Ngọc Hoàng chất vấn Ban Tôn giáo năm 2022- Hồ sơ Bani Awal

Written by admin
In category Tin tức
Jan 29, 2022, 8:31 PM

Theo lịch vạn niên, mùng 1 Tết Nguyên đán Nhâm Dần (Con Hổ) 2022 sẽ rơi vào thứ Ba ngày 01/02/2022 dương lịch và trước đó ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm (ngày 23/12 Âm lịch) tức ngày thứ Ba, ngày 25 tháng 1 dương lịch năm 2022.

Ngày 23/12 Âm lịch vừa qua Ngọc Hoàng đã nghe báo cáo của các Táo Bộ Y tế, Bộ Giao thông, Bộ Kinh tế, Bộ Giáo dục, …về tình hình năm 2021 ở dưới hạ giới.

Năm nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài và trước khi lên máy bay báo cáo ngày 23/12 âm lịch, xét nghiệm bị Dương tính nên cần điều trị và cách ly tại bệnh viện “Corona Hotel”. Do vậy Táo Ban Tôn giáo - Bộ Nội vụ gặp Ngọc Hoàng muộn hơn so với các Táo khác.

Đoạn hội thoại giữa Ngọc Hoàng và Táo Ban Tôn giáo được Nam Tào, Bắc Đậu ghi lại nội dung như sau:

 Ngọc Hoàng: này Táo Ban Tôn giáo, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở dưới hạ giới có điều gì chưa ổn? báo cáo cho ta biết…

 Táo Ban Tôn giáo: Muôn tâu Ngọc Hoàng, theo Nghị định Số: 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ và danh mục tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động gồm 42 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, tất cả đều hoạt động ổn định.

Năm vừa qua nổi cộm nhất vấn đề tôn giáo ở dân tộc Chăm. Theo nguồn gốc lịch sử thì thần dân Champa đã theo hai tôn giáo lớn trên thế giới là: Bà-La-Môn (Brahmanism từ Ấn Độ) và Hồi giáo (Islam từ Ả Rập). Riêng tôn giáo Bà-La-Môn tại nước Ấn Độ đã bị triệt tiêu và thay thế bởi Hindu giáo (Ấn giáo).

Nhưng do nhóm lợi ích buôn bán văn hóa, xúi giục từ các thành phần thiếu hiểu biết, kích động dân tộc, tôn giáo để đòi trưng cầu dân ý, đòi độc lập về tôn giáo, nghĩa là họ đòi Chính phủ Việt Nam phải công nhận dân tộc Chăm phải có danh mục tôn giáo riêng mang tên tôn giáo: Bani. Nhưng họ không đưa ra bằng chứng lịch sử về tôn giáo mới mà họ muốn có Danh mục riêng.

Ngọc Hoàng: Có chuyện này sao? Kể chi tiết cho ta nghe

Táo Ban Tôn giáo: Muôn tâu Ngọc Hoàng, năm 2020 đầu tiên có đơn kiến nghị gồm 5 người do Ts. Thành Phần gửi đến các cấp như: Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận và Ban Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận. Từ đó đến nay tình hình lan rộng khắp cả hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Ts. Thành Phần là người thực hiện dự án từ Ấn Độ, muốn Chăm theo Bani Awal phải thờ Allahu Poku, chứ không nên thờ Po Allah. Tiếp theo Ts. Thành Phần viết đơn Chăm theo Bani Awal nên bỏ tục chém trâu trong lễ Tầng của người Chăm, sau đó ông ta đề nghị bỏ tục Lễ Phước (ndam Phuel) của người Chăm.

Ts. Thành Phần đã dụ thành công việc đưa Thần Shiva (Đấng hủy diệt), Linga (dương vật), Yoni (âm vật) của hệ thống tôn giáo Bà-La-Môn (Ấn Độ) đã chết từ thế kỷ 15 vào thờ trong làng Chăm Bani Awal ở thôn Bình Thắng- Bình Thuận.

Ts. Thành Phần đi vận động từng làng, gõ cửa từng nhà, lấy chữ ký từng người kể cả phụ nữ và dân thường, …kích động vu khống Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo Bani của người Chăm…

Ngọc Hoàng: Thế các Táo có xóa tôn giáo tổ tiên của họ để lại không?

