Thiên Thị Nín nhân danh mẫu hệ Chăm vu cáo Nhà nước Việt Nam và Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani vi phạm quyền tự do tôn giáo

Written by admin
In category Tin tức
Jul 13, 2021, 5:45 AM

Phân tích bởi: Từ Công Bằng

Email: Tucongbang888@gmail                             

----------***----------

Thiên Thị Nín: bà là ai?

Xuất thân từ Làng Chăm Palei Ram - Ninh Thuận, một quê hương gắn liền với nhiều trí thức tên tuổi tiêu biểu như: Nhạc sĩ Từ Công Phụng, Tiến sĩ Bá Trung Phụ, cựu dân biểu Từ Công Xuân, … Thiên Thị Nín là một nhà giáo đã từng giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Lâm (nay đã nghỉ hưu). Bà cũng là một nhân vật đại diện cho Ban Phụ nữ của Hội đồng Sư cả (HĐSC) Hồi giáo Bani, rất tích cực vận động kinh phí từ tín đồ Bani để xây dựng trụ sở làm việc và kinh phí hoạt động cho tổ chức này trong thời gian vừa qua, đây là một việc làm đáng biểu dương và khích lệ tinh thần của một phụ nữ Chăm. Tuy nhiên, chính bà lại nhân danh Ban Phụ nữ HĐSC Hồi giáo Bani gởi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận tố cáo Ban Thường trực HĐSC không sáng suốt nhận định một cách rõ ràng mà nghe theo một số phần tử người Chăm hải ngoại để tôn vinh chủ thuyết Islam và truyền bá tư tưởng sai lệch về tôn giáo Bani. Thiên Thị Nín là một nhà giáo, khi phát biểu hoặc trước khi chụp mũ người khác một cách vô thức ít nhất bà cũng cần phải đưa ra bằng chứng thuyết phục để chứng minh lời nói của mình. Cũng cần nhấn mạnh thêm: HĐSC Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận được thành lập vào năm 2005 theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004.

Trải qua gần 3 nhiệm kì hoạt động, HĐSC Hồi giáo Bani đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động, phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phối hợp giải quyết các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo pháp luật. Xây dựng qui chế hoạt động theo nghi lễ tôn giáo phù hợp với nhu cầu thực tế của các tín đồ, đúng theo giáo luật và pháp luật. Thực hiện tốt công tác quản lý, giáo luật về các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo Hồi giáo Bani. Vận động chắc sắc, tín đồ thực hiện các nghi lễ tiết kiệm và bảo tồn các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc. Đây cũng là sự kiện đáng ghi nhớ khi lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tín đồ Bani của Agama Awal (tôn giáo Awal của hệ thống Acar) được chính thức công nhận trong danh mục tôn giáo Việt Nam là Hồi giáo và tổ chức HĐSC Hồi giáo Bani cùng tín đồ Chăm Bani luôn cảm ơn Đảng và Nhà nước đã có chính sách đúng đắn kịp thời phù hợp nguyện vọng của đồng bào Chăm. HĐSC Hồi giáo Bani là một tổ chức duy nhất có tư cách pháp nhân đại diện cho tín đồ Bani, trải qua hơn một thập niên tồn tại, tổ chức này cũng chưa nhận bất cứ ý kiến phản đối từ các nhân sĩ, trí thức, chức sắc Chăm. Đột nhiên những năm gần đây, với sự giúp sức của một vị Tiến sĩ Chăm ở Phan Rang, bà Thiên Thị Nín đại diện nhóm phụ nữ Chăm gởi đơn tố cáo HĐSC Hồi giáo Bani âm mưu xóa bỏ tôn giáo Bani trong danh mục tôn giáo Việt Nam và đề nghị Chính phủ Việt Nam cấp mã số riêng cho tôn giáo Bani.

