Tiến sĩ “giả mạo” Thành Đài đề cử Tiến sĩ “Poh Gak “Quảng Đại Cẩn điều hành dự án quĩ Porome

Written by admin
In category Tin tức
Jul 30, 2021, 3:40 AM

Khi nói đến những người đã từng đấu tranh cho dân tộc trong lịch sử cận đại, thì cộng đồng Chăm không thể quên Ts. giả mạo Thành Ðài và Ts. Quảng Đại Cẩn, hai nhân vật đã từng gây sóng gió trong dư luận quần chúng, không phải vì hai ông  đã đem lại những dự án lợi ích cho dân tộc, mà là chuyên đăng tải lên Facebook quảng cáo cho những dự án viễn vong của mình, để hôm nay dân tộc Chăm không biết xếp hai ông này vào hạng “danh nhân” nào, ngoại trừ “Tiến sĩ Facebook” và “Tiến sĩ Poh Gak “, một cụm từ mang tính cách châm biếm, nhưng nó biểu lộ một cách trung thực phong cách và hành động của hai nhân vật này trong bối cảnh xã hội Chăm mà chúng tôi đã phân tích sơ qua trong Kauthara.org

Ngày 22 tháng 07 năm 2021, Ts. Giả mạo Thành Ðài và Ts. Quảng Đại Cẩn tuyên bố với công đồng Chăm hình thành dự án quĩ POROME với mục tiêu bảo vệ công lý cho hai tôn giáo: BÀ NI và BÀ CHĂM. Phiên họp thông qua điều lệ, chọn biểu tưởng, bài hát cho dự án quĩ POROME và bầu Ban lãnh đạo:

1. Chủ tịch Quỹ: Ts. Quảng Đại Cẩn

2. Thư ký Quỹ: Ts. Thành Thanh Dải (tiến sĩ giả mạo)

3. Thủ Quỹ: Ông Châu Văn Dề

4. Thanh Tra Quỹ: Ông Apou Taleop

 Nhìn qua bích trương quảng cáo dự án quĩ POROME của Ts. Giả mạo Thành Ðài và Ts Quảng Đại Cẩn, độc giả đánh giá đây không phải là dự án quĩ POROME thuần túy như (Quỹ Ford, Quĩ Vingroup) mà nó mang bóng dáng trá hình giống như Chính phủ lưu vong mà Thành Đài đã hình thành cách đây vài năm. Dự án quĩ POROME của Ts. Giả mạo Thành Ðài và Ts. Quảng Đại Cẩn thu hút tham gia chủ yếu từ người Chăm Thành Tín gồm những thành phần nhẹ dạ có tư tưởng chống đối nhà nước Việt nam và Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani qua biến cố tranh chấp tên gọi tôn giáo “Hồi giáo Bani” và “Bani” mà Kauthara.org đã từng đưa ra phân tích, trong đó thành viên tích cực  nhất của dư án quĩ POROME là bà Châu Cành, một tín đồ công giáo có một thời gian tham gia phong trào “dân tộc cực đoan” hiện đang định cư tại Úc. Ts. Giả mạo Thành Ðài và Ts. Quảng Đại Cẩn còn quảng cáo dự án quĩ POROME là tổ chức tương tác với UNESCO bảo tồn di sản Tôn Giáo Bản Địa Chăm và là tiếng nói Đại diện Tôn Giáo Chăm tại hệ thống LIÊN TÔN THẾ GIỚI. Theo thông cáo Thành Đài gởi cho bà con Chăm, quĩ POROME là một dự án được sự tài trợ ngân sách của UNESCO (LHQ), không vận động nguồn quĩ từ người Chăm mà chỉ kêu gọi cộng đồng Chăm ủng hộ tinh thần và trí tuệ. Nhưng tại sao hôm nay, Thành Ðài lại “xảo ngôn” huy động đồng tiền xương máu của người Chăm nghèo khổ trong lúc họ đang khốn đốn chống chọi hoàn cảnh cơ cực lo từng miếng cơm hàng ngày.

Theo Thành Ðài, quĩ POROME không phải là quĩ nhân đạo hay từ thiện mà là quĩ công lý để ông ta làm lộ phí đấu tranh trên diễn đàn LHQ để bảo tồn di sản Tôn Giáo Bản Địa Chăm. Nhiều người Chăm đặt câu hỏi, nhìn qua lí lịch “đen” của Ban lãnh đạo của dự án Quĩ POROME liệu người Chăm nào giám trao niềm tin vào dự án Quĩ POROME hay không? (Chúng tôi sẽ có bài phân tích lí lịch của Ban lãnh đạo dự án quĩ POROME).

