LINK: Bài nghiên cứu trên file PDF
Ts. Putra Podam, ủng hộ Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, Awal là hệ phái Hồi giáo (Islam)
-----------***-----------
Trong đời sống xã hội, tôn giáo là chủ đề luôn nhạy cảm, tranh luận tôn giáo rất dễ thu hút sự chú ý và dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế. Tôn giáo cũng là đề tài dễ bị lợi dụng về hành động gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định tình hình khu vực. Năm 2020, Việt Nam đã công nhận 16 tôn giáo gồm 36 tổ chức (đính kèm).
Cả nước hiện có hơn 57,4 ngàn chức sắc, trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự. Số lượng tín đồ theo các tôn giáo hiện nay khoảng: Phật giáo: 15,1 triệu; Công giáo: 7,1 triệu; Cao đài: 1,1 triệu; Tin lành: 1 triệu; Hồi giáo: 80.000; Phật giáo Hòa hảo: 1,3 triệu, còn lại là các tôn giáo khác (Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bà La môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh sư đạo, Minh lý đạo…).
Tuy nhiên, với tác động của một số tổ chức ngầm, phản động từ nước ngoài với nhiều danh xưng như: Thủ tướng Champa, Tổng thống Champa, Chủ tịch Champa, Tộc trưởng Champa và gần đây xuất hiện tổ chức mang danh Quỹ Porome, dự án Ấn Độ, …với mục đích lôi kéo cộng đồng Chăm đấu tranh đòi phục hưng Champa.
Thực tế những tổ chức trên chỉ do kẻ bệnh hoạn lập ra với mưu đồ tìm cách lừa đảo dân tộc Chăm xuyên biên giới và chỉ có những thành tử nhẹ dạ cả tin nghe theo.
Nhân vật F0: Thành Đài (Thành Thanh Dải), một người thất nghiệp chưa có bằng Đại học trên tay nhưng luôn tuyên bố: Tiến sĩ (giả mạo), Thủ tướng (tự xưng), Chủ tịch (tự sướng), Viện trưởng (từ kê), Hiệu trưởng (tự bộc), Tộc trưởng (tự nhích).
Nhân vật F1: Ts. Thành Phần, Ts. Quảng Đại Cẩn, ông Inrasara
Nhân vật F2: Thập Liên Trưởng, Thành Quang Dũng, Kiều Trung, Thiên Thị Nín, Đạo Thanh Chiêu, Thành Kim Cục, Báo Ngọc Líp, Thành Thị Kim Cúc, Imam Trương Huấn, Imam Nguyễn Văn Công, Imam Kiều Lưỡng, Imam Từ Bát, Imam Nguyễn Văn Công, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trương Văn Hai, Châu Thị Cành, Châu Thị Trạnh, Châu Văn Dè, Kiều Thị Vân Tiên, Từ Thị Xéo, Tâm Thành Thi, Xuan Bao, Don Nguyễn Chế Don, Kiều Maily, …
Hiện nay, ở một số làng Chăm, chủ yếu tỉnh Ninh Thuận, dưới bàn tay lông lá của ông Ts. Thành Phần (Đồng nghiệp thường gọi tiến sĩ một đêm, hay tiến sĩ hữu nghị). Chính Ts.Thành Phần được đề cập ở trên, vì dự án Ấn Độ đã tìm cách bôi trơn cán bộ trong tỉnh để chuẩn bị nghiệm thu đề tài: tôn giáo Bani, xin cấp danh mục Tôn giáo Bani cho dân tộc Chăm, vì theo ông ta, Chăm đã có tôn giáo do cha ông sáng lập Bà-la-môn (đại diện phái nam), nay Chăm rất muốn có thêm một tôn giáo Bà-ni (đại diện phái nữ) cho thành cặp đẹp đôi.
Từ quan điểm trên, Ts. Thành Phần và gia đình ông ta gồm 5 người tự viết đơn gửi Ban Tôn giáo Chính phủ xin cấp tôn giáo Bà-ni và đòi xóa tổ chức tên: Hội đồng Sư cả (HĐSC) Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận.
