Sự phục hưng của các quốc gia mất chủ quyền dưới cái nhìn của người Champa

Written by Musa Porome
In category Nghiên cứu
Mar 3, 2022, 2:17 AM

Có lẻ chúng ta chưa ai hề nghe đến trường hợp của các dân tộc bị diệt chủng, nhưng biết nhiều đến vấn đề các dân tộc bại trận vong quốc trên thế giới trong đó có vương quốc Champa, một vương quốc đã từng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành lịch sử quốc gia trong vùng Đông Nam Á.

Một dân tộc đã bị diệt vong thì cơ hội để khơi tìm khó có thề thành đạt, nhưng đối vối những dân tộc vong quốc thì ngược lại, vì thần dân của vương quốc đó vẩn còn hiện hửu nên có hy vọng được khôi phục mà vấn đề chỉ là thời gian. Có dân tộc đã được phuc hưng như dân tộc Do Thái ở khu vực Trung Đông; Các quốc gia thuộc liên bang Sô viết củ; dân tộc Monaco cạnh France (Pháp quốc); Đông Timor ở Indonesia; dân tộc Bosnia và Croatia ở Serbia (Nam Tư); Scotland ở British (Anh Quốc), và dân tộc Maori ở New Zealand; và các nứơc khác ở khu vực Châu Phi; .v.v... và gần đây nhứt là trường hợp của Kosovo (17/2/2008) bên cạnh Serbia (Nam Tư). Sau những thành quả dành lại độc lập của các dân tộc này chắc chắn sẽ còn có nhiều dân tộc khác có triển vọng được trao trả lại độc lập như dân tộc Kurdish ở Irak và Turkish (Thổ Nhỉ Kỷ), dân tộc Aceh ở Indonesia; dân tộc thiểu số ở Spain (Tây Ban Nha); dân tộc Tây Tạng và Macao ở Trung Quốc..v.v... Thế thì trường hợp của dân tộc Champa ở Việt Nam thì sao? Đây là một vấn đề mà nhiều người Việt từ trong nước lẫn hải ngoại đang xôn xao bàn tán, và đây cũng là vấn đề nhạy cảm đối với chính quyền Việt Nam nên họ đã dùng mọi quyền lực ngăn chặn mọi làn sóng xôn sao đó đồng thời đưa biện pháp phòng chống nếu có âm mưu đấu tranh của người dân champa ở bất cứ nơi nào dù những cuộc đấu tranh ấy chỉ là mục tiêu bảo tồn lịch sử văn hoá và phong tục tập quán cũng như đòi tự do tôn giáo trong biên giới tập quán và tín ngưởng của họ, hay nói thẳng thừng rằng sự đấu tranh đó nhằm đòi quyền bình đẳng trước pháp luật của nhà nước Việt Nam, đòi CQ Việt Nam thua nhan dan toc Champa la nguoi dan Ban Đia. Đây là một nguyện vọng thiết thực của nhóm thần dân Champa còn sống xót ngày hôm nay. Thế nhưng, chính quyền Việt Nam vẫn chưa thừa nhận để đưa ra chính sách nâng đở rỏ ràng mà ngược lại luôn dùng áp lực đàn áp một dân tộc vô phước này khi họ lên tiếng đòi hỏi yêu cầu đó. Phải chăng chính quyền Việt Nam không hiểu được nguyện vọng chân thành của người bản xứ Champa này nên lúc nào cũng nghi ngờ cho việc đấu tranh của họ là nhằm đòi phục hưng vương quốc củ?

Hẳn chúng ta đang thấy nhân loại ngày nay đang chuyển mình để đi đến một đại đồng quốc gia mà biên giới nước nhà không còn là vấn đề tranh cải ngoại trừ một số quốc gia còn có tham vọng mở rộng bờ cỏi cho dù nguyên lý này đã trở nên ấu trĩ. Châu Âu ngày nay đã trở thành một cộng đồng chung được gọi lả European Union; Các nước Châu Phi cũng vậy, nay là cộng đồng Phi Châu (Africa Union), và cộng đồng Á Châu thì đang trên đà hình thành khối Asian Union, thì việc thần dân Champa đòi quyền độc lập sẽ không còn là đề tải để chính quyền Việt Nam lo sợ để rồi lúc nào cũng chờ chực sẵn sàng kết tội người Champa là đối tượng phản động và phải dùng đến bạo lực đàn áp đưa việc làm trở nên vô đạo đức tức tửi thiệt thòi cho người dân vô tội vạ này. Có thể vì nguyên do đó mà CQCSVN đã từng dùng bạo lực đối phó với đồng bào Champa trên cao nguyên trong khoảng năm 2002 -2004, và ở tỉnh Ninh Thuận gần đây.

