn sau từ thế kỷ 17 cho đến nay).
Do đó để đặt tên danh mục tôn giáo cho tín đồ Bani, đề nghị Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani hai tỉnh Bình Thuận, Ninh thuận, Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét bốn tên gọi như gợi ý dưới đây:
Islam: (tên quốc tế);
Asulam: (tên từ thế kỷ thứ 9 );
Awal: (tên từ giai đoạn thế kỷ 17);
Hồi giáo: (tên phổ thông được Chính phủ Việt Nam công nhận.
Hiểu và sử dụng đúng tên tôn giáo rất quan trọng, vì tôn giáo chi phối sâu sắc đời sống xã hội của người Chăm. Tôn giáo gắn chặt với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc Chăm. Vấn đề tôn giáo của người Chăm gắn liền với vấn đề dân tộc và có mối quan hệ với sự phát triển của các tôn giáo trên thế giới đặc biệt là thế giới Hồi giáo và thế giới Melayu. Do đó Hồi giáo của người Chăm ngày nay cũng có ảnh hưởng và chịu sự tác động từ thế giới bên ngoài.
Hồi giáo Champa
Hồi giáo Bani (hay Hồi giáo Champa) là một tôn giáo độc thần, chỉ thờ phượng Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhamat là vị Thiên sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh.
Hồi giáo Bani của người Chăm được chia thành hai tầng lớp:
- Tầng lớp tín đồ giáo sĩ: Acar (ulama): trực tiếp chỉ thờ phượng Allah.
- Tầng lớp tín đồ thông thường: phục tùng giáo sĩ Acar và thờ phượng Allah. Nhưng lớp tín đồ nếu trang bị đầy đủ kiến thức và Thiên kinh Koran thì cũng có thể trở thành giáo sĩ Acar để trực tiếp thờ phượng Allah.
Vậy khi bàn đến Hồi giáo Bani, thì chúng ta chỉ bàn đến tầng lớp giới giáo sĩ Acar, Imam, Po Gru,...đó là tầng lớp trực tiếp tôn thờ Allah đại diện cho Hồi giáo dòng Bani ở Champa.
Nhà nước Việt Nam chính thức công nhận tín đồ Bani thuộc đạo Awal là một nhánh Hồi giáo tại Việt Nam
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt nam, một tôn giáo Chăm được nhà nước Việt nam chính thức thừa nhận theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004. Cộng đồng người Chăm Hồi giáo Bani luôn cảm ơn Đảng và Nhà nước đã có chính sách đúng đắn kịp thời phù hợp nguyện vọng của đồng bào. Cụ thể tại quyết đnh : 2161 / QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận còn nhấn mạnh tôn chỉ, mục đích hoạt động: Hội đồng Sư cả lãnh đạo, hướng dẫn chức sắc, tín đồ tuân phục Thượng đế (Allah), tôn kính Đức Giáo chủ Mô-ha-mét (Muhammad) và Thiên kinh Cô-ran (Koran), điều hành các hoạt động tôn giáo tại các Thánh đường Hồi giáo Bani trong tỉnh theo quy định của pháp luật.
Trải qua hơn một thập niên hình thành, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động là tiếp tục phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phối hợp giải quyết các hoạt động tin ngưỡng tôn giáo theo pháp luật. Xây dựng qui chế hoạt động theo nghi lễ tôn giáo phù hợp với nhu cầu thực tế của các tin đồ, đúng theo giáo luật và pháp luật. Thực hiện tốt công tác quản lý, giáo luật về các hoạt động tin ngưỡng tôn giáo Hồi giáo Bani. Vận động chắc sắc, tin đồ thực hiện các nghi lễ tiết kiệm và bảo tồn các giá trị văn hóa; củng cố và xây dựng Hội đồng Sư cả vững mạnh. Bộ máy tổ chức của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Tỉnh Ninh thuận bao gồm: Ban thường trực (04 vị: Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch, 01 Thư kí); Ban chấp hành (36 vị: chức sắc 07 làng Chăm Bani); 07 Ban giúp việc (Ban giáo lí, Ban Sakawi, Ban kế hoạch, Ban hòa giải, Ban phong tục, Ban phụ nữ, Ban tài chính).
