Khu Phố Chăm (Bicam) làng Chăm anh hùng

Written by Ban Biên tập
In category Tin tức
Apr 14, 2022, 6:14 PM

Tánh Linh là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Bình Thuận, nơi đây có làng Chăm Bani (Chăm theo đạo) mà tiếng Chăm gọi palei Bicam. Trên thực tế người Chăm nơi đây thuộc vùng sâu vùng xa nên người dân ít cơ hội học cao, trí thức Chăm trình độ Đại học quá ít, không đáng kể. Cách đây 8 năm (2014), Thánh đường nơi đây bị Chính quyền đóng cửa một năm, không cho hoạt động trong tháng Ramawan. Được biết sự việc xung đột đôi bên chính do ông Phó Tiến sĩ Hữu nghị được BGD phong thành Tiến sĩ (Ts Một đêm) tạo ra. Thắm thoát trôi qua 8 năm, năm 2022, nay làng Bicam đi đầu trong việc phá tôn giáo Chăm do Imam Đ. Tuyền dẫn đầu (được biết Imam Đ. Tuyền là người Chăm gốc Phước Nhơn (quê hương ông Tiến sĩ Một đêm, nên rất thân cận với ông Ts hữu nghị này).

Quay lại vấn đề, Tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani (HĐSC) đã đi vào hoạt động với 3 kỳ Đại hội, tín đồ Bani của tỉnh rất đoàn kết cùng với HĐSC để giải quyết mọi sự việc liên quan tôn giáo.

Hình 1. Bảng hiệu "Thánh đường Hồi giáo Bani" tại haluw Bicam, tồn tại đến tháng 3/2022.

 

Sau khi ông Ts. Một đêm kích động chống phá tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, ông vận động chức sắc và Cán bộ đảng viên nơi đây chống HĐSC, chống chính quyền, với khẩu hiệu “Phính phủ xóa tôn giáo Bani của người Chăm”.

Thực tế, người Chăm không có đạo Bani mà chỉ có người Chăm theo Bani (đạo) là: Agama Awal và Agama Ahier là hai tín ngưỡng được hình thành từ thế kỷ 17 đến nay.

Agama Awal” tương đương “Bani Awal”, với “Bani = Agama” là Đạo, và Awal là tên tôn giáo của giáo sĩ (Acar).

Do trình độ thấp kém, hơn nữa do bị kích động từ kẻ xấu, người dân nơi đây gần như hoàn toàn nghe theo.

Hình 2. Bảng hiệu “Thánh đường Hồi giáo Bani” trong Hình 1, bị gỡ xuống tháng 3/2022, và thay bảng hiệu mới “Chùa Bà Ni Tánh Linh”. Nam mô Đức Phật Thích Ca, Nam mô Bổn sư Thích Ca mâu ni phật.

Câu chuyện cán bộ Khu Phố Chăm chống đối Hội đồng Sư cả và thay Bảng hiệu Thánh đường Hồi giáo Bani, không lạ ở Bình Thuận, vì nơi đây đa số người dân trình độ thấp còn kém.

 

Vấn đề chính ở đây, tại sao Bình Thắng là thôn người Chăm có nhiều trí thức bậc đại học cao nhất trong tỉnh Bình Thuận lại bị ông Tiến sĩ Một đêm xỏ mũi dắt như bầy cừu con (Ở đây có lý do của nó, chúng tôi sẽ có bài viết về chủ đề này sau).

Bình Thắng nói riêng và cộng đồng người Chăm Bani theo Agama Awal ở Bình Thuận nói chung trước 1975 đều xem Thánh đường là ngôi nhà của Thượng đế Allah, nên trên mỗi Thánh đường trong tỉnh Bình Thuận đều phải ghi tên Thượng đế: Allah và tên Thiên sứ: Muhammad, với biểu tượng Ngôi sao và Trăng liềm.

Hình 3. Cổng Thánh đường Bình Thắng trước 1975 ghi “Mesjid” phiên âm từ “Masjid” tiếng Ả Rập. Tồn tại đến năm 2022.