Đây là một âm mưu ý đồ thâm hiểm, nhiều người Chăm hiện đang đặt nghi vấn! Thiên Thị Nín là tín đồ Bani Awal đồng thời cũng bà là thành viên của HĐSC Hồi giáo Bani, hơn ai hết bà ta hiểu rất rõ tên gọi “Hồi giáo Bani” hay “Bani” không ảnh hưởng gì đến bản chất truyền thống phong tục của người Chăm Bani xưa nay. Nhưng Thiên Thị Nín vẫn cố tình chụp mũ vu khống Ban Thường trực đứng đầu là Imam Từ Công Dư cho rằng ông là người âm mưu đồng hóa chủ thuyết Islam vào người Chăm Bani. Mặc dù các nhân sỹ, trí thức, chức sắc, nhà khoa học đều khẳng định: Awal (tín ngưỡng Bani Awal của Acar) là một nhánh của Hồi giáo. Nhưng thực tế, tổ chức HĐSC Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận và Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận là 02 tổ chức hoạt động hoàn toàn độc lập có tôn chỉ, mục đích riêng. Với tư cách là Trưởng Ban phụ nữ của một tổ chức, đáng lẽ bà Thiên Thị Nín phải là người tiên phong vận động các tín đồ sống tốt đời đẹp đạo” góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhưng bà lại dùng quyền lực là phụ nữ nhân danh cho chế độ mẫu hệ Chăm lên diễn đàn Hội thảo tại Bình Thuận ngồi giữa phòng Hội thảo khóc lóc van xin Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận tôn giáo Bani là tên chính danh có mã số riêng, mọi ý kiến đề xuất của bà bị các chức sắc nhân sĩ Chăm và đại biểu tham dự Hội thảo bác bỏ (cũng vì quá tham vọng, tự cho mình là một nhân vật quan trọng có tầm ảnh hưởng đến kết quả Hội thảo tại Bình Thuận theo ý muốn của bà). Kết quả Hội thảo có 80% đại biểu chọn tên tôn giáo “Hồi giáo Bani” làm cho bà phải ngất xỉu trong phòng Hội thảo trước sự ngỡ ngàng của các đại biểu. Đây là câu chuyện khôi hài hi hữu chưa từng xảy ra trong lịch sử cận đại của dân tộc Chăm.

Nhắc đến bà Thiên Thị Nín, chắc có lẽ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục huyện Ninh Phước, ai ai cũng không thể nào quên những sóng gió của ngành giáo dục trong thập niên (1993 - 2000) do ông Não Văn Anh làm Trưởng phòng với sự nhúng tay điều hành của bà Thiên Thị Nín là phu nhân của Trưởng phòng. Bà Thiên Thị Nín chỉ là giáo viên tiểu học, một thời bà ta tung hoành làm mưa làm gió thay mặt chồng điều hành công tác nhân sự của ngành giáo dục từ việc bổ nhiệm cán bộ đến khâu luân chuyển giáo viên. Tất cả đều thông qua bàn tay đầy quyền lực của bà, thậm chí bà còn gây sức ép kí hồ sơ học bạ phi pháp, để rồi chồng bà tức là ông Não Văn Anh bị cách hết chức vụ từ chính quyền huyện Ninh Phước. Đây là bản án nghiêm khắc nhất dành cho ông Não Văn Anh, là một vị nhà giáo đáng kính thật thà đức độ, được nhiều thế hệ giáo viên trìu mến gắn với tên gọi thân thương “Saai Kacua- Ai Choa” (tức là anh cả của ngành giáo dục lúc bấy giờ). Dư luận đặt câu hỏi, nếu không có sự can thiệp quá sâu của bà Thiên Thị Nín vào công việc nội bộ của Trưởng phòng, thì hôm nay ông Não Văn Anh không đến nỗi phải nhận một bản án đầy tủi nhục trong những ngày về hưu tuổi già xế chiều. Bà Thiên Thị Nín nên xem đây là một bài học đắc giá dành cho bà, để bà có thời gian tu tâm luyện tánh cho những khoảng thời gian còn lại trong những ngày về hưu sống hữu ích cho xã hội và cộng đồng. Cũng vì ảnh hưởng tư tưởng cục bộ phong kiến từ gia đình quyền quí, quí tộc, bà ta có thể làm thay đổi cục diện bộ mặt xã hội Chăm đương thời qua biến cố xáo trộn tôn giáo Bani là ví dụ điển hình.