Khởi đầu đấu tranh đòi tên tôn giáo Bani của Phú Trạm
Theo Phú Trạm; BÀ-NI không phải là nhánh Hồi giáo
Bà-ni thờ phụng cả 5: - Aulwah và các vị thánh - Các vị Thần Bà-la-môn - Pô Yang: vua, anh hùng liệt nữ được thần hóa - Muk kei Ông bà tổ tiên - và các Yang tiền tôn giáo như Pô Bhum… là điều tối kị với Muslim.
- Kinh
Islam: Kinh Qu’ran.
Bà-ni: rút từ kinh Qu’ran vài chương, đoạn rất ngắn, ngoài ra ‘Halau janưng’ Bà-ni còn soạn ra các ‘danak’ hướng dẫn hành lễ ghi bằng ‘Akhar thrah’.
- Hệ thống chức sắc
Bà-ni có hệ thống chức sắc riêng biệt là là ‘Halau janưng Awal’, cạnh đó còn thêm bộ phận chức sắc phục vụ cho cả hai hệ ‘Ahiêr Awal’ như Mưdôn, Kadhar… được gọi là ‘Halau janưng Ahiêr Awal’.
Là điều Islam không có.
- Trong Thánh đường Bani Po Car thờ duy nhất Đấng Ala , ngoài đời Po Car thờ các vị thần khác ?
Qua đoạn trên, chứng tỏ Phú Trạm không biết gì về tôn giáo Bani. Nói đến tôn giáo Bani (Awal) thì phải nói đến các tầng lớp chức sắc (Po gru, Imam, Katip, Acar) là người phụng sự đấng Allah duy nhất. Ngoài ra các tín đồ Bani vừa phụng sự đấng Allah, vừa phụng sự các tín ngưỡng dân gian Chăm. Phú Trạm viết: Trong Thánh đường Bani Po Car thờ duy nhất Đấng Ala, ngoài đời Po Car thờ cac vị thần khác?
Xin hỏi Phú Trạm những vị thần mà Po Acar thờ ngoài đời là vị thần tên gì? Đề nghị Phú Trạm đưa ra bằng chứng! Nếu không, Phú Trạm xúc phạm các vị chức sắc Po Acar. Có chăng, Phú Trạm là nhà thơ đang tập tành làm nghiên cứu tôn giáo thì đúng hơn .
Lừa đảo Cả sư Nguyễn Lài để kí đơn tố cáo Nhà nước Việt nam xóa bỏ Tôn giáo Bani
Cả sư là lãnh đạo tinh thần thiêng liêng của người Chăm Bani, là người có uy tín, năng lực, trong hệ thống chức sắc Hồi giáo Bani, được cả tín đồ Hồi giáo Bani tôn vinh. Sự kiện Kiều Maly tự xưng nhà hoạt động văn hóa Chăm ngồi chung bàn với cả sư Nguyễn Lài bị cộng đồng Chăm phản đối hành động vô pháp, vô luân đối với thái độ Kiều Maly là một ví dụ điển hình. Hôm nay Phú Trạm núp bóng nhà đấu tranh cho dân tộc Chăm dụ dỗ thúc ép cả sư Nguyễn Lài kí đơn tố cáo Nhà nước Việt Nam xóa bỏ tôn giáo Bani ra khỏi danh mục tôn giáo Việt Nam. Phú Trạm là nhà thơ, là một kiếp người làm nghệ sĩ, có thể Phú Trạm hư cấu cốt truyện huyền thoại trong văn chương để lừa gạt ai đó có thể chấp nhận nhận được. Nhưng hôm nay, Phú Trạm đóng vai là một trí thức và là nhà đấu tranh cho dân tộc Chăm bất chấp cả qui luật không gian tôn giáo Bani để lừa dối cả vị Sư cả Chủ tịch Hội đồng. Đây là câu chuyện khôi hài hi hữu.
Đứng trên phương diện pháp lý, đây thư mang tính chất cá nhân của sư cả Nguyễn Lài, ông ta không thể nhân danh Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Tỉnh Ninh thuận để tố cáo nhà nước Việt Nam xóa bỏ tôn giáo Bani, trong khi Ban thường trực, Ban chấp hành Hội đồng Sư cả không ai biết lá đơn do sư cả Nguyễn Lài kí gởi các cơ quan chức năng nói về nội dung gì? Thêm vào đó, cả sư Nguyễn Lài, tuổi cao lại không rành tiếng việt. Chính vì thế, cả sư Nguyễn Lài không thể nào thảo lá đơn bằng tiếng Việt để gởi cho cơ quan chức năng. Thế thì ai là người chủ mưu xúi dục cả sư Nguyễn Lài thảo lá đơn này, nếu không phải là Phú Trạm trong đó có Kiều Mali là kiều nữ của ông ta đang núp bóng điều hành biến cố này.