Táo Ban Tôn giáo: Muôn tâu Ngọc Hoàng, Chính phủ không có chủ trương ạ. Người Chăm đang nhầm lẫn là xưa Champa chỉ theo hai tôn giáo lớn trên thế giới, chứ tổ tiên Champa không tạo lập ra hai tôn giáo đó.

Ngọc Hoàng:  chuyện đó luôn sao? tôn giáo của Ấn Độ, Ả Rập mà tổ tiên Chăm tiếp nhận từ xưa, hôm nay con cháu người Chăm lại khẳng định là tôn giáo của mình sao? Nam Tào, xem sổ chuyện đó người ta gọi là gì?

Nam Tào: thưa Ngọc Hoàng, cái…cái lấy của người ta mà cho rằng của mình thì tiếng Việt gọi là “Ăn Cắp”, còn tiếng English gọi Plagiarism (ăn cắp luật bản quyền).

Táo Ban Tôn giáo: Ts. Putra Podam người Chăm theo Bani Awal (Hồi giáo) đã giải thích rõ và viết nhiều bài, xuất bản hai cuốn sách liên quan đến tôn giáo của người Chăm qua cuốn: Kauthara 2 – Bani tôn giáo độc thần và Kauthara 3 – Awal hệ phái tôn giáo Champa.

Trong đó Ts. Putra Podam nhấn mạnh, người Chăm ngày nay và Champa xưa chưa tồn tại một tôn giáo nào độc lập, mà chỉ tiếp nhận một phần văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo từ bên ngoài là Bà-La-Môn với Kinh Vedas từ Ấn Độ và Islam với Thiên Kinh Koran từ Ả Rập.

Nhưng từ thế kỷ 16 cho đến nay, người Chăm không còn thờ Bà-La-Môn nữa, nghĩa là người Chăm không thờ 3 vị thần tối cao được gọi chung là Trimurti, bao gồm: Brahma (Đấng Tạo hóa), Vishnu (Đấng Bảo hộ) và Shiva (Đấng Hủy diệt).

Người Chăm không lập bàn thờ trong nhà để thờ thần Hindu như Brahma, Vishnu, Shiva, Ganesha, …cũng như không lập bàn thờ để thờ tổ tiên, cha mẹ, Muk Kei, …Trong khi đó người Ấn Độ mọi nhà đều có bàn thờ trong nhà để thờ các thần linh như Brahma, Vhisnu, Shiva, Ganesha, …

Ngọc Hoàng: Ts. Putra Podam giải thích rõ như vậy sao không chịu tìm hiểu

Táo Ban Tôn giáo: Muôn tâu Ngọc Hoàng, các vị tu sĩ, giáo sĩ của người Chăm trình độ học vấn rất thấp, chiếm 95% học từ lớp 1 tới lớp 3, khoảng 4% học từ lớp 3 đến lớp 5, còn lại khoảng 1% mới có bằng Trung học Cơ sở.

Từ học vấn rất thấp nên họ chỉ nghe bằng tai từ những người khác kích động và phe nhóm.

Ngọc Hoàng: Ta biết rất rõ đức vua Chế Mân (hoàng tử Harijit) trong quyển "Bidasari and The Djinn" của Ninot Aziz. Chế Mân, vị vua ảnh hưởng Hồi giáo khi bang giao với thế giới Melayu và kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia). Vua Chế Bồng Nga - Cei Bunga (1360- 1390) là vị vua theo Hồi giáo. Khi lên ngôi vua Chế Bồng Nga lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia. Po Rome (1627-1651), lên ngôi vua đóng đô ở Panduranga là vua theo Hồi giáo và tổ chức tôn giáo Chăm thành Bani Awal (Hồi giáo cũ) và Bani Ahier (Hồi giáo mới). Các vị không đưa vào sách học để phổ biến hay sao mà người Chăm không biết gì cả.

Táo Ban Tôn giáo: dạ…dạ Ngọc Hoàng, vấn đề tôn giáo Chăm được Ts. Po Dharma khẳng định từ thế kỷ 15, Champa tiếp nhận hoàn toàn tôn giáo Islam. Ts. Sakaya đã đăng báo và khẳng định Awal (là Hồi giáo cũ) và Ahier (là Hồi giáo mới). Ts. Putra Podam đã xuất bản hai cuốn sách có giá trị mà người Chăm cần tiếp cận.