Từ âm mưu ngầm đòi tôn giáo Bà-ni từ lâu, nay gặp thời CCCD không ghi mục “tôn giáo” và “dân tộc”, ông Ts. Thành Phần hô toáng “Chính phủ VN xóa tôn giáo Bà-ni của người Chăm”, rõ ông ta đã vu khống “chính trị hóa tôn giáo”, lợi dụng tình hình CCCD để đưa câu chuyện tôn giáo vào hoạt động vi phạm pháp luật, thậm chí mang “màu sắc chính trị”, lẽ nào Ts. Thành Phần không biết CCCD là quyền lợi của cả nước khi gia nhập khối Asean và Quốc tế, chứ CCCD không phải làm riêng cho dân tộc Chăm và cá nhân Ts. Thành Phần.
Tiếp ông ta lợi dụng một số bất cập trong quản lý tôn giáo để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chống đối HĐSC, vu khống Thường trực HĐSC ăn cắp con dấu, sĩ nhục lãnh đạo HĐSC, giáo sĩ Acar Awal, vu khống HĐSC bán đạo Bà-ni (đạo của Ts. Thành Phần) cho Islam… gây mâu thuẫn nội bộ trong thánh đường, tranh giành chức quyền (Imam Tal Kiều Lưỡng muốn ngồi lâu, hoặc tìm cách đưa Imam Bát quay lại, hoặc đưa người thay Katip Tấn, …). Ts. Thành Phần tiếp tục vào từng làng vận động phụ nữ và người già ký tên chống HĐSC như làng Văn Lâm, làng Mblap, và đặc biệt làng Thành Tín.
Những vấn đề nêu trên không chỉ gây khó khăn cho công tác tôn giáo mà còn là nguyên nhân và điều kiện để các thế lực ngầm (thế lực F0) lợi dụng tiến hành các hoạt động gây chia rẽ đoàn kết dân tộc Chăm, chia rẽ tôn giáo Bani Islam, Bani Awal và Bani Ahier.
Để giải quyết vấn đề trên, Sở Nội vụ và Hội đồng Sư cả cần thực hiện ba điều dưới đây:
1. Sở Nội vụ Ninh Thuận tạo điều kiện tổ chức đêm đối thoại về tôn giáo Chăm cụ thể về: Agama Awal (tiếng Việt: Hồi giáo, Quốc tế: Islam) cho trí thức Chăm. Mời Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Bá Trung Phụ, Ts. Trương Văn Món, Ts. Thành Phần, Ts. Basiron, và Ts. Putra Podam, … trao đổi để làm sáng tỏ cho công chúng Chăm biết thật và hư như thế nào về agama Awal (Hệ phái Hồi giáo ở Champa) và giải thích từ Bani cho nhóm Ts. Thành Phần được rõ hơn.
2. Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận, nên sử dụng phiếu khảo sát dành cho giáo sĩ Acar về đề tài liên quan tôn giáo mà đang thờ phượng.
3. Áp dụng kết quả Hội nghị tôn giáo tại Phan Thiết – Bình Thuận do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức ngày 13 tháng 11 năm 2020.
Để trao đổi trong đêm đối thoại tốt hơn, Ts. Putra Podam đã đưa trước một số câu hỏi liên quan để mọi người tham khảo, liên quan đến tôn giáo Awal (Hồi giáo) và tên tổ chức: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani. Xem Phần II, Phần III.
PHẦN II. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN AGAMA AWAL (HỒI GIÁO CHAMPA)
Đọc trên file Pdf.*
Ts. Putra Podam, ủng hộ Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, Awal là hệ phái Hồi giáo (Islam)
PHẦN III
Đọc trên file Pdf.*
Ts. Putra Podam, ủng hộ Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, Awal là hệ phái Hồi giáo (Islam)
-----------***-----------
LINK: Bài nghiên cứu trên file PDF
Ts. Putra Podam, ủng hộ Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, Awal là hệ phái Hồi giáo (Islam)
-----------***-----------
Ts. Putra Podam (Văn Ngọc Sáng)