Kết tội Ts. Văn Ngọc Sáng và Ban thường trực HĐSC truyền Islam cho cộng đồng Chăm Bani
Theo Phú Trạm viết : ông Đồng Dương Long, Thư ký Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà Ni tỉnh Ninh Thuận bị đã “ăn cắp con dấu” kí “tờ giấy ma và nhận phần quà từ “Hội Bani Champa quốc tế”, chuyến hành hương kì lạ này bị 4 Sang Mưgik để truyền đạo Islam trái phép . Sự thật, theo tinh thần phiên họp ngày 14 tháng 03 năm 2021 của Hội đồng sư cả Hồi giáo Bani Ninh thuận về việc tổ chức đoàn đi thăm và làm việc và chúc mừng các chức sắc, chức việc trong tháng tịnh chay Ramăan 2021. Được sự ủy quyền của Ban thường trực Hội đồng Sư cả, chiếu theo qui chế năm 2017 của tổ chức này. Ông Đổng Dương Long kí thừa lệnh Thông báo số 09/TT-HĐSC ngày 23 tháng 04 năm 2021 về việc chương trình thăm, làm việc và chúc mừng Ramawan 7 haluw sang Magik. Cũng nhân chuyến hành hương này, Ts. Văn Ngọc Sáng (Putra PoDam) là một đứa con của tín đồ Bani, là giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên có nhờ đoàn hành hương gởi quà mỗi thánh đường 100 USD, gọi là món quà “mọn” trà nước cho Thánh đường trong mùa tịnh chay Ramawan. Câu chuyện chỉ đơn giản như thế. Nhưng Phú Trạm và Kiều Maly lợi dụng sự kiện này bịa đặc cốt truyện hư ảo, nào là truyền đạo Islam trái phép, ăn cắp con dấu để kí văn bản “ma” để đi hành hương nhưng không đưa ra bằng chứng gì mà chỉ lời tuyên bố vô thưởng vô phạt của mình. Có chăng cặp đôi hoàn hảo Phú Trạm- Maly đang lòe bịp dư luận công đồng Chăm thì đúng hơn.
Tự xưng là nhà đấu tranh cho nhân loại và dân tộc Chăm
Phú Trạm viết: Với tư cách kẻ nhân loại, tôi đấu tranh cho thổ dân châu Úc, dân bản địa Đài Loan, nông dân Fukushima Nhật. Là người Việt Nam, tôi lên tiếng về sự kiện HS-Trường Sa, Formosa. Câu nói của Phú Trạm, một học sinh tiểu học và người nông dân Chăm cũng không nhịn sự nực cười cho ông ta.
Vậy Phú Trạm đấu tranh kết quả gì cho dân tộc Chăm
- Về dân tộc bản địa Chăm: Phú Trạm có công đấu tranh cho thổ dân châu Úc, dân bản địa Đài Loan, nông dân Fukushima Nhật, nhưng về dân tộc Chăm thì ông ta câm và điếc không dám nhắc tên, sợ liên lụy ở tù.
- Biến cố ở Thành Tín 2006 : Theo Phú Trạm, vụ em Kiều Minh Vũ chết oan, sau khi ông ta ra tay viết bài lên tiếng, chính quyền mới truy tố đối tượng người Kinh giết em Kiều Minh Vũ. Phú Trạm còn nổ thêm Biến cố một số người Chăm quá khích đập phá nhà người Kinh ở Hòa Thủy, nếu ông ta có mặc lúc đó kịp thời thì sự việc sẽ êm xuôi, không để lại hậu quả bi đát như hiện nay.
Sư thật câu chuyện biến cố ở Thành tín 2006, đây là biến cố xảy ra ngoài ý muốn giữa bà con người Chăm, người Kinh ở hai thôn Thành Tín – Hòa thủy, kể cả chính quyền địa phương. Kết quả giải quyết sự việc đối tượng giết em Kiều Minh Vũ cũng phải ra hầu tòa, nhận bản án và một số người Chăm quá khích cũng phải nhận bản án của pháp luật. Đây kết quả giải quyết thấu tình đạt lí của Chánh quyền. Chứ không phải do công của Phú Trạm đấu tranh.