Chúng tôi nghĩ rằng: Dân tộc Chăm rất phấn khởi khi nghe tin có thêm hai vị tiến sĩ người Chăm. Nhưng dân tộc Chăm lại càng tủi phận khi gặp phải Ts. Giả mạoThành Đài và Ts. Quảng Đại Cẩn, không thấy hình thành dự án hữu ích nào cho người Chăm mà chỉ thấy phiền hà thêm với những huênh hoang của các dự án hoang tưởng “đồ sộ”, trong khi đó xã hội Chăm hôm nay chưa thoát khỏi môi trường thấp kém từ yếu tố kinh tế và kỹ thuật cho đến nền tảng giáo dục đang sống trong hoàn cảnh khốn đốn về kinh tế. Trước thực trạng bi đát này, chúng tôi nghĩ rằng có hàng ngàn giải pháp đơn giản hơn và thực tiễn hơn mà Thành Đài và Quảng Đại Cẩn, có thể làm được trong tầm tay và theo khả năng của ông ta để xây dựng tương lai cho xã hội Chăm. Tại sao phải bỏ thì giờ để nghĩ đến những dự án “Ma” quĩ POROME” mà không dùng thì giờ đó để tìm phương hướng thực tiễn hơn để đưa dân tộc Chăm ra khỏi nạn nghèo đói, nâng cao trình độ dân trí để xây dựng một đội ngũ dân sự, bảo tồn di sản văn hóa, ngôn ngữ chữ viết Chăm nhằm xác định sự hiện hữu của họ trong thế kỷ thứ 21 này. Chính đó là công tác hàng đầu mà Thành Đài và Quảng Đại Cẩn phải nghĩ đến để cứu vớt xã hội Chăm đang lâm vào con đường thoái hóa, chứ không phải hình thành “quĩ POROME” để có được tiếng vang nhưng không thực tế.

Trong bối cảnh hiện nay người Chăm ở quê nhà đang gặp bao khó khăn khốn đốn để chống chọi vì đại dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành lây lan khắp các làng Chăm, Thành Đài và Quảng Đại Cẩn nên học hỏi mô hình làm công tác từ thiện những tấm gương một số người Chăm ở hải ngoại chủ yếu ở Hoa kì tiêu biểu như: gia đình cựu dân biểu Lưu Quang Sang, Thạch Ngọc Xuân, Đàng Reo, Thành Ngọc Có, MusaPorome,Từ Thị  và Champa Bani Quốc tế, … đang kêu gọi giúp đỡ người Chăm trong nước chia sẽ những khó khăn mà họ đang gánh nặng. Thế thì Thành Đài và Quảng Đại Cẩn muốn thành lập dự án quĩ POROME để làm gì và ai là người Chăm ở nước ngoài có đủ trình độ uy tín để điều hành dự án quĩ POROME của Thành Đài và Quảng Đại Cẩn.

Chính vì thế, chúng tôi phải đặt 3 nghi vấn về mục tiêu của dự án này:

1). Có chăng đây chỉ là một dự án điên rồ phát sinh từ tư duy của một trí thức người Chăm không bình thường, muốn thành lập dự án quĩ POROME cho có lệ để quảng cáo tài năng chính trị học của mình, bất chấp sự tác hại của nó mà chính dân tộc Chăm là người phải gánh chịu hậu quả trước dư luận quần chúng trong và ngoài nước.

2). Dự án quĩ POROME của Thành Ðài và Quảng Đại Cẩn cũng có thể có sự tính toán trong đó mà mục tiêu chỉ bán tiền ủng hộ của các thành viên chủ yếu tập trung người Chăm ở Thành Tín mang tư tưởng “dân tộc cực đoan để Thành Đài và Quảng Đại Cẩn dựa vào đó đi xin tài trợ hầu nuôi bản thân mình. Chỉ trong vòng 5 năm, Thành Ðài đã hình thành 11 dự án cộng đồng để xin tài trợ, mặc dù ông ta không đem lại một kết quả gì, đã chứng minh phần nào giả thuyết của chúng tôi.