 

Nay trí thức Bình Thắng đang bị ru ngủ bởi lời rao giảng của Satan (Sayton) nên sẵn sàng đưa tượng thần Shiva của Ấn giáo lên trấn án cổng đền thờ Po At (vua theo Islam) thờ trong làng Chăm Bani Awal. Không những thế, trí thức nơi đây còn cả gan đưa tượng Linga (Cac) và Yoni (Lon) của Ấn giáo vào thờ trong Đền thờ và tra tấn vua Po At phải ngồi trên (Cac và Lon) suốt ngày đêm, nếu không gỡ bỏ sớm thì Po At sẽ bị tra tấn phải ngồi từ đời này sang đời khác. Đây tất cả là âm mưu vì đồng tiền của ông Tiến sĩ Một đêm. Người dân nơi đặt đặt câu hỏi, Tôn giáo Balamon đã bị khai tử ở Champa từ thế kỷ 15, và tín đồ Balamon xưa đã chuyển sang Chăm Bani Ahier, nghĩa là Chăm Ahier ngày nay không còn thờ thần Ấn Độ như: Brahma, Vishnu, Shiva, Ganesha,... thậm chí Chăm Ahier còn chưa biết tên thần này. Nhưng ông Tiến sĩ Một đêm vì đồng tiền dơ bẩn của dự án Ấn Độ, nên ông ta sãn sàng buôn bán văn hóa Chăm và lừa gạt nhiều người Chăm vô tội, nhẹ dạ cả tin.  (chúng tôi sẽ có bài viết về chủ đề này sớm).

Hình 4. Cổng Thánh đường Bình Thắng trước 1975 ghi “Mesjid” như Hình 3, nay không còn nữa, Putra Podam đã chụp lưu để con cháu sau này còn nhắc đến. Đây là cổng mới xây năm 2020 do tác động của Tiến sĩ Một đêm (anh hùng Núp).

 

Được biết trí thức thôn Bình Thắng sẽ còn học hỏi nhiều điều từ trí thức thôn Bicam Tánh Linh, vì theo ông Tiến sĩ Một đêm cho rằng chức sắc và cán bộ Đảng viên trong thôn đều đồng lòng chống Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo Bani của người Chăm.

Theo nguồn tin từ người dân Bình Thắng cho biết, ngày Ramawan (tối thứ 15, một số trí thức thôn Bình Thắng, và người giữ tiền Quỹ Đền tháp Po At sẽ có chuyến đi tham quan và học hỏi bên thôn Bicam Tánh Linh. Theo nguồn tin, nhóm đi tham quan thôn Bicam sẽ trích số tiền từ nguồn Quỹ Đền Tháp Po At, nghe tin này người dân Bình Thắng phản ánh và không đồng tình nhóm này lợi dụng tiền dân đóng góp để chia nhau nhiều lần ăn nhậu.

Người dân Bình Thắng nói riêng và bốn thôn Chăm Bani ở Phan Hòa đều chỉ trích một số trí thức Bình Thắng về việc đưa Thần Shiva, Linga và Yoni vào thờ trong làng Chăm theo Bani Awal (Agama Awal), trong khi người Chăm theo Balamon đã từ bỏ từ thế kỷ 17, và chuyển sang Chăm Ahier (Agama Ahier) cùng tôn thờ Đấng Tối Cao Allah như người Chăm theo Agama Awal.

Bài viết này chỉ nhắc nhở Trí thức Chăm những ai đang bị u mê, đang bị ông Tiến sĩ Một đêm xỏ mũi dắt đi ngoan ngoãn như bầy cừu, vì sự dụ dỗ hay vì đồng tiền Bẩn từ dự án buôn bán văn hóa Chăm và Champa.

Hãy sớm thức tỉnh, hãy thể hiện một trí thức chân chính như thế mới là nguyên khí của dân tộc. Và dân tộc Chăm sẽ trường tồn cùng với các dân tộc khác ở Việt Nam.

 

MỘT SỐ HÌNH LƯU NIỆM

Hình 5. Bà Từ Thỵ (Chủ tịch Hội Champa Bani Quốc tế) có chuyến thăm Magik và Acar Khu Phố Chăm Tánh Linh.

 

Hình 6. Ts. Putra Podam, chụp hình lưu niệm cùng Sư cả và Acar bên trong Thánh đường (Magik) Bicam.

 

Hình 7. Buổi cơm thân mật cùng Giáo sĩ (Acar) tại nhà ở Khu Phố Chăm (Bicam).

 

Hình 8. Bà Từ Thỵ, tham quan cùng Giáo sĩ (Acar) tại Khu Phố Chăm (Bicam).