Tôn giáo Chăm: Viết tặng hội phụ nữ và bà mẹ Chăm

Written by Ban Biên tập
In category Tin tức
Apr 23, 2022, 12:49 AM

Trước tiên xin giới thiệu, tôi là Ts. Putra Podam (tiếng phổ thông: Văn Ngọc Sáng) là giảng viên Cao cấp thuộc ngành Công nghệ Thông tin, đã nghiên cứu và giảng dạy 25 năm tại Đại học Tây Nguyên - Daklak.

Trước tình hình tuyên truyền không đúng sự thật trên truyền thông mạng xã hội về tôn giáo, tín ngưỡng Chăm, tôi mạo muội viết vài dòng trình bày gửi chị em, Hội Phụ nữ và người mẹ Chăm.

 

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, tồn tại cùng với chiều dài lịch sử xã hội loài người. Người Chăm nói riêng và Champa nói chung đã tiếp nhận Balamon giáo (Brahmanism) từ Ấn Độ ngay từ khi Champa lập Quốc vào cuối thế kỷ thứ 2 (192). Balamon tồn tại ở Champa từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15 thì sụp đổ hoàn toàn, không còn tồn tại ở Champa và cả Đông Nam Á.

Hồi giáo (Islam) đã len lỏi vào Champa từ thế kỷ thứ 9, ngay khi Balamon sụp đổ thì Hồi giáo chiếm ưu thế và thống trị hoàn toàn Champa. Nghĩa là Hoàng gia Champa và thần dân Champa trở thành tín đồ theo Bani (theo đạo mới, ám chỉ Islam).

Thế kỷ 17, do tình hình căng thẳng giữa Balamon và Islam, Po Rome (vị vua theo Islam) đã hòa giải dân tộc bằng cách đưa người Chăm cùng tôn thờ một Thượng đế Allah. Từ đây hình thành hai thuật ngữ mới là: AWAL và AHIER.

AWAL: Chỉ tôn thờ Thượng đế Allah, Đấng Tạo Hóa và Duy Nhất. Tôn kính và báo hiếu tổ tiên.

AHIER: Chỉ tôn thờ Thượng đế Allah, tiếp tục tiếp quản và chăm sóc Tháp Champa, bảo tồn tín ngưỡng dân gian, tôn kính vua chúa và tổ tiên Chăm.

Từ đây, Chăm theo BALAMON đã hoàn toàn trở thành Chăm theo AHIER (Chăm Ahier).

Chăm theo ISLAM, từ đây được gọi với thuật ngữ mới Chăm theo AWAL (Chăm Awal).

LƯU Ý: Thuật ngữ AWAL và AHIER, là tiếng Ả Rập.

Những gì tôi trình bày vắn tắt ở trên, minh chứng:

- Giai đoạn đầu Champa đã tiếp nhận Balamon (Brahmanism),

-Giai đoạn sau Champa tiếp nhận thêm Hồi giáo (Islam) và cai trị hoàn toàn bởi Hồi giáo Champa. Đến triều đại Po Rome, tôn giáo Chăm xuất hiện hai hệ phái: AWAL và AHIER.

RÕ:

Từ BANI: không liên quan hay không xuất hiện trong lịch sử tôn giáo của Chăm hay Champa.

---Vậy từ nay ĐỪNG “ĐÒI” Tôn giáo “BANI” nữa---

Nhân dịp tháng Ramawan 2022, Chị em, Hội Phụ nữ và Bà mẹ Chăm nếu có dịp đi cầu nguyện ở Thánh đường (Magik), hãy nhớ hỏi Giáo sĩ (Acar) thuộc hệ phái nào? Awal hay Ahier? thì kết quả 100% câu trả lời là: AWAL và chỉ thờ Pô Allah duy nhất.

 

Trong Dalukan, Akayet, Ariya,… của người Chăm thường xuất hiện những cụm từ như:

- AGAMA AWAL (đạo hệ phái Awal),

- AGAMA AHIER (đạo hệ phái Ahier),

Với:

Awal và Ahier: tiếng Ả Rập,

Agama: tiếng Sanskris (Ấn Độ).

RÕ,

Trong Haluw Janang của người Chăm không ai gọi: AGAMA BANI ???

mà chỉ gọi: Agama Awal và Agama Ahier……. mà thôi.

