Hậu quả sau lá đơn xin ra khỏi tổ chức tôn giáo của ban bổn đạo An Nhơn

Written by admin
In category Tin tức
Nov 12, 2021, 1:09 AM

Sự kiện một nhóm người tự xưng là đại diện cho bô lão, nhân sĩ, trí thức, chức sắc thôn An Nhơn gởi đơn lên các cơ quan chức năng xin rút khỏi Tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi gáo Bani tỉnh Ninh Thuận vừa qua, là tâm điểm gây chú ý xôn sao dư luận công đồng Chăm trong nước và hải ngoại. Đây cũng là dữ kiện hi hữu đầu tiên trong lịch sử cận đại Champa, có một làng Chăm duy nhất tự tách khỏi tổ chức Tôn giáo người Chăm để lập ra một thế giới Tôn giáo riêng biệt dưới sự điều hành của một Tiến sĩ Chăm. Đáng chú ý nhất trong nhóm người này, có ông Nguyễn Khiêm là vị Cả sư đại diện lãnh đạo tinh thần tín đồ Bani An Nhơn cũng là người đặc bút kí trong đơn, nhưng chưa lường hết hậu quả để lại cho tín đồ của mình. Theo dư luận nhân dân An Nhơn cho biết, lá đơn do một nhóm người tự xưng đại diện cho bô lão, nhân sĩ, trí thức, chức sắc ở địa phương đệ trình lên các cơ quan chức năng chỉ là quan điểm riêng tư của nhóm phần tử thiểu số người do Ts.Thành Phần chủ mưu mà thôi.

Qua việc này, đa số các tín đồ Bani ở An Nhơn phản ứng bất bình và oán trách Cả sư Nguyễn Khiêm là nhân vật lãnh đạo tinh thần được tín đồ suy tôn Cả sư, có quyền tối cao duy nhất đại diện cho họ. Hôm nay ông ta lại bội tín nguyện vọng của tín đồ và nghe theo lời xúi dục những kẻ "lừa thầy phản đạo" đơn phương kí đơn tự phế truất mình ra khỏi Tổ chức tôn giáo mà không tham khảo ý kiến của tín đồ. Người chịu thiệt thòi nhất vẫn là tín đồ Bani thôn An Nhơn, Cả sư Nguyễn Khiêm là người chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cộng đồng Chăm Bani và tín đồ Bani An Nhơn.

Theo giáo luật Bani Awal, sau khi tự rút ra khỏi tổ chức tôn giáo, nghĩa là tín đồ Bani thôn An nhơn và Cả sư Nguyễn Khiêm tự cô lập trước công đồng Chăm theo Bani, một khi Cả sư Nguyễn Khiêm có sự cố liên quan bản thân, theo giáo luật tôn giáo buộc phải rửa tội, ai là người đảm trách rửa tội cho ông ta, trong khi chính bản thân Cả sư Nguyễn Khiêm tự loại mình ra khỏi Tổ chức tôn giáo.

Theo nhận định của một số vị chức sắc cho biết, nếu Cả sư Nguyễn Khiêm không làm đám rửa tội cho bản thân thì đồng nghĩa ông ta không đủ điều kiện thực hiện một số nghi lễ cho tín đồ của Bani và không được phép vào Thánh đường để hành lễ. Đây là một hậu quả bi đát nhất mà tín đồ Bani An Nhơn phải gánh chịu trong tương lai.

Dư luận luôn đặc câu hỏi, vì sao Tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi gáo Bani tỉnh Ninh Thuận là một tổ chức được Chánh phủ Việt nam chính thức thừa nhận theo Pháp lệnh Tôn giáo vào năm 2005, nhưng Ts.Thành Phần lại xúi giục Cả sư Nguyễn Khiêm rút ra tổ chức Hội đồng Sư cả. Có chăng vì tổ chức này có sự hẫu thuận của Nhà nước nên ông ta kích hoạt thành lập Tôn giáo Bani và "Hội đồng liên chùa Bani" tỉnh Ninh Thuận tồn tại dưới hình thức ngoại vi của Tổ chức Ấn độ do Tiến sĩ Thành Phần chỉ đạo và điều hành. Rõ ràng những âm mưu nham hiểm của Ts.Thành Phần đã đánh lừa tín đồ Chăm theo Bani và nhóm người tự xưng là trí thức nhân sĩ chức sắc Chăm thôn An Nhơn, đáng trách hơn nữa nhóm người này đa số đều có người thân là cán bộ Đảng viên hiện đang giữ trọng trách ở địa phương và ban ngành huyện Ninh Hải.

Kauthara sẽ có bài phân tích liệt kê danh sách cán bộ Đảng viên có thân nhân kí đơn trong thời gian tới.

Theo nguồn tin mà Kauthara ghi nhận, sau khi hỏi ý kiến tham khảo của Ban tôn giáo Chánh phủ và Sở nội vụ Ninh Thuận, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận sẽ có phiên họp xem xét lá đơn xin rút ra khỏi tổ chứcTôn giáo của Ban bổn đạo An nhơn.

Đây là hồi chuông cảnh báo cho tấc cả cộng đồng Chăm theo Bani (Agama Awal) và tín đồ Bani thôn An Nhơn, nếu mỗi tín đồ chúng ta không có bản lĩnh lập trường rõ ràng về niềm tin của Tôn giáo, sẽ xảy ra chiến trường tranh chấp tên gọi Tôn giáo một cách thảm khốc, không ai tiên đoán được hậu quả của nó gây ra.

Theo quan điểm của Tổ chức Kauthara, qua lăng kính gốc nhìn các nhà khoa học trong nước và hải ngoại đều khẳng định, Chăm theo Bani (nghĩa Chăm theo đạo), mà giáo sĩ (Acar) là Awal là một hệ phái của Hồi giáo ở Champa xưa, chưa đủ điều kiện trở thành một tôn giáo độc lập và đảm bảo các yếu tố: Giáo chủ, Giáo luật, Giáo lý. Nếu tín ngưỡng Awal một hệ phái Hồi giáo được nhà nước Việt Nam công nhận độc lập có mã số riêng, sẽ tạo một tiền đề cho các hệ phái: Phật giáo, Tin lành và nhiều hệ phái khác,... tiếp tục đấu tranh đòi hỏi tên tôn giáo riêng cho tổ chức của họ. Vì vậy công cuộc đấu tranh đòi tên Tôn giáo Bani của một nhóm người tự xưng là đại diện cho bô lão, nhân sĩ, trí thức, chức sắc Chăm do Ts.Thành Phần chủ trương, trở thành một con rối cho xã hội Chăm nói chung và tín đồ Chăm theo Bani nói riêng.

Nhóm người tự xưng là đại diện cho các bô lão trí thức, nhân sĩ, chức sắc Chăm An Nhơn do Ts .Thành Phần cầm đầu bao gồm: Cả sư Nguyễn Khiêm, Imam Nguyễn Văn Công, Đạo Thanh Chiêu, Báo Ngọc Tính, Đạo Duy Tấn, Đạo Thanh Nhung, Tài Văn Năm, Thành Văn Giang ,... lý ra được tín đồ Bani An Nhơn quý mến trân trọng, nay trở thành một tội đồ dân tộc, ghi danh vào "trang sử đen" lịch sử dân tộc Chăm để hậu thế phán xét.