Thiên kinh Koran của Islam và Bani Awal

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Jul 9, 2021, 3:05 AM

1. Koran - Quran (Thiên kinh Koran - Akhar Bani)

Thiên kinh Koran của Islam toàn bộ có 30 chương (Juz) bao gồm 114 bài (Surah). Các tín đồ Islam tin rằng Thiên kinh này được mặc khải thông qua thiên thần Jibril (Gabriel) đến cho Thiên sứ Muhammad. Do Thiên sứ Muhammad biết tình hình sức khỏe, nên mỗi câu Thiên kinh được mặc khải cho 5 người khác phải học thuộc lòng cả 30 chương, những vị này được gọi là Hafis và rất được tôn trọng. Ngoài ra Thiên kinh Koran còn ghi chép lại trên vỏ cây, tấm gỗ, da lạc đà, vải, … Quyển Thiên kinh trọn vẹn đầu tiền ra đời với phần mở đầu là surah Al-Fatihah (khai đề) và kết thúc là surah An Nas.

Năm 632 SCN, Thiên sứ Muhammad qua đời, thì Abu Bakar được chỉ đạo làm Khalifah (lãnh tụ Islam) đầu tiên.

Thiên kinh Koran của Awal (Awal tầng lớp giáo sĩ Acar) là bản chép tay không trọn vẹn từ Thiên kinh Koran của Islam được ghi bằng chữ Ả Rập (Arabic) và tiếng Ả Rập (Arabic), mà người chăm gọi là Akhar Bani. Tín đồ Bani Awal chỉ chép một số mục hay một số chương để phục vụ cho việc thực thi nghi lễ. Thông thường họ chép những mục liên quan và có ghi chú bằng akhar Thrah ở mỗi đầu mục để giải thích. Đặc biệt nội dung Thiên kinh vẫn ghi bằng tiếng Ả Rập (Arabic) không được dịch sang tiếng Chăm. Giáo sĩ Awal chỉ biết đọc Thiên kinh nhưng không hiểu nghĩa của từng nội dung Thiên kinh. Họ gọi chữ Ả Rập (Arabic) trong Thiên kinh Koran là akhar Jawi (chữ Jawi) hay Akhar Bani (chữ Bani) và đọc với âm giọng bằng tiếng Chăm, giọng đọc khác nhau tùy theo vùng miền và không thống nhất.

Điều đáng nói ở đây là một số Acar Awal mới làm giáo sĩ thường chưa học hay chưa biết đọc chữ Ả Rập (Arabic), mà học Thiên kinh từ một người thầy của mình bằng cách ghi chép qua phiên âm tiếng Việt rồi đọc theo phiên âm mà mình đã ghi. Do đó, nhiều Acar cùng một Surah (bài Thiên kinh) nhưng đọc khác nhau với nhiều từ thừa hay nhiều từ thiếu và giọng đọc cũng khác nhau. Do đó, những bản chép tay của các vị chức sắc gần đây càng ngày càng sai sót nhiều so với các vị chức sắc thời trước.

Hình 1. Surah Al-Fatihah của giáo sĩ Awal (Kinh Bani).

Ngày 18/4/2021, Hội Champa Bani Quốc tế (Champa Bani International Community) tổ chức thi đọc Thiên kinh Koran cho giáo sĩ Acar thuộc agama Awal ở Ninh Thuận và Bình Thuận, kết quả thành công tốt đẹp. Dưới đây là Al-Fatihah (Fathah) do Acar Kieng viết tay và đọc nộp cho Ban tổ chức.

Hình 2. Surah Al-Fatihah của giáo sĩ Awal. Chữ viết Acar Kieng.

-----***-----

Surah Al-Fatihah (Fathah) trong thiên kinh Bani Awal được Ts. Putra Podam phiên âm sang chữ Rumi Champa.

- Abissa mil la hir rah mâ nir Rahimik.

- Allaham duk lil lahi rapbil alaminâk.

- Ar- rah mâ nir-rahimik.

- Mâ liki yaw mi-dinâk.

- I-yaka na budu wa i-yaka nas satha i-nuk.

- Ihdinih siratal mus sathak ki mâk.

- Siratal ladi nâk al-amta alaihim ghairil mak wu bi-alaihim wala wali-alaminnâk.

​-----***-----

So sánh Surah al-Fatihah (al-Fathah) trong Kinh Bani Awal (của người Chăm Bani) và trong Thiên kinh Koran (chuẩn Islam) thì hai Surah này hoàn toàn viết như nhau

Dưới đây là bản so sánh al-Fathah trong Thiên kinh Koran (Islam)

Al-Fatihah thiên kinh Koran

   

Surah al-Fatihah thiên kinh Koran (Phiên âm theo Rumi Arab)

- Bismillaahir Rahmaanir Raheem

- Alhamdulillahi Rabbil ‘aalameen

- Ar-Rahmaanir-Raheem

- Maliki Yawmi-Deen

- Iyyaka na’budu wa iyyaka nastaeen

- Ihdinas Siraatal Mustaqeem

- Siraatal lazeena an’amta ‘alaihim ghayril maghdoobi ‘alaihim wa lad daaalleen

Surah al-Fatihah dịch sang tiếng anh

Ayah 1. In the name of Allah, the Entirely Merciful, the Especially Merciful.

