Chăm bhum Panrang có câu: "“Tajuh Haluw, Kalau Bimong” (7 Thánh Đường - 3 Tháp).
Tên 7 Thánh đường ở Ninh Thuận được liệt kê như bên dưới:
- "Magik haluw Ram" ở thôn Văn Lâm, xã Phước Nam,
- "Magik haluw Cuah Patih" ở thôn Thành Tín, xã Phước Hải,
- "Magik haluw Katuh" ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải,
- "Magik haluw Hadeng" ở thôn Phú Nhuận, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước,
- "Magik haluw Pamblap Klak" ở thôn An Nhơn, xã Xuân Hải,
- "Magik haluw Pamblap Baruw" ở thôn Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải,
- "Magik haluw Cang" ở thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
Cả 7 Thánh đường ở Ninh Thuận tham gia sinh hoạt dưới sử quản lý của tổ chức "Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh"
Do chưa có sự thống nhất về tên tôn giáo, tín ngưỡng,... một số cá nhân buôn bán văn hóa Chăm lợi dụng chính sách chung về sự tự do tôn giáo, đòi thành lập một tôn giáo mới và đề nghị Chính phủ Việt Nam công nhận.
Trớ trêu thay, người cầm đầu lại làm anh hùng Núp, không dám ra mặt,...núp dưới bóng phụ nữ để kích động chống giáo sĩ (Acar). Trên thế giới này chỉ có ông ta làm cách mạng tôn giáo mà chỉ xúi giục toàn phụ nữ ra trận.
Quay lại soi vùng Pamblap, nơi quê hương của anh hùng Núp, núp kỹ, núp lâu, núp đến bạc đầu,...vì thiếu ánh nắng.
Palei Pamblap: Được chia ra làm 2 thôn, đó là Pamblap Klak và Pamblap Baruw
* Palei Pamblap Klak là thôn hình thành từ lâu có tên gọi là An Nhơn thuộc xã Xuân Hải, Huyện Ninh Hải.
* Palei Pamblap Baruw là thôn được tách ra từ palei Pamblap Klak. Có tên gọi là Phước Nhơn, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải.
Thời trước, Pamblap Baruw (Phước Nhơn) đã tiên phong đi đầu đặt tên bảng Thánh đường là: "Chùa Hồi Hồi Phước Nhơn".
Với ý nghĩa "Chùa Hồi giáo Phước Nhơn", là nơi sinh hoạt tôn giáo của giáo sĩ (Acar) như Hình 1.
Hình 1. "Chùa Hồi Hồi Phước Nhơn", "Hồi Hồi" mang nghĩa "Hồi giáo".
Khi vụ việc đòi thành lập tôn giáo mới mang tên: "Tôn giáo Bani" chưa được Chính phủ công nhận, thì anh hùng Núp kích động một số Thánh đường đập bảng hiệu công khai thách thức Hội đồng Sư cả và Chính quyền.
Hình 2. Anh hùng Núp chỉ đạo đập bảng "Chùa Hồi Hồi Phước Nhơn" vào ngày 10/3/2022.
Thay vào đó một bảng hiệu màu đỏ với dòng chữ: "Sang Mưgik Bà-Ni Phước Nhơn". như Hình 3 bên dưới.
Hình 3. Bảng hiệu mới mang tên: "Sang Mưgik Bà-Ni Phước Nhơn". Bảng hiệu này hoàn toàn không phù hợp.
Hình 4. Thánh đường này thiết kế có Ngọc rồng và biểu tượng âm dương "Yin yang" của Phật giáo. Yin yang được khoanh đỏ trên đỉnh nhà.
Hình 5. Biểu tượng âm - dương "Yin - yang" của Phật giáo được khắc trên Thánh đường Phước Nhơn. Đây là sự thiếu hiểu biết về tôn giáo của trí thức Chăm Phước Nhơn.
THỬ PHÂN RÃ BẢNG HIỆU TRÊN
Ts. Putra Podam đã có nhiều bài viết đăng tải trên báo điện tử Kauthara và xuất bản hai cuốn sách tại Hoa Kỳ "Kauthar-2: Bani Awal tôn giáo độc thần" và "Kauthara-3: Bani Awal hệ phái Hồi giáo Champa", đều khẳng định:
Dân tộc Chăm hiện nay chỉ tồn tại 2 hệ phái tôn giáo có nguồn gốc từ Ả Rập:
- Bani Awal (Hồi giáo Cũ),
- Bani Ahier (Hồi giáo mới), nhưng ảnh hưởng bản sắc Champa từ Ấn giáo.
Xem Hình 1. "Chùa Hồi Hồi Phước Nhơn", "Hồi Hồi" mang nghĩa "Hồi giáo". (bảng này cũng là phát minh của trí thức Chăm Phước Nhơn).
Xem Hình 2."Chùa Hồi Hồi Phước Nhơn" bị đập phá vào ngày 10/3/2022. (Hành động anh dũng của trí thức Chăm Phước Nhơn).
Xem Hình 3. Bảng hiệu mới mang tên: "Sang Mưgik Bà-Ni Phước Nhơn".
Bảng hiệu mới "Sang Mưgik Bà-Ni Phước Nhơn" là hoàn toàn không chính xác. Theo ý kiến Ts. Putra Podam, bảng này nên thay đổi như sau:
- Bỏ từ "Sang", thừa từ "Sang"
- Bỏ từ "Mưgik", viết lại đúng chữ Chăm: "Magik"
- Bỏ từ "Bà-Ni", viết lại đúng chữ Chăm: "Bani Awal"
- Bỏ từ "Phước Nhơn", viết lại chữ Chăm: "Pamblap Baruw"
=> Vậy bảng hiệu trên được viết lại:
- Viết theo Rumi Chăm: "Magik Bani Awal Pamblap Baruw",
- Viết theo Thrah Chăm: "ꨟꨈꨪꩀ ꨝꨗꨪ ꨀꨥꩊ ꨚꨡꨵꩇ ꨝꨣꨭꨥ",
- Viết theo Phổ thông: "Thánh đường Hồi giáo Bani Awal Phước Nhơn".
ĐỀ NGHỊ: PHƯỚC NHƠN HÃY LÀM LẠI BẢNG HIỆU TRÊN ĐỂ TÍN ĐỒ ĐƯỢC BÌNH YÊN.