Sự thật: Agama Awal (Nì Awal) viết tặng Imam Ve và Acar Phan Hòa

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Apr 28, 2022, 12:46 AM

Viết tặng Imam Ve và Acar thuộc xã Phan Hòa

Bài viết gồm 3 phần

Tác giả: Ts. Putra Podam

 

Phần 1. Ja Ve

Khi còn nhỏ, tôi vẫn còn nhớ mọi người trong làng gọi anh là Klu Ve (Cu Vê), cái tên rất khấu và thân thương mà mọi cậu bé đều phải trải qua một thời ấu thơ.

Khi lớn lên người Chăm trong làng gọi anh là Ja Ve (thằng Vê). Ja Vé thuộc giống đực nên hiển nhiên mọi người đều biết là đấng Nam nhi. “Ja” trong lịch sử Chăm được nổi bật qua nhân vật như: Ja Kathaot, Ja Glang Anak, Ja Praong Kacaw, Ja Thak Wa, …

Thuở nhỏ Ja Ve thường đi chăn bò ở Rabaong Lah, thường đi gánh nước ngọt nhà bà Tâu, thường đi ỉ ở ngoài cánh đồng, … Những con đường quen thuộc, cây đa (phun Kraih) sau nhà, bến nước, … trở thành ấn tượng văn hóa thấm sâu vào con người Ja Ve.

Khi đi học, tên gọi thân thương Ja Ve lại không được ghi vào Danh mục Khai sinh. Bởi vì Ja Ve là tiếng Chăm và chỉ dùng cho người Chăm ở nhà. Nếu cô giáo người Việt gọi tên Ja Ve thì chắc chắn sẽ phải líu lưỡi mới đọc được.

Còn nữa, tại sao gia đình Ja Ve lại khai báo trong Danh mục tôn giáo (á nhầm), Danh mục Khai sinh là: Nguyễn Trọng Mường. Thực sự cái tên Nguyễn Trọng Mường trong tiếng Chăm không có ý nghĩa.

Thế nhưng, dù hiểu hay không hiểu, dù thích hay không thích, thì Ja Ve có một cái tên mới là: Nguyễn Trọng Mường dành cho cả 54 dân tộc anh em Việt Nam đọc.

Tôi Putra Podam, ở gần nhà anh và tôi xem anh như anh trai của mình, dù vậy, tôi chưa bao giờ gọi anh bằng tên anh Mường hay anh Thái nào cả, mà tôi chỉ gọi anh bằng tiếng Chăm thân thương Ja Ve hoặc bây giờ tôi thường gọi: Imam Ve (Imam là cấp bậc của Giáo sĩ).

Rõ, chính quyền Bình Thuận không cấm người Chăm gọi anh bằng tên Chăm: Ja Ve hay Imam Ve

Nghĩa là, chính quyền Bình Thuận không bắt ép người Chăm phải gọi anh bằng tên: Nguyễn Trọng Mường.

Mà cái tên: Nguyễn Trọng Mường chỉ là tiếng phổ thông để cho mọi người dể đọc mà thôi.

Hình 1. Imam Ve (Nguyễn Trọng Mường) giáo sĩ (Acar) thuộc hệ phái Awal.

 

Phần 2: Palei Aia Mamih

Ja Ve, sinh thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), lớn lên tại ấp Minh Mỵ - xã Hậu Quách, rõ ràng Minh Mỵ là tên địa danh rất gần gũi với Ja Ve trong khoảng thời tắm mưa, tắm sông, …

Sau khi thống nhất đất nước (1975), mọi thứ đã thay đổi, tên ấp Minh Mỵ đã bị thay đổi thành thôn Bình Minh – xã Phan Hòa. Để rồi từ ấy Minh Mỵ dần dần quên lãng trong tâm trí của Ja Ve.

Một khi Ja Ve đàm thoại với người đồng tộc, với những người Chăm gần xa, … thì tên gọi Palei Aia Mamih rất thân thương, như muốn gợi nhớ đến tên làng xưa của tổ tiên được gắn liền với giếng nước có vị ngọt tự nhiên từ động cát, và nơi này cũng chính là bến nước cộng đồng của người Chăm xưa sống ven bãi cát trắng này.

Rõ, tên gọi ấp Minh Mỵ hay thôn Bình Minh chỉ là tên Phổ thông và chỉ có giá trị về mặt hành chính.

Còn, tên gọi Palei Aia Mamih, một tên gọi thân thương bao đời sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí bao thế hệ của người Chăm nơi đây.

Dù, tên gọi Palei Aia Mamih thân thương ấy, dẫu có bị đổi thay theo từng thời kỳ, theo từng chế độ bởi tiếng Việt, thì không có nghĩa chính quyền đương thời đó tìm cách xóa bỏ hay cấm người Chăm gọi tên địa danh của tổ tiên người Chăm đã đặt như: palei Aia Mamih.

Hình 2. Cổng thôn văn hóa Bình Minh (Aia Mamih)- xã Phan Hòa.

 

Phần 3: Agama Awal (còn gọi: Nì Awal)

Ja Ve, sinh ra và trưởng thành tại palei Baruw (tên gọi của làng mới khi di dời từ Aia Mamih). Khi được 12 tuổi, Ja Ve cũng như bao người khác phải vào đạo (vào Nì), vì tổ tiên Ja Ve là “Nứ Nì” (đứa con theo đạo) với tên tôn giáo là “Nì Awal” (nghĩa là đạo Awal chứ không phải đạo Nì).

Khi Ja Ve nhập đạo làm Giáo sĩ (Acar) thì Ja Ve phải biết mình thuộc giáo sĩ “Awal” (chứ không ai gọi Ja Ve là giáo sĩ: Nì).