- Biến cố nghĩa trang người Chăm do dân địa phương lấn chiếm
Phú Trạm nổ: “Tháng 7-2013, sau chuyến đi thăm các Ghur Bini ở Ninh-Bình Thuận, Nguyễn Vĩnh Nguyên viết bài dài trên Sài Gòn Tiếp thị. Phần tôi, với sự hỗ trợ về hình ảnh của Kiều Maily - sau vài bài đăng báo Trung ương, tôi trả lời phỏng vấn BBC, RFA, rồi mở cuộc thảo luận trên web inrasara.com.
Hội thảo “Báo chí & Vấn đề chủ quyền biển đảo” tại hội trường KS Phong Lan - Ninh Thuận do báo Dân tộc & Phát triển tổ chức, ở tham luận đầu tiên, và ngay câu đầu tiên, tôi nói:
“Ghur Bini là chứng tích văn hóa biển Việt Nam, nêu vấn đề Ghur không gì hơn là giúp Đảng giải quyết vụ việc. Tại sao gọi là giúp Đảng, dù tôi không là đảng viên? Bởi, không chính quyền nào cho phép dân tham [là vài gia đình Việt] xâm hại đất tập thể [là ‘Ghur’ Cham Bà-ni] cả. Không ngăn trước, sẽ có sự cố. Sự cố dẫn đến thiệt hại: Mất đoàn kết cộng đồng cư dân và dân tộc, giải quyết sự cố sẽ mất nhiều tiền hơn, thậm chí xung đột dẫn đến mất mạng. Nhà văn thấy trước, lo trước và cảnh báo trước”.
Tôi lên tiếng, bà con Bà-ni và trí thức Chăm trong lẫn ngoài nước đồng tình, để rồi chính quyền quyết theo chiều hướng tích cực nhất. Sự thật vào thập niên 1990, một số trí thức Chăm ở ba thôn: Lương tri, An nhơn, Phước Nhơn do ông Nguyễn Công Minh đại diện thảo đơn gởi đến chính quyền tỉnh Thuận Hải cứu xét tình trạng đất nghĩa trang người Chăm do người dân địa phương lấn chiếm ở hai khu vực Đài Sơn – Phan Rang và Khánh nNơn – Ninh Hải. Kết quả giải quyết, người dân hai địa phương trên trao trả hiện trạng như ban đầu. Tuy nhiên, do người Chăm không quan tâm lo thủ tục hồ sơ sở hữu quyền đất nghĩa trang nên người dân địa phương tiếp tục lấn chiếm. Vào 2015, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Tỉnh Ninh thuận tiếp tục gởi thư kiến nghị lên cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận về việc đất nghĩa trang bị người dân lấn chiếm. Kết quả giải quyết, năm 2017 chính quyền địa phương thương lượng bồi thường knh phí để người Chăm di dời, một số ít được cấp đất xây thành kiên cố trở thành di tích cổ của người Chăm. Lợi dụng kết quả giải quyết của chính quyền, Phú Trạm cùng kiều nữ Maly dẫn một số nhà nghiên cứu người Nhật và một số nhà báo đi thực địa chụp ảnh đóng thành tập san đi phân phát cho các làng Chăm Bani nhằm thông tin đến cộng đồng Chăm về công trạng của ông ta về hành trình đấu tranh dành lại đất nghĩa trang cho người Chăm.
Thái độ trịch thượng, kiêu ngạo của Phú Trạm
Phú Trạm tự khoe, Lúc 5 tuổi thuộc lòng Ariya Chăm, ông ta chê bai nền giáo dục Việt Nam XHCN không có gì để ông ta theo. Phú Trạm công tác nghiên cứu tại BBSSCC, công tác tại Trường Đại học Tổng họp Tp . HCM , v.v.
Phú Trạm tự khoe đang học đại học bỏ ngang, vì thầy không đúng tầm. Đây là lời tự sĩ nhục mình vì Phú Trạm chưa học Đại học.