Hôm nay, bà Thiên Thị Nín lại mượn bóng hình gia đình người thân của bà hiện đang công tác ở các cơ quan nhà nước, tiếp tục tự cho mình là một người phụ nữ quyền lực nhất trong xã hội Chăm, hoành hành điều hành phe nhóm của mình chụp mũ vu cáo cả Chính phủ Việt Nam và HĐSC Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận có mưu đồ đồng hóa tôn giáo Bani với tôn giáo Islam. Qua đây, Thiên Thị Nín muốn gởi “thông điệp” cho cộng đồng Chăm: HĐSC Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận không sáng suốt nhận định một cách rõ ràng mà nghe theo một số phần tử người Chăm hải ngoại để tôn vinh chủ thuyết Islam và truyền bá tư tưởng sai lệch về tôn giáo Bani. Có chăng bà muốn ám chỉ 02 nhân vật mà lâu nay bà hay nhắc tên tố cáo họ trước dư luận quần chúng Chăm về hành vị phá hoại tôn giáo Bani, đó là 02 ông Imam Từ Công Dư (Phó Chủ tịch Thường trực HĐSCHGBN) và Ts.Putra PoDam (Chăm Bani Awal Bình Thuận). Tiếc rằng hai nhân vật này không liên quan đến những gì mà bà vu cáo chụp mũ một cách thiếu chứng cứ. Đúng ra bà nên lên án Ts.Thành Phần là một Tiến sĩ Chăm vô trách nhiệm đã nhận một số dự án của các tổ chức phi chính phủ với mưu đồ xóa bỏ tổ chức HĐSC Hồi giáo Bani để hưởng những bổng lộc dơ bẩn từ dự án này. Imam Từ Công Dư và Ts. Putra PoDam với tư cách là một trí thức, nhân sĩ Chăm phải có nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc mối liên hệ tôn giáo Awal với Hồi giáo, nhằm làm sáng tỏ thêm tôn giáo Awal (từ thế kỷ 17 đến nay) là một tôn giáo tiếp thu có chọn lọc tinh hoa giữa chủ thuyết Islam và yếu tố truyền thống bản địa Champa. Bà Thiên Thị Nín luôn tự nhận mình là một tín đồ Bani Awal, không ai cấm đoán bà thờ cúng ông bà tổ tiên cũng như các tín ngưỡng dân gian Chăm, đó là quyền tự do tín ngưỡng của tín đồ.

Thiên Thị Nín, Ts. Thành Phần, Ts. Quảng Đại Can, Ts giả mạo Thành Đài, và nhà thờ Inra_Sara, cấu kết viết bài, viết đơn, viết báo, đài radio, ...tố cáo Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính Phủ và Nhà nước Việt Nam xóa tôn giáo Bani của Người Chăm. Xóa tôn giáo Bani ??? Đây là tội tuyên truyền vu khống, vì Nhà nước Việt Nam chưa bao giờ công nhận tôn giáo Bani của người Chăm, Chưa công nhận thì lấy đâu mà xóa???

Nói đến tôn giáo Awal (Bani Awal) thì người ta chỉ bàn đến hệ thống chức sắc (Po Gru, Imam, Katip, Acar) là tầng lớp phụng sự trực tiếp và duy nhất Đấng Allah. Chính vì thế, bà Thiên Thị Nín không thể lạm quyền lực một gia đình quyền quí để ép các vị chức sắc (Po Gru, Imam, Katip, Acar) để thờ cúng các vị thần xuất phát từ tôn giáo Hindu (người Chăm quen gọi Balamon). Đây là điều cấm kị “Haram” trong giáo luật Bani Awal. Là một tín đồ Bani Awal chân chính, bà Thiên Thị Nín không thể lấy uy thế của gia đình mình để phỉ báng các vị chức sắc (Po Gru, Imam, Katip, Acar) là tầng lớp lãnh đạo tinh thần của người Chăm Bani đang hành lễ trong Thánh đường Hồi giáo Bani, nơi mà bà đang cầu nguyện trong tháng Ramawan hàng năm. Sự kiện bà Thiên Thị Nín với sự giúp sức của Ts. Thành Phần tạo ra “scandal” trong cộng đồng Chăm vừa qua gây xáo trộn cộng đồng, với chiêu bài thay đổi tên gọi tôn giáo “Hồi giáo Bani” thành “Bani” nhằm kích động tín đồ và quốc tế hóa đề tài tôn giáo Bani thông qua Thành Thành Dãi (“Thủ tướng Champa lưu vong “ tự phong”, đang làm nghề “chính trị ba xu hiện đang định cư tại Thụy điển), vu cáo Chính quyền Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo với âm mưu xóa bỏ một tôn giáo Chăm ra khỏi danh mục Tôn giáo Việt Nam đến các hãng thông tấn quốc tế và cơ quan Liên Hợp Quốc nhờ can thiệp, gây sức ép.