 

Hãy nhớ: AGAMA AWAL và AGAMA AHIER, là tên gọi của hệ phái tôn giáo Chăm, mà người Chăm thường nói ngắn gọn là:

Chăm AWAL: đại diện là tầng lớp Giáo sĩ (Acar),

Chăm AHIER: đại diện là tầng lớp Baséh.

-----Vậy "BANI” NGHĨA là GÌ?-----

Putra Podam đã có nhiều bài viết và giải thích rất cặn kẻ từ: “BANI”.

GIỚI THIỆU LẠI ngắn gọn như sau:

BANI: là tiếng Ả Rập, từ BANI xuất hiện trong Thiên kinh KORAN với nghĩa “ĐẠO”, “SẮC DÂN”,...

BANI: mang nghĩa “ĐẠO”, nhưng ám chỉ cho những người theo đạo thờ Thượng đế Allah.

Rõ, BANI với nghĩa rộng là ISLAM (Hồi giáo).

Người Chăm thường nói: Nì Awal (viết đúng: Bani Awal).

Bani Awal: nghĩa tín đồ theo đạo AWAL.

Như vậy, từ “BANI” tiếng Ả Rập cùng nghĩa với từ “AGAMA” tiếng Sanskris mang nghĩa “ĐẠO”.

Vậy:

“BANI AWAL” = “AGAMA AWAL”, ở đây AWAL là chính thể, là hệ phái tôn giáo của của tầng lớp Giáo sĩ (Acar).

---Như vậy: Trong trường hợp tôn giáo, thì từ “BANI” chỉ mang nghĩa “ĐẠO”, chứ không phải đạo mang tên tôn giáo “BANI”---

----------------------------

LỜI KHUYÊN: Dành cho Chị em, Hội Phụ nữ và Bà mẹ Chăm

1). Chuyện tôn giáo là do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành.

2). Chuyện tôn giáo do các vị nghiên cứu tôn giáo, thần học, các vị tiến sĩ, trí thức, bô lão và Hội đồng Sư cả đề nghị.

3). Chuyện tôn giáo không phải chuyện “Xin” – “Cho”.

4). Chuyện tôn giáo không phải như chuyện xin làm hồ sơ sổ đỏ đất đai.

5). Chuyện tôn giáo không phải chuyện đi từng làng, đến từng nhà, gõ từng cửa, xin từng chữ ký, rồi tự viết đơn gửi Chính phủ.

6). Chuyện tôn giáo không phải chuyện như ông lớn Lưu Văn Đức gọi điện cho bà Dụng Thị Bích Thùy (Bích Thùy thu âm phát tán) kêu gọi TRƯNG CẦU DÂN Ý VỀ TÔN GIÁO CHĂM.

7). Chuyện tôn giáo, không phải chuyện kích động đập phá bảng hiệu Thánh đường (Magik).

8). Chuyện tôn giáo không phải chuyện ai muốn làm gì thì làm như ghi: “Nhà Chùa”, “Chùa”, “Sang Mưgik”, “Magik”, “Thánh đường”, “Bà ni”, “Bì ni”, “Hồi giáo Bani”,…

9). Chuyện tôn giáo không phải chuyện lập nick Facebook nặc danh, dùng ngôn từ dơ bẩn để hạ bệ người khác.

10. Chuyện tôn giáo không phải chuyện của chị em, Hội phụ nữ và các bà mẹ Chăm.

---------------------------

LUÔN NHỚ:

--Tôn giáo của hệ phái GIÁO SĨ (Acar) là: "NÌ AWAL” --

--Người Chăm KHÔNG CÓ ĐẠO mang tên: "BANI” --

Hãy VIẾT ĐÚNG và NÓI ĐÚNG:

- AGAMA AWAL (đạo hệ phái AWAL của Champa).

- BANI AWAL (đạo hệ phái AWAL của Champa)

--Cứ gọi AGAMA AWAL hay BANI AWAL--

Còn ai muốn tìm hiểu sâu hơn AWAL, AHIER là gì? hãy liên hệ Putra Podam hay tìm đọc trên Báo Điện Tử: kauthara.ORG

***Cầu chúc tín đồ Agama Awal (Bani Awal) và Agama Ahier (Bani Ahier), tháng Ramawan được hưởng nhiều ân phúc của Thượng đế Allah. ***