Ayah 2. [All] praise is [due] to Allah, Lord of the worlds.

Ayah 3. The Entirely Merciful, the Especially Merciful.

Ayah 4. Sovereign of the Day of Recompense.

Ayah 5. It is You we worship and You we ask for help.

Ayah 6. Guide us to the straight path.

Ayah 7. The path of those upon whom You have bestowed favor, not of those who have evoked [Your] anger or of those who are astray.

Surah al-Fatihah dịch sang tiếng Việt

- Nhân danh Allah, Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung.

- Mọi lời ca tụng đều dâng lên Allah, Đấng chủ tể của vũ trụ và muôn loài.

- Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung.

- Đức vua của ngày phán xử cuối cùng.

- Ôi Allah di chỉ ngài chúng tôi thờ phụng và chỉ với riêng ngài chúng tôi cầu xin được giúp đỡ.

- Xin ngày hướng dẫn chúng tôi đi theo con đường ngay chính.

- Con đường của những người đã được ngài ban ân không phải con đường của những kẻ mà ngài đã giận dữ, cũng không phải con đường của những ai lầm đường lạc lối.

Hình 3. Thiên kinh Koran chép tay của người Champa, được xác định vào thời kỳ đức vua Abdul Hamid Shah (Nik Mustapha - Po Rome). Quyển thiên kinh đang trưng bày tại bảo tàng thiên kinh Koran ở miền Nam Thái Lan.

2. Chữ cái tiếng Ả Rập (Arabic)

Bảng chữ cái tiếng Ả Rập có 28 chữ cái, tiếng Ả Rập không có chữ viết hoa. Có ba nguyên âm thường được viết: alif (a), waw (w) và yaa (y). Các chữ cái còn lại là phụ âm.

Chữ viết Ả Rập phát triển từ hệ thống chữ viết Nabataean Aramaic. Nó đã được sử dụng từ thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, nhưng tài liệu sớm nhất, một dòng chữ bằng tiếng Ả Rập, Syriac và Hy Lạp, có từ năm 512 sau Công nguyên.

Chữ cái Ả Rập có ít phụ âm hơn tiếng Ả Rập, thế kỷ thứ 7, chữ cái Ả Rập được tạo mới bằng cách thêm dấu chấm vào mỗi chữ cái sao cho phù hợp để tránh nhầm lẫn giữa phụ âm này với phụ âm khác.

Chú ý: loại hệ thống chữ viết abjad thì hướng viết:

Chữ cái viết ngang từ phải sang trái,

Chữ số viết từ trái sang phải.

Hình 4. Bảng chữ cái Ả Rập (Arab- Arabic)

Đối với đại khối các dân tộc Ả Rập, Thiên kinh Koran nguyên bản bằng ngôn ngữ Arabic là một kiệt tác phẩm thi văn. Kinh Koran không hẳn là một cuốn thơ trường thiên nhưng là một tác phẩm văn xuôi có vần có điệu rất thích hợp với dân du mục ở nơi sa mạc. Điều này, thuận lợi cho Thiên kinh Koran nhanh chóng truyền bá khắp bán đảo Ả Rập qua hình thức truyền khẩu.

Thiên kinh Qur'an (/ kʊˈrɑːn /, kor-ahn; tiếng Ả Rập: القرآن, viết theo Latin: al-Qurʼān, phát âm tiếng Ả Rập: [alqur'ʔaːn]).

Qur'an (Koran), là Thiên kinh của Islam, được tín đồ Islam tin là mặc khải từ Thượng đế Allah. Đây là tác phẩm hay nhất trong văn học cổ điển Ả Rập. Koran được sắp xếp thành 114 chương (سورة, sūrah), bao gồm các câu (āyāt آيات; آية, āyah), sách (کتاب‎‎, kitāb). Trong phần lớn văn cảnh, thường đi chung với mạo từ xác định (al-), từ này được gọi là "mạc khải" (وحي, waḥy), điều đã được "gửi xuống" (tanzīl) trong một khoảng thời gian. Những bản dịch khác của Thiên kinh Qur'an là: al-Coran, Koran, Kuran, và al-Qur'an".

3. Chữ Jawi (Akhar Jawi)

Chữ Jawi là thuật ngữ khác để chỉ dạng chữ Ả Rập (Arabic) nhưng được thêm bớt một số chữ cái trong hệ thống chữ Ả Rập (Arabic), để ghi phiên âm cho người Melayu Islam bản địa.