Theo nhận định của các nhân sĩ trí thức Chăm: Việc thay đổi tên tôn giáo hay phát sinh thêm tôn giáo mới theo Danh mục tôn giáo Việt Nam là một việc hệ trọng liên quan đến hệ thống pháp luật, cần trưng cầu ý kiến rộng rãi của các tín đồ và tổ chức nhiều cuộc Hội thảo chuyên đề về tôn giáo. Một tôn giáo cần phải đảm các yếu tố giáo chủ, giáo lý, giáo luật, giáo dân trên cơ sở trình lên cấp có thẩm quyền quyết định. Sự khủng khoảng liên quan đến việc tranh chấp tên gọi tôn giáo Bani diễn ra vừa qua trở thành là “vết nhơ” cho cộng đồng, trong đó bà Thiên Thị Nín là nhân vật cầm đầu mà người Chăm nhắc tên nhiều nhất Sau đây xin liệt kệ vài biến cố do bàn tay người phụ nữ đầy quyền lực này để cộng đồng Chăm đánh giá, phán xét bản chất sự việc:

1. Biến cố đoàn hành hương đến Thánh đường Văn Lâm

Theo tinh thần phiên họp ngày 14 tháng 03 năm 2021 của HĐSC Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận về việc tổ chức đoàn đi thăm và chúc mừng các chức sắc, chức việc trong Tháng Chay tịnh Ramawan 2021, do cả sư Nguyễn Lài chủ trì. Được sự ủy quyền của Ban Thường trực HĐSC Hồi giáo Bani, chiếu theo qui chế năm 2017 của tổ chức này, ông Đổng Dương Long kí thừa lệnh Thông báo số 09/TT-HĐSC ngày 23 tháng 04 năm 2021 về việc chương trình thăm, làm việc và chúc mừng Ramadan (Ramawan) 07 Thánh đường Hồi giáo Bani tại Ninh Thuận. Cũng nhân chuyến hành hương này, Ts. Putra PoDam là một đứa con của tín đồ Bani Awal có nhờ đoàn hành hương gởi quà mỗi thánh đường 100 USD, gọi là món quà “mọn” trà, nước cho Thánh đường trong mùa tịnh chay Ramadan. Vào lúc 15 giờ 30, ngày 29/04/2021 đoàn hành hương làm việc tại Thánh đường Văn Lâm, khi đoàn đến, giáo sĩ Acar tiếp đón khách rất chu đáo, uống trà, nói chuyện vui vẻ. Thánh đường Văn Lâm tối đó vẫn hành lễ bình thường, không hề có chuyện gì xảy ra. Câu chuyện chỉ đơn giản vậy, tuy nhiên bà Thiên Thị Nín bịa ra câu chuyện thông qua Thập Liên Trưởng là “dư luận viên” của bà tuyên truyền lên trang Facebook cá nhân, vu khống đoàn hành hương của HĐSC Hồi giáo Bani đòi xóa bỏ tôn giáo Bani và Lễ hội Rija Nagar nhằm tạo dư luận xấu đến HĐSC Hồi giáo Bani và tuyên truyền đây là tổ chức bị mua chuộc và phục vụ cho tổ chức Islam. Qua biến cố này, chúng tôi đánh giá bà Thiên Thị Nín không phải là nhà giáo, mà chỉ khoác áo nhà giáo để đánh lừa dư luận làm “nghề ném đá giấu tay” thì đúng hơn.