Phú Trạm hay kể đã từng làm việc ở Ban Biên Soạn nhưng bỏ ngang. Thực ra lúc ở Ban Biên Soạn, Phú Trạm chỉ làm kế toán, lo hậu cần, chứ không phải là cán bộ nghiên cứu, biên soạn gì, lý do đó chán đời bỏ việc.
Phú Trạm từng kể là giảng viên Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, TP. HCM nhưng bỏ ngang. Thực ra Phú Trạm chỉ là cộng tác viên làm dự án Từ điển Chăm cho Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á thuộc Đại học Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP. HCM. Thời gian cộng tác làm từ điển 3 năm, làm xong từ điển về quê, đâu có gì mà bỏ ngang, muốn ở lại cũng chẳng được.
Phú Trạm cứ liệt kê hàng loạt cơ quan ông tham gia … rồi tự bỏ ngang, làm như ông là nhân vật quan trọng.
Tự cao tự đại khi tranh luận các nhà khoa học gốc Chăm về đề tài ngôn ngữ chữ viết
Ngôn ngữ chữ viết Chăm là đề tài cần đưa ra tranh luận để đem lại sự trong sáng cho di sản văn hóa này. Nhưng sự tranh luận này phải là cuộc đối thoại nghiêm túc, khoa học, dựa vào những yếu tố thuyết phục.
Để bảo vệ cho sự sai lầm về lỗi chính tả liên quan đến từ neh (nhỏ) và Ghur (nghĩa trang), Phú Trạm lên án nhà khoa học gốc Chăm :
- Viết bài lạc đề
- Có thái độ “Gắp lửa bỏ tay người”
- Sai về phương pháp luận
- Không có trình độ ngôn ngữ học
- Không có khả năng tiếng Chăm và tiếng Pháp?
Đây là lời tuyên bố “hồ đồ” và “lỗ mãng” mà Phú Trạm thường gán cho trí thức và các nhà khoa Chăm học gần 4 thập niên qua, tức là hành động của một kẻ mất trí, có đầu óc không bình thường trong xã hội, chứ không phải là trí thức Chăm chân chính tham gia vào cuộc tranh luận về ngôn ngữ Chăm nữa.
Ai cũng biết Phú Trạm là người có tài năng viết thơ bằng tiếng Việt. Nhưng không phải vì thế mà Phú Trạm có quyền vượt “đèn đỏ” để đóng vai trò của một nhân vật “loạn luân” nhằm thay đổi những giá trị truyền thống của dân tộc Chăm đi theo chiều hướng của “chủ thuyết hậu hiện đại” do Phú Trạm chủ trương, tức là thay đổi từ giá trị của thuần phong mỹ tục, đạo đức con người, yếu tố lịch sử, mối quan hệ với người đồng tộc cho đến giá trị của ngôn ngữ và chữ viết.
Lọan luân trong dòng tộc
Phú Trạm là người Chăm nhưng lại có con rơi với một phụ nữ Chăm cùng chung một dòng tộc (tức là cùng chung một Kut). Đây là tội “loạn luân” mà phong tục Chăm không thể tha thứ được. Trước năm 1975, truyền thống Chăm trừng trị gắt gao những người “loạn luân trong dòng tộc” qua hình phạt vô cùng nặng nề, bằng cách bắt nhốt vào rọ rồi quăng xuống sông biển. Câu chuyện Patao Tabai saong Nai Bala là một thí dụ điển hình về tội “loạn luân” mà dân tộc vẫn còn nhắc đến.
Loạn luân đối với dân tộc
Là đứa con của người Chăm, nhưng Phú Trạm lại đứng ra kết tội dân tộc Chăm chỉ là tập thể có 12 khuyết tật vô cùng dơ bẩn. Đây là hành động “phản dân tộc” nhưng Phú Trạm chưa có lời nào xin lỗi để hàn gắn lại vết thương của dân tộc.
Loạn luân đối với lịch sử
Chưa làm gì cho dân tộc và lịch sử, nhưng Phú Trạm giám đứng ra kết án vua Chế Mân là kẻ “chơi gái” bán đứng vương quốc Champa cho Việt Nam. Nếu Ngài Chế Mân có sai lầm thì nên đưa những sai lầm đó ra bàn luận, chứ Phú Trạm không có quyền chê bai vua chúa Champa một cách “dơ bẩn” như vậy.