Awal và Ahier là hai hệ phái tín ngưỡng của người Chăm ra đời từ thế kỷ 17 (cách đây 400 năm), mà người Chăm thường gọi là Agama Awal và Agama Ahier (Hai Agama này có mẫu số chung là thờ Allah).

Do đó:

- Khi gọi theo tiếng Sanskris (nay là Ấn Độ) thì người Chăm dùng từ Agama như:

   Agama Awal Agama Ahier

 

- Khi gọi theo tiếng Ả Rập (Arabic) thì người Chăm dùng từ Bani như:

   Bani AwalBani Ahier

- Vậy Agama gọi theo Ấn Độ, và Bani gọi theo Ả Rập, nghĩa là “Đạo”.

và:

Agama Awal = Bani Awal (đạo hệ phái Awal mà đại diện là Acar).

Agama Ahier = Bani Ahier (đạo hệ phái Ahier mà đại diện là Baséh).

Vậy tên gọi đúng hệ phái Awal là: Agama Awal hay Bani Awal (đạo Awal hệ phái Champa)

(Không có tôn giáo Nì, Bà Ni nào ở đây).

 

Khi nói đến tôn giáo thì người ta chỉ nói đến giới chức sắc như: Gru, Imam, Katip, Acar,… không ai đưa dân thường làm đại diện cho tôn giáo.

Ví dụ:

- Khi nói đến Phật giáo ở Việt Nam, thì người ta nói đến giới chức sắc như Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng, … là những người tu hành được tín đồ kính trọng. Họ không bao giờ lấy vợ, không bao giờ ăn thịt chó hay không bao giờ ăn thịt heo, …nhưng những tín đồ của họ thì ngược lại. Như vậy, tín đồ không phải là đối tượng đại diện cho một tôn giáo.

- Tương tự, Agama Awal (Bani Awal) là một hệ phái theo đạo Awal mà giới đại diện là Acar. Acar là những người đại diện cho dòng họ để tu hành, trao dồi thiên kinh Koran, … Acar theo hệ phái tôn giáo: Nì Awal không bao giờ ăn thịt heo, thịt chó, hay những thịt động vật là Haram.

Nhưng ngược lại tín đồ của họ là những đối tượng Gahéh (thường dân), nhiều thành phần thường dân này sống không Đức tin, sống lạc lối, nên không ai có quyền ngăn cấm họ, nghĩa là đối tượng thường dân có quyền rựu bia, ăn thịt heo, ăn thịt chó và ăn cả những thứ Halal và Haram đều được.Do đó, tín đồ thường dân không phải là đối tượng đại diện cho một tôn giáo.

Giáo sĩ (Acar) là Awal (hệ phái đạo Awal) chỉ thờ duy nhất Pô Allah chứ không bao giờ thờ thần linh khác của Ấn Độ như: Brahma, Vishnu, Shiva, Ganesha, …

 

Vậy Acar là “Nì Awal, Agama Awal”, chỉ tôn thờ Pô Allah là Đấng Duy Nhất. Awal là độc thần.

Hệ phái Awal, Ahier được hình thành từ triều đại Po Rome cách đây 400 năm, tên gọi Awal, Ahier quen thuộc ấy được chính quyền Việt Nam qua các thời kỳ gọi là “Hồi giáo”.

Do vậy, “Hồi giáo” chỉ là tên phổ thông được gọi qua các thời kỳ như Pháp thuộc, Việt Nam Cộng Hòa và nay là Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

- “Hồi giáo” là tên tôn giáo bằng tiếng phổ thông do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành, là tôn giáo có mặt ở Việt Nam hiện nay.

- "Agama Awal; Nì Awal " tiếng Chăm vẫn là tên gọi hệ phái tôn giáo của người Chăm.

 

Cũng như Phần 1, và Phần 2 đã nêu ở trên, thì Chính phủ Việt Nam chỉ đặt tất cả tôn giáo, tín ngưỡng nào thờ phụng Po Allah thì gọi là: Hồi giáo

Chính phủ Việt Nam không xóa tôn giáo của người Chăm như vài người Chăm vu khống. Chính phủ Việt Nam không cấm người Chăm nói tiếng Chăm, viết tiếng Chăm, Chính phủ Việt Nam không cấm người Chăm gọi “Nì Awal” hay “Agama Awal”.

Hình 3. Giáo sĩ (Acar) thuộc Agama Awal (Bani Awal), Awal là hệ phái tôn giáo Champa.

Còn Bani: nghĩa là đạo, ám chỉ tín đồ theo Bani (đạo Islam tôn thờ Allah).

 

Tóm lại:

- Tên gọi “Ja Ve” hay “Imam Ve” trong Phần 1.

- Tên gọi “Palei Aia Mamih” trong Phần 2.

- Tên gọi “Nì Awal” hay “Agama Awal” trong Phần 3.

Những tên gọi đã liệt kê ở trên, không bị xóa hay bị cấm bởi Chính phủ Việt Nam.

mà:

- Tên gọi “Nguyễn Trọng Mường” trong Phần 1.

- Tên gọi ấp Minh Mỵ, thôn Bình Minh trong Phần 2.

- Tên gọi “Hồi giáo” trong Phần 3.

Những tên gọi được liệt kê ở trên, được viết bằng tiếng phổ thông dành cho 54 dân tộc anh em cùng đọc được, chứ không phải Chính phủ cấm người Chăm nói và viết tiếng Chăm.

Cụ thể Chính phủ chưa bao giờ xóa tôn giáo của người Chăm do nhóm anh hùng “Núp” đưa tin để dụ dỗ Hội phụ nữ Chăm những người nhẹ dạ cả tin.

Hình 4. Anh hùng núp đã thành lập đội biệt động chống phá Chăm.