2. Lừa bịp Cả sư Nguyễn Lài kí Tờ trình số 03 ngày 11 tháng 06 năm 2021 tố cáo Ban thường trực HĐSCHGBN sử dụng trái phép con dấu

Sự kiện Cả sư Nguyễn Lài tố cáo cáo 03 ông: Imam Từ Công Dư, Imam Đạo Văn Thị và ông Đổng Dương Long chiếm dụng con dấu của HĐSC Hồi giáo Bani trái phép: Đọc qua nội dung của Tờ trình, cả sư Nguyễn Lài có đặt bút kí văn bản là sự thật, nhưng chắc chắn cả sư Nguyễn Lài không biết văn bản nói về nội dung gì? Hơn nữa cả sư Nguyễn Lài tuổi cao, không thông thạo Tiếng Việt. Vậy ai là người đạo diễn nội dung văn bản này? Theo nguồn tin đáng tin cậy từ người thân của cả sư Nguyễn Lài cho biết: Chính Ts. Thành Phần với sự giúp sức của bà Thiên Thị Nín là kẻ chủ mưu soạn thảo văn bản thúc ép cả sư Nguyễn Lài tố cáo 03 ông Imam Từ Công Dư, Imam Đạo Văn Thị và ông Đổng Dương Long là 03 nhân vật có âm mưu phá hoại tôn giáo Bani của Bà Nín. Trên phương diện pháp lý, cả sư Nguyễn Lài không có quyền ký văn bản thay mặt HĐSC Hồi giáo Bani khi chưa có sự đồng ý của tập thể Ban Thường trực, Ban Chấp hành; điều này trái với quy chế hoạt động của tổ chức nên văn bản của cả sư Nguyễn Lài là văn kiện hoàn toàn vô giá trị. Chính vì thế sự xúi giục của Ts. Thành Phần và bà Thiên Thị Nín chỉ làm cho cả sư Nguyễn Lài mang thêm tội vạ và nhất là làm tổn thương đến danh dự cả cộng đồng chức sắc Bani Awal hôm nay vì HĐSC Hồi giáo Bani không hề hay biết về nội dung văn bản này. Sự nhúng tay của Ts. Thành Phần và bà Thiên Thị Nín nhằm kết tội 03 ông ở trên trở thành văn chương chính trị dựa vào màu cờ tôn giáo để khơi dậy hận thù dân tộc. Đây là hành động có tác hại vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra chiến trường tranh chấp tôn giáo, không ai tiên đoán được hậu quả do nó gây ra. Hơn nữa, tín đồ Bani nào không đồng tình quan điểm với hai nhân vật này, đều bị kết tội theo chủ thuyết Islam. Thành Phần và Thiên Thị Nín phải chấm dứt thái độ chụp mũ không lương thiện này, vì người Chăm Bani là một tín đồ thật thà, không quá khích luôn ủng hộ HĐSC Hồi giáo Bani là tổ chức duy nhất đại diện cho tín đồ, có đầy đủ tư cách pháp nhân được Nhà nước bảo hộ. Vì vậy, việc đấu tranh đòi tôn giáo Bani của Thành Phần và Thiên Thị Nín vừa qua trở thành vô ích.

3. Biến cố Hội thảo tại Bình Thuận

Thiên Thị Nín là nhà giáo với vai trò Trưởng Ban phụ nữ của HĐSC Hồi giáo Bani. Tại Hội thảo, bà phải trình bày tham luận đưa ra lý luận. Nhưng lợi dụng diễn đàn này, bà lại đại diện cho chế độ mẫu hệ Chăm đòi Ban Tôn giáo Chính phủ trả lại tên gọi tôn giáo Bani cho người Chăm. Đây không phải phong cách nhà giáo, mà là một diễn viên hài đang “diễn tuồng làm trò hề ” mua vui cho thiên hạ thì đúng hơn.