Nói thêm về người Jawa, từ này thường để chỉ nhóm người ở ba giai đoạn chính khác nhau. Thời kỳ đầu, khi nói đến người Jawa thì một số nhà khoa học thường nghĩ đến những người Muslim hay những người Muslim có da ngâm đen như người Muslim Trung Đông, Indian, Bangladesh, Indonesia, Malaysia, … Thời kỳ thứ hai, Jawa chỉ giới hạn cho người Muslim Indonesia, Malaysia, hay Jawa Kur gồm Muslim Chăm Cambodia và Chăm Châu Đốc. Thời kỳ thứ ba, người Jawa được xác định cụ thể là một dân tộc ở Indonesia và quê hương của người Jawa là phần trung và đông của đảo Jawa. Người Jawa có dân số khoảng 100 triệu người, là dân tộc đông nhất ở Indonesia và có một nền lịch sử rực rỡ.

Khi nói đến chữ Jawi, lúc đầu thì nhiều người hiểu lầm là chữ của người Malay, nhưng thực tế chữ Jawi đầu tiên xuất hiện sau thời kì vương quốc Majapahit tan rã và được các học giả người Jawa ở đảo Jawa cải tiến để ghi âm tiếng Jawa, từ đó được mang tên chữ Jawi. Bia kí cổ nhất của chữ Jawi là bia kí Terengganu, được xác định niên đại vào khoảng năm 1300. Chữ Jawi ngày nay được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Melayu ở Đông Nam Á, trong đó có người Chăm ở Việt Nam và Kambodia.

Bảng Jawi Melayu kế thừa chữ Ả Rập (Arabic) nhưng có bổ sung một số phụ âm như: ca, pa, nga, ga, wa, nya như bảng dưới đây:

Hình 5. Bảng chữ cái Jawi (của người Jawa)

Jawi Chăm có nguồn gốc từ chữ Jawi (Jawa, đây là một loại chữ viết được kế thừa từ bảng chữ cái Ả Rập (Arabic). Chữ viết này được sử dụng cho chữ viết nhiều ngôn ngữ khác nhau ở Châu Á và châu Phi như Kurdish, Persian, Ottman Turkish, Sindhi, Urdu, Malay, Pashto, và Arabi Malayalam. Sau bảng chữ cái Latin thì bảng chữ cái Saudi Arabia được sử dụng tương đối rộng rãi trên toàn thế giới.

Hiện nay chữ Jawi Chăm được sử dụng rất thông dụng cho người Chăm ở miền Trung và Nam Bộ. Đặc biệt người Chăm ở Kambodia, Thailand, Malaysia, … đều sử dụng loại chữ viết này. Chữ Jawi Chăm nói riêng và chữ Jawi (Malaysia, Indonesia, Brunei, …) nói chung được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người nói ngôn ngữ Nam Đảo ở khu vực Đông Nam Á.

Jawi Chăm không biết được dùng để ghi âm tiếng Chăm từ khi nào. Chỉ biết, các văn bản chép tay xưa nhất được tìm thấy ở người Chăm chỉ vào khoảng đầu thế kỉ 19. Chữ Jawi Chăm phát triển theo từng giai đoạn nhất định và hệ thống chính tả theo đó cũng biến đổi. Văn bản chữ Jawi càng xưa thì hệ thống chính tả càng giống akhar Thrah (Srah).

Jawi Chăm ngoài các chữ cái được thêm vào mang tính chất chung của ngôn ngữ thế giới Melayu như ca, pa, ga, nga, wa và nya, thì người Chăm còn bổ sung thêm các âm trong tiếng Chăm như: nda, nja, mb. Song hành đó người Chăm còn thêm vào hệ thống nguyên âm như: e, ê, i, u, â, o, ô.

Ví dụ: Sự biến âm Ramadan (Arabic) thành Ramawan (Chăm). Do người Chăm xưa không phát âm được chữ ض (Daad) của Arabic nên đã biến âm Daad thành âm "Wuat" của người Chăm.

Hình 6. Chữ “Daad” của Ả Rập, trong chữ Ramadan رَمَضَان

Hình 7. Chữ “Daad” của Arabic trong hình 94, biến âm thành “Wuat” Chăm, do đó Ramadan viết thành Ramawan.

Chú ý: Giáo sĩ Acar của hệ phái Awal (Islam Champa) ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ít dùng hoặc không dùng chữ viết Jawi (Jawi Malay hay Jawi Chăm) để viết Kinh sách Bani hay dùng để viết chữ trong sinh hoạt hằng ngày, mà giáo sĩ Acar chỉ dùng chữ Bani tức là chữ Ả Rập (Arabic) để viết Kinh sách Bani (Thiên kinh Koran). Mặc khác, do Acar không dùng chữ Jawi Chăm trong đời sống hằng ngày, nên Acar phải dùng chữ Thrah Chăm để viết những lời giải thích trong Kitab (sách) của Thiên kinh Koran.

Hình 8. Giáo sĩ Acar rất ít khi dùng Jawi Chăm mà thường dùng Thrah Chăm để giải thích nội dung trong Thiên Kinh Koran (chữ Ả Rập – Arabic). Trong Hình 8 có 4 hàng trên là lời giải thích được viết Thrah Chăm, các dòng còn lại là chữ Ả Rập (Arabic)

 

Hình 9. Chữ Jawi trên bia đá (batau nisan) trong khuôn viên thánh đường Masjid Jamiul Azhar ở Châu Giang.