Hành động bạo lực không còn là yếu tố cơ bản để hà hiếp nhân dân trong thế kỷ 21 này, vì rằng ngày nay nhân loại đang hướng đến một mục tiêu nhân tâm đại đồng để cùng sống chung hoà bình hạnh phúc nên chỉ có chính quyền độc tài mới dùng đến bạo lực để đàn áp nhân dân. Ngày nay, toàn thể người dân Việt đều ý thức nhận biết đất nước Việt Nam là một quốc gia đa chủng tộc, đa tôn giáo và đa văn hoá, nên một khi chính quyền thừa nhận điều đó thì việc cai trị đất nước đòi hỏi phải sáng suốt thiết thực và công bằng, bằng không thì vấn đề có thể trở nên khó lường theo lời nhận định trong bài viết của ông Trần Khải đã so sánh vụ việc Kosovo với các nhóm dân tộc ở Việt Nam đăng trong Việt Báo ngày 2/19/2008 nói "...điều quan trọng không phải là bạo lực đàn áp...mà cần biến Việt Nam thành vùng đất của đối thoại gắn bó, cảm thông và chia sẻ, nơi đó ai cũng có tiếng nói được tôn trọng....bằng không đất nước Việt Nam sẽ cắt thành bốn mảnh..." Thực vậy, chính quyền Việt Nam nên học bài học về đà tiến của Hoa Kỳ một quốc gia đa chủng nhưng lành mạnh, giầu có và tiến bộ vượt bực, nhưng nó không cần thiết cho chính quyền Việt Nam phải có những chính sách sáng suốt như hiệp chủng quốc Hoa Kỳ dành nhiều ân huệ ưu tiên cho dân bản địa của họ, mà một khi Việt Nam thực thi được việc này thì đây là một ân xủng to lớn đối với các dân tộc bản địa tại Việt Nam, qua đó nó còn chứng minh cho thần dân Champa thấy Việt Nam không còn coi dân tộc này là một dân tộc ngoại lệ giữa rừng dân Việt đa số với hơn 85 triệu dân.

Chấp nhận một quốc gia đa chủng thì chính quyền phải có chính sách rõ ràng theo đúng những yếu tố đòi hõi. Nếu muốn đất nước phát triễn nhanh thì phải tránh bản ngã phân biệt dân tộc, bình quyền là chìa khoá đưa đất nước đến thái bình phát triển nhanh chóng, có nghĩa là ai cũng có quyền lảnh đạo quốc gia nếu họ có tài năng lảnh đạo chứ không nhứt thiết là chỉ có dân Việt chính thống. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một gương sáng, nên là một bài học mà chính quyền Việt Nam cần học hỏi. Vì ngày nay dân tộc Champa không còn thiết tha đòi lại độc lập hay tự trị, nhưng tâm chí luôn nguyện đấu tranh đòi cho bằng được quyền bình đẵng, quyền làm người mà không còn bị phân biệt như sự kiện đang diễn ra trong tâm tưởng của hàng triệu người dân Việt đang coi họ như là hạng dân thuộc gai cấp ngèo nàn bần cùng ngu dốt và kém văn minh mà không cần nghĩ đến cho đến xuất sứ của sự bần cùng ngu dốt đó là từ chính sách phân biệt đối xử thiếu trách nhiệm của chính quyền. Chúng ta nên ý thức rằng chính sách hoà đồng bình đẳng là giải pháp nghiêm túc nhứt cho an ninh trật tự và phát triển quốc gia.

Trở lại vấn đề "sự phục hưng của các quốc gia mất chủ quyền dưới cái nhìn của người Champa." Dẫu sao chăng nữa, chúng ta không thể đưa vấn đề Kosovo; Đông Timor hay bất cứ một quốc gia nào đã được trao trả độc lập để so sánh với hoàn cảnh của thần dân Champa tại Việt Nam, vì rằng thần dân Champa chẳng còn thiết tha đón nhận hay lấy gương đó làm biểu tượng đấu tranh, nhưng nguyện vọng thiết tha và thiết thực nhứt của họ là làm sao chính quyện Việt Nam ý thức rỏ nguyện vọng của họ để rồi ban ra chính sách giúp nâng cấp đời sống của họ, cứu vớt họ ra khỏi đời sống bần cùng nghèo nàn như hiện nay, thừa nhận họ là nhóm dân tộc bản địa, từ đó họ sẽ cãm thấy mãn nguyện và hạnh phúc làm rồi. Trao trả lại họ những khu đất đai mà cha ông của họ đã dầy công khai hoang núi rừng lập ruộng rẫy trồng trọt hoa màu với chút hy vong mang đến gia đình nương khoai hột bắp nuôi sống gia đình để được sống qua ngày. Chính quyền nên năng đở đưa con em của họ vào trường học miễn phí để bố mẹ của chúng không phải nhọc nhằn đi ở đợ lấy tiền trả lệ phí học tập cho các con em. Chính quyền cũng cần quan tâm đào tạo nhân viên hành chánh để trao lại quyền điều hành các cơ quan thuộc hạ tầng nơi có đông người dân bản xứ sinh sống để họ có thể lảnh đạo điều hành nhân dân của họ theo đúng truyền thống tập quán. Quan trọng hơn nữa là chính quyền nên thành lập một cơ quan cấp bộ để họ tự quản lý nhân dân của họ đồng thời có nơi để họ đến dung thân một khi cộng đồng họ gặp phải những yếu tố quan trọng cần thiết cần đến trung ương giãi quyết. Giao trả lại quyền quản lý các đền tháp của họ để họ có cảm giác như có lại cơ hội để đền ơn các bậc tiền nhân của họ và nhứt là cơ hội tạo công ăn việc lảm cho ho. Chỉ có thế. Họ không còn thiết tha đòi phục hưng vương quốc, và cũng không phải là nhóm dân phản động như chính quyền đã và đang khuất màu áo nghi ngờ lên họ. Có như vậy thì một đất nước có hình chữ "S" sẽ không còn lo nghĩ đến vấn đề các nhóm dân tộc sẽ bị bẽ gảy thành bốn mảnh mà chắc chắn điều nay không ai mong muốn.