KẾT LUẬN

Thiên Thị Nín lúc nào cũng tự tôn vinh cho mình là một người phụ nữ quyền lực nhất, có khả năng đấu tranh vì quyền cho quyền lợi cho dân tộc Chăm nói chung và tín đồ Bani nói riêng, nhưng trong thực tế Thiên Thị Nín chưa chứng minh cho mọi người thấy điều này. Bên cạnh đó, Thiên Thị Nín đang khoác áo một nhà giáo đi tuyên truyền lừa bịp kích động tín đồ Bani Awal chống Chính phủ Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo. Hôm nay, Thiên Thị Nín lại cậy quyền lực gia đình, thân nhân, tự cho mình có quyền chê bai, nhục mạ, phỉ báng bất cứ ai không đồng quan điểm với mình cho dù người đó là ai, kể cả các vị chức sắc. Biến cố làm xáo trộn trong tín đồ Bani Awal tại Thánh đường Văn Lâm vừa qua do Thiên Thị Nín đạo diễn, không liên quan đến thân nhân của bà. Tuy nhiên, sự im lặng của một số cá nhân làm việc trong các cơ quan Nhà nước là thân nhân gia đình bà trong sự kiện này, đã tạo sự nghi ngờ trong cộng đồng Chăm, vô tình hoặc gián tiếp sự im lặng đó gây ra hậu quả khôn lường. Đây không phải vụ việc tranh chấp tôn giáo thuần túy mà hành vi bôi nhọ, vu cáo một tổ chức có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương nếu như chính quyền không can thiệp kịp thời. Qua vụ việc này, nhiều người Chăm bức xúc, thắc mắc về vai trò của chính quyền cơ sở nơi vụ việc diễn ra - xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.

Những phản ứng nghiêm khắc đối với thái độ lố bịch của Thiên Thị Nín mà chúng tôi vừa nêu ra đã chứng minh rằng cộng đồng trí thức Chăm hôm nay không phải là tập thể bù nhìn, thiếu kiến thức như Thiên Thị Nín đã hiểu lầm, mà là một tập thể đã trưởng thành, có lập trường, tư duy độc lập và có đủ trình độ để chống lại bất cứ ai không tôn trọng danh dự và quyền lợi của dân tộc, dù nhân vật này là Thiên Thị Nín có uy thế cậy quyền 10 ông Tiến sĩ đi chăng nữa, chứ một Ts.Thành Phần vô danh tiểu tốt (Tiến sĩ một đêm). Ðây cũng là một “thông điệp” của cộng đồng Chăm không nhằm hạ thấp Thiên Thị Nín mà là yêu cầu bà không nên khoác áo nhà giáo làm “nghề ném đá giấu tay”, phải chấm dứt ngay mọi hành động lừa gạt thiên hạ, từ bỏ mọi thái độ lố bịch và trịch thượng không nên huênh hoang tự cho mình là người phụ nữ có quyền quyết định mọi vấn đề trong thế gian này.

Dân tộc Chăm hôm nay là một tập thể trí thức rất khiêm tốn, trong đó có bà Thiên Thị Nín. Chính vì thế, mọi hành động thiếu nghiêm túc của một trí thức này sẽ đưa đẩy dân tộc Chăm và cả người Việt đánh giá ngay về trình độ trí thức của người Chăm trong không gian xã hội hôm nay. Thiên Thị Nín là một nhà giáo, nhưng lại mang tư tưởng “dân tộc cực đoan” càng đưa đẩy hai dân tộc Chăm - Việt sẽ hiểu lầm thêm về trí thức Chăm đang diễn tuồng chính trị để lừa gạt đồng bào hơn là đấu tranh thật sự cho mục tiêu tôn giáo.

----------***----------

THAM KHẢO CÁC VĂN BẢN

Hình 1. Biên bản họp Ban Chấp Hành thống nhất hành hương 7 thánh đường mùa chay tịnh Ramawan 2021.

Hình 2. Thông báo Ban thường trực Hội đồng Sư cả (HĐSC) Hồi giáo Bani đi thăm 07 Sang Magik (Thánh đường).

Hình 3. Qui chế của HĐSC Hồi giáo Bani, ủy quyền cho Thư kí BTT được kí một số văn bản thừa lệnh.

Hình 4. Đơn của bà Thiên Thị Nín gởi các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận tố cáo Hội đồng sư cả Hồi giáo Bani

--------------------------------------------------------------------------------------------

XEM

Nội dung tờ trình dưới đây:

TỜ TRÌNH DO ÔNG NGUYỄN LÀI KÝ

 

------------------------------------------

Kì tới: Mời quí độc giả đón đọc, BBT Báo điện tử kauthara.org sẽ đăng bài viết  phân tích về Tiến sĩ Thành Phần, hiện tượng của trí thức Chăm tại Việt nam.