Còn nữa, theo Ts. Thành Phần cho rằng Bà-La-Môn là tôn giáo của bên Chăm Ahier do tổ tiên Chăm tạo lập, do đó Ts. Thành Phần đứng ra thành lập tôn giáo Bani và yêu cầu Chính phủ Việt Nam công nhận để ông ta tự hào dân tộc Chăm có hai tôn giáo có cặp có đôi, Bà-La-Môn là mặt trời đại diện cho phái Nam và Bà-Ni là mặt trăng đại diện cho phái nữ.

Ngọc Hoàng: Đập bàn, …Rầm, …cha chả, láo…láo, tôn giáo nào là mặt trời, mặt trăng, ta trên này không nghe chuyện này. Nam Tào, nói rõ ta nghe.

Nam Tào: Tâu Ngọc hoàng, theo thần biết Ts. Putra Podam đã công bố trên trang kauthara.ORG là Ts. Thành Phần chỉ là tiến sĩ “1 đêm” do Bộ Giáo dục Việt Nam phong chứ không có trường Đại học nào cấp bằng tiến sĩ cho Thành Phần cả. Do đó Ts. Thành Phần không có kiến thức cơ bản.

Ngọc Hoàng: Ts. Thành Phần đòi thành lập tôn giáo Bani, nó có viết luận cứ gì để công bố cho cộng đồng Chăm được rõ không? Tôn giáo Bani được thành lập năm nào? Kinh sách viết bằng tiếng gì? Giáo chủ nào thành lập? tín đồ bao nhiêu người?

Táo Ban Tôn giáo: Tâu Ngọc Hoàng, Ts. Thành Phần làm anh hùng núp, núp kỹ và núp lâu chỉ “ném đá giấu tay” thôi ạ.

Ngọc Hoàng: “Ném đá giấu tay” là trò game gì sao ta chưa nghe, Thiên Lôi hãy giải thích cho ta nghe.

Thiên Lôi: “Ném đá giấu tay” ném mà không dùng tay làm sao ném được, thần cầm chiếc búa đá khi chém phải dùng tay, để thần thử chém Ts. Thành Phần mà không dùng tay xem thế nào? Tiếng Việt rắc rối quá.

Táo Ban Tôn giáo: Tâu Ngọc Hoàng, Ts. Thành Phần thực hiện dự án Ấn Độ chưa được nghiệm thu vì tên dự án là: “Hội đồng Sư cả Bani” phải bỏ từ “Hồi giáo”, nhưng Hội đồng Sư cả và nhân dân không đồng ý vẫn giữ nguyên tên như ban đầu là: “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani”

Ngọc Hoàng: thế ai đúng ai sai, giải quyết chưa?

Táo Ban Tôn giáo: muôn tâu Ngọc Hoàng, chúng thần đã tổ chức Hội nghị tại Thành phố Phan Thiết – Bình Thuận vào ngày 13 tháng 11 năm 2020, kết quả riêng chức sắc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đồng ý 100% rồi ạ.

Cuối năm 2021chúng thần tổ chức Hội nghị trực tuyến cho giới khoa học và kết quả cũng đồng ý chọn: Hồi giáo Bani.

Đặc biệt Ts. Phú Văn Hẳn, người Chăm gốc Ninh Thuận tuyên bố, Champa xưa là quốc gia theo đạo Hồi mặc dù bên Ahier vẫn còn ảnh hưởng Bà-La-Môn. Người Chăm không có tôn giáo nào như nhiều người hiểu lầm, mà người Chăm chỉ theo hai tôn giáo lớn trên thế giới đó là Bà-La-Môn từ Ấn Độ và Islam từ Ả Rập. Chăm ngày nay bên Bà-La-Môn chính là Bani Ahier (Hồi giáo mới), còn Islam chính là Bani Awal (Hồi giáo cũ) vì cả hai có điểm chung đều thờ Po Allah, nhưng bên Awal chỉ thờ Allah duy nhất, còn bên Ahier thờ Allah như Đấng Tối Cao và có thực hiện thêm một số lễ tục của tín ngưỡng dân gian.

Ts. Phú Văn Hẳn nói thêm, việc Ts. Thành Phần đòi Ban Tôn giáo Chính phủ lập danh mục cho tôn giáo Bani là tôn giáo độc lập của người Chăm thì hoàn toàn không có cơ sở.

Giả sử nếu Chăm Bani Awal đòi Ban Tôn Giáo cấp Danh mục tôn giáo được, thì bên Islam cũng đòi cấp Danh mục tôn giáo riêng vì hiện nay Islam ở Việt Nam có đến ba hệ phái.