Phú Trạm còn mạ nhục phụ nữ Chăm là đám người đàn bà “dâm dục”, thích làm tình với bất cứ ai cũng được, dù dưới bóng cây hay trên cục đá. Đây là hành động “vô văn hóa” thì đúng hơn. Nếu Phú Trạm có bệnh về “dâm dục”, thì đó chuyện riêng tư của Phú Trạm. Nhưng Phú Trạm không có quyền cho rằng phụ nữ Chăm chỉ là đám người “dâm dục”.
Loạn luân đối với người đồng tộc
Nhân danh nhà thơ Chăm, Phú Trạm không ngần ngại chê bai Ts. Thành Phần chỉ có mảnh bằng tạm tạm, bằng tiến sĩ hữu nghị; mỉa mai Ts.Văn Ngọc Sáng không đủ tầm để tranh luận với ông ta, lên án Ts. Po Dharma và Lộ Trung Cân là những người không có kiến thức về văn học, nhưng Phú Trạm không nêu ra một bằng chứng cụ thể nào. Đây là phong cách đối thoại của một người Chăm có tư duy bịnh hoạn thì đúng hơn.
Loạn luân đối với ngành nghiên cứu
Năm 1995, Phú Trạm và Bùi Khánh Thế xuất bản tự điển Chăm-Việt dày gần 900 trang. Sau khi kiểm chứng lại qua hệ thống máy vi tính, các nhà khoa học Chăm đưa ra kết luận rằng tự điển Chăm-Việt của Phú Trạm và Bùi Khánh Thế chỉ là công trình “sao chép” những từ vựng đã có sẳn trong tự điển E. Aymonier và G. Moussay, ngoại trừ khoảng 300 từ là từ mới mà Phú Trạm thêm vào, nhưng Phú Trạm và Bùi Khánh Thế không bao giờ nhắc đến công lao của Aymonier và Moussay. Mục tiêu “lấy của người làm của ta”, tức là không tôn trọng bản quyền trí tuệ của người khác là điều cấm kị trong ngành nghiên cứu. Đây là thái độ loạn luân trong ngành nghiên cứu.
Kết luận
Xã hội là một không gian liên đới giữa những thành viên cùng chung một lí tưởng và một nhận định về giá trị lịch sử của cộng đồng mà họ xem đó là một hiện tượng thiêng liêng ăn sâu vào tiềm thức. Mọi hành động đi ngược lại với qui luật không gian liên đới này trở thành thái độ lừa gạt nhau.
Phú Trạm tự nhận là nhà đấu tranh cho dân tộc Chăm đồng thời là Luận sư cho giáo phái Awar, A hier, tức là nhân vật luôn sát cánh bảo vệ sự trường tồn cho tôn giáo Chăm. Nhưng hôm nay, chính ông ra tay điều hành nhóm chống đối Hội đồng sư cả Hồi giáo Bani, phá tan sự bình yên của tín đồ Bani. Đây là thái độ lừa gạt của Phú Trạm, mà các chức sắc, tín đồ Bani Awal không bao giờ chấp nhận Phú Trạm là nhà đấu tranh cho dân tộc Chăm như ông đã từng tuyên bố bấy lâu nay. Phú Trạm đã bị thôi miên bởi một kiều nữ nào đó, đang núp bóng để chèo lái ông ta kích động phá tan sự đoàn kết của tín đồ Bani nói chung và Tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani nói riêng, để rồi hôm nay Phú Trạm phải nhận một kết quả phủ phàng: người Chăm không biết ông ta là ai.
Phân tích hiện tượng của Phú Trạm trong một không gian của xã hội tức là làm sáng tỏ lại lịch trình của một biến cố mà dân tộc Chăm cần biết sự thật và yếu tố cấu thành dự kiện lịch sử hiện đại của dân tộc Chăm.
THAM KHẢO CÁC VĂN BẢN
Hình 1. Biên bản họp Ban Chấp Hành thống nhất hành hương 7 thánh đường mùa chay tịnh Ramawan 2021.
Hình 2. Thông báo Ban thường trực Hội đồng Sư cả (HĐSC) Hồi giáo Bani đi thăm 07 Sang Magik (Thánh đường).
Hình 3. Qui chế của HĐSC Hồi giáo Bani, ủy quyền cho Thư kí BTT được kí một số văn bản thừa lệnh.
Hình 3. Qui chế Thư giải trình tố cáo nhà nước Việt Nam của Cả sư Nguyễn Lài