3). Kể từ năm 2015 dự án thành lập Bangsa Champa của Thành Ðài đã cấp passport và ID cho hàng trăm người Chăm hai quốc gia Mã lai và Cambuadia, từ đó Thành Đài  đã ngã hẳn về phe chống cộng sản theo mô hình  tổ chức Chánh phủ Việt nam lưu vong do Đào Minh Quân làm Tổng thống “tự phong” ( là một tổ chức bị cộng đồng người Việt hải ngoại tảy chay )  chính cháu ruột của ông ta là Thành Huy Chương đã từng cảnh báo cho cộng đồng Chăm biết về mô hình này trong thời  gian qua.

Thành Ðài thường đứng ra chê bai các phong trào văn hóa người Chăm tại hải ngoại chỉ làm phong trào múa hát thì giỏi chứ không ai có trình độ làm chính trị như ông ta. Điều này chứng tỏ rằng Thành Đài chỉ “nói bừa, nói càn, nói để hạ bệ nhau”, như những người thiếu học đối thoại với nhau bên lề của hè phố, không tiêu biểu cho một nhà trí thức người Chăm chân chính.

Hôm nay, Thành Ðài lại kêu gọi người Chăm thành lập dự án quĩ POROME (tức là Chính Phủ Chăm Lưu Vong trá hình), một dự án phục quốc có thể gây thêm bao sự hiểu nhầm giữa chế độ cộng sản Việt Nam đối với người Chăm hôm nay. Có chăng lời kêu gọi của Thành Ðài chỉ là một cạm bẫy chính trị, qua dự án quĩ POROME (tức là Chính Phủ Chăm Lưu Vong trá hình), có bàn tay lông lá của tổ chức thế lực ngầm nào đó nhúng vào hầu kiểm điểm lại danh sách ai là người Chăm tham gia trong dự án này, tức là danh sách người Chăm muốn phục hưng lại vương quốc Champa tại Việt nam và hải ngoại.

Kết luận

Thành Đài và Quảng Đại Cẩn là hai nhân vật người Chăm có khoa bảng, trong đó Thành Đài là một nhân vật có học vị tiến sĩ với nhiều bí ẩn, hai nhân vật này sống hoàn toàn cô lập tại vương quốc Thụy Ðiển và Hoa kì, là nhân vật bị quên lãng trong các tổ chức hội đoàn người Chăm tại Âu Châu và Mỹ Châu, vì người ta không biết Thành Đài và Quảng Đại Cẩn là ai và chưa bao giờ gặp mặt một lần. Chính vì thế, dự án quĩ POROME của Thành Đài và Quảng Đại Cẩn chỉ là một sự mơ ước hão huyền của Thành Đài và Quảng Đại Cẩn, không biểu lộ cho quan điểm của cộng đồng người Chăm tại Việt Nam và hải ngoại hôm nay. Ðây là dự án chính trị có thể gây ra một sự hiểu lầm lớn lao giữa chính quyền Việt Nam và dân tộc Chăm trong nước nói riêng cũng như giữa cộng đồng người Việt quốc gia và cộng đồng người Chăm tại hải ngoại nói chung.

Hình 1a. Phiên họp Ban lãnh đạo dự án Ma quĩ POROME

Hình 1b. Phiên họp Ban lãnh đạo dự án Ma quĩ POROME

 

Hình 2. Biểu tượng và bài hát quốc ca dự án quĩ POROME

 

Hình 3. Biểu tượng dự án quĩ POROME

 

Hình 4. Trục xuất Ts. giả mạo Thanh Thanh Dải khỏi Pahang - Malaysia.

 

Hình 5. CMND giả mạo (ID giả), Thành Đài cấp lừa gạt người Chăm Cambuadia, Thailand.

 

Hình 6. CMND giả mạo (ID giả), Thành Đài cấp lừa gạt người Chăm tại Mỹ.

 

Hình 7. Hộ chiếu giả mạo (passport giả), Thành Đài cấp lừa gạt người Chăm tại Mỹ.

 

Hình 8. Bìa ngoài Passport lừa gạt Chăm.

 

Hình 8. Số lượng Passport lừa gạt người Chăm.

 

Hình 9. Những người tham gia Quỹ POROME 

 

Hình 10. Những người tham gia Quỹ POROME 

 

Hình 11. Những người tham gia vu khống Ts. Putra Podam

 

 

Hình 12. Những người tham gia vu khống Ts. Putra Podam

 

Hình 13. Những người tham gia vu khống Ts. Putra Podam

 

Hình 14. Những người tham gia vu khống Ts. Putra Podam