Ngọc Hoàng: tốt, tốt lắm. Ts. Phú Văn Hẳn thật quả cảm, nhưng chuyện tôn giáo thì phải giải quyết đúng và tận gốc; Táo phải có trách nhiệm tham vấn việc này nghe chưa?

Táo Ban Tôn giáo: Đội ơn Ngọc Hoàng.

Ngọc Hoàng: Thế ngoài ý kiến Ts. Phú Văn Hẳn còn ý kiến nhà khoa học Chăm nào nữa không?

Táo Ban Tôn giáo: Ngọc Hoàng anh minh! Anh Minh! Ts. Putra Podam đã viết nhiều bài, phản biện rất nghiêm túc, khoa học và đã chỉnh đốn những sai lầm mà phía Ts. Thành Phần đang tuyên truyền sai ạ.

 Ngọc Hoàng: Sao chuyện lớn như thế mà chỉ có TS. Putra Podam lên tiếng thôi sao? Những người khác như Ts. Bá Trung Phụ, Trương Văn Món, Ts. Basiron, …thì sao?

Táo Ban Tôn giáo: Muôn tâu Ngọc Hoàng, Ts. Trương Văn Món đồng quan điểm cho rằng Awal là Hồi giáo cũ và Ahier là Hồi giáo mới. Ts. Basiron nhà tôn giáo, thần học thì khẳng định Bani Awal là Hồi giáo (Islam), những Tiến sĩ còn lại đang theo dõi vụ việc và luôn luôn đồng ý quan điểm như Ts. Putra Podam. Đó là:

     Islam: tên quốc tế

     Bani Awal (Agama Awal) là hệ phái Hồi giáo của người Chăm.

      Hồi giáo (tên phổ thông)

Ngọc Hoàng: Được, nhưng chuyện quan trọng vậy, các Táo đã nghĩ gì?

Táo Ban Tôn giáo: Dạ, đây là chuyện nội bộ của HĐSC và cộng đồng Chăm Bani Awal, Táo chưa can thiệp nhưng đang theo dõi sát ạ.

Ngọc Hoàng: Thôi được.

Này Nam Tào Bắc Đẩu, ghi lại hết các vụ việc của năm 2021 bổ sung vào phần báo cáo năm 2020 để báo cáo về tình hình cho thần dân Champa ở hạ giới. 

 Nam Tào Bắc Đẩu: Tuân lệnh Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng sáng suốt. 

Ngọc Hoàng: Này Táo Ban Tôn Giáo ta cho biết, ngày xưa vì Thiên Lôi của ta mải mê bên vườn hồng mà để cho cuộc “Nam Tiến” phi nghĩa của các ngươi xóa sổ đi một quốc gia Champa đã từng cường thịnh, gây bao nỗi khốn cùng cho thần dân Champa. Nay họ chỉ còn hơn 100 ngàn người, là thần dân thuộc quyền cai trị của các Táo. Các Táo nên nhớ: đất đai cả vùng Nam trung bộ từ Quảng Bình đến Biên Hòa là của tổ tiên người Champa khai phá và gầy dựng từ đầu thế kỷ thứ II và bị chính Đại Việt xâm chiếm và tước đoạt chính thức vào năm 1832, chỉ mới 140 năm thôi. Họ là người bản địa và phải được hưởng quyền bản địa như công ước mà ta đã ban. 

Uống nước phải nhớ nguồn, Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây; các Táo có được chủ quyền lãnh thổ to lớn như ngày hôm nay, thì phải nhớ cội nguồn, nhớ công người Champa khai phá ở phía Nam; 

Riêng chuyện tôn giáo hãy giải quyết đúng cơ sở khoa học, nguồn gốc lịch sử tôn giáo của Champa và xử lý nghiêm minh những phần từ gây rối, phải tìm ra người hậu thuẫn phía sau họ là ai?

Táo Ban Tôn giáo: Dạ bẩm Ngọc Hoàng, chúng Thần xin hứa ạ! 

Ngọc Hoàng: Được! Nam Tào, Bắc Đẩu “record” lời hứa này. Ta bãi triều ở đây. 

Chúc các Táo về hạ giới đón một năm mới An khang Thịnh Vượng. Năm Nhâm Dần (Tiger) 2022.

Gong Xi Fa Cai (Cung chúc tân xuân).