Ban Biên tập Kauthara chia sẽ ý kiến Ts.Putra Podam

Written by Ban Biên tập
In category Bài báo
May 11, 2022, 8:13 PM

 

1.Ban biên tập:  Thưa Ts.Putra hãy cho biết quan điểm thế nào về dư luận cho rằng, mục tôn giáo và mục dân tộc của người Chăm bị xóa khỏi Căn cước Công dân (CCCD)? Nhiều nguồn tin loan rằng Chính phủ xóa tôn giáo Chăm?

 

Putra Podam: Theo tôi, vấn đề CCCD (Căn cước công dân) khác CMND (Chứng minh nhân dân) và sự việc xảy ra như ngày hôm nay thực sự nhiều người dân chưa biết. Vấn đề này, thực ra Chính quyền Bình Thuận và Ninh Thuận nên đứng ra giải thích cho dân biết, cho dân hiểu, tại sao mục Tôn giáo và mục Dân tộc Chăm không còn ghi trong CCCD.

Hình 1. Chứng minh nhân dân (CMND) của Văn Ngọc Sáng, dân tộc: Chăm, tôn giáo: Đạo Hồi, do Công an Daklak cấp.

 

Một số người thiếu hiểu biết đã bị kẻ lợi dụng kích động, cụ thể là nhóm buôn bán văn hóa Chăm, nhóm thực hiện dự án Ấn Độ vì đồng tiền dự án sẵn sàng buôn thần bán Allah, và chính nhóm này đã kích động người dân với cái gọi là đòi lại tôn giáo Bani, bằng cách cho tiền bôi trơn một số đối tượng là phụ nữ và một số thầy tu cạo đầu không có đức tin (Iman).

Ngoài ra nhóm dự án Ấn Độ còn lợi dụng khai thác vấn đề CCCD để kích động lòng hận thù dân tộc Việt-Chăm, bằng cách tuyên truyền Chính phủ xóa tôn giáo Chăm.

Hình 2. Căn cước công dân (CCCD) Việt Nam, không ghi mục Dân tộc và Tôn giáo.

 

Hình 3. Thẻ Driver's Licence của Georgia, không ghi mục Dân tộc và Tôn giáo.

 

Hình 4. Thẻ CCCD của Pháp quốc, không ghi mục Dân tộc và Tôn giáo.

 

Còn thông tin cho rằng Chính phủ xóa tôn giáo Chăm, đây chỉ là sự bịa đặt, sự vu khống, vì dân tộc Chăm không có tôn giáo lấy đâu mà Chính phủ xóa. Nói như vậy, chắc chắn sẽ có một số người cho rằng Putra Podam là kẻ phản bội dân tộc đồng lõa với Chính phủ xóa tôn giáo Chăm?

Putra Podam còn nói thêm, “Tôi phải nói lên sự thật, trí thức cần phải nói lên sự thật, trí thức là nguyên khí của dân tộc, trí thức là trụ cột của quốc gia”.

Tôi biết nhiều người Chăm thực sự chưa hiểu gì về tôn giáo của mình, không biết thượng đế của mình là ai, tên gì, … hơn nữa vài người Chăm mang tính chủ nghĩa dân tộc nên chỉ biết hùa theo đám đông mà thôi. Nhưng về khoa học, chân lý không thuộc số đông”.

 

2.Ban biên tập:  Thưa ông, một vài người Chăm đã kêu gọi dân ký tên vào danh sách để xin Chính phủ cấp danh mục tôn giáo Bani? Thưa ông việc này có nên làm không? và làm đơn xin sẽ thành công không?

 

Putra Podam: Tôi thấy nhóm xin tôn giáo Bani đã gửi năm (5) kiến nghị ký tập thể lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn chưa thấy văn bản trả lời chính thức.

Theo tôi, dân tộc Chăm không có tôn giáo, và Bani không phải một tôn giáo, việc Phó Tiến sĩ kích động dân xin tôn giáo Bani đáng lý không nên xảy ra, vì điều này sẽ ghi vào lịch sử như một thế kỷ ô nhục của dân tộc Chăm.

Nếu ông Phó Tiến sĩ là người có kiến thức, thì trước hết ông ta cần phải có bộ hồ sơ khoa học về tôn giáo đó, gửi tỉnh và Ban Tôn giáo Chính phủ và các ngành liên quan, … để hội đồng đánh giá.

Nay Phó tiến sĩ làm trò hề đi lấy chữ ký được năm (5) người trong gia đình gửi Chính phủ để xin tôn giáo mà không thông qua Hội đồng Sư cả và cộng đồng Chăm, một việc làm quá coi thường Hội đồng Sư cả và dân tộc Chăm.

Ts. Putra Podam nói tiếp, tôn giáo không phải hộ nghèo mà đi xin. Cần biết, phải hiểu tôn giáo là khoa học là văn hóa và cả văn minh của dân tộc đó. Do đó, việc làm của ông Phó tiến sĩ với cái gọi xin Chính phủ cấp danh mục tôn giáo “Bani” sẽ không bao giờ thành công, mà nó chỉ để lại tai tiếng cho dân tộc mà thôi.

Ts. Putra Podam nói tiếp, tổ tiên Chăm không lập ra một tôn giáo nào. Không có tôn giáo nào là tôn giáo của người Chăm. Champa xưa chỉ tiếp nhận tôn giáo Balamon từ Ấn Độ từ thế kỷ 2, và Balamon đã tàn lụi ở Champa vào thế kỷ 15. Nghĩa là Champa không còn tôn giáo Balamon từ thế kỷ 15 cho đến nay.

Tiếp, Champa tiếp nhận thêm tôn giáo Islam Ả Rập từ thế kỷ 9 và phát triển cực thịnh vào thế kỷ 16. Đến thế kỷ 17, triều đại vua Po Rome đã sáp nhập tín đồ Balamon còn xót lại vào Islam và tạo ra thành hai trường phái tôn giáo: Awal và Ahier.

Awal: Tôn thờ Thượng đế Allah, Đấng Tối Cao và Duy Nhất.

Ahier: Tôn thờ Thượng đế Allah Đấng Tối Cao, và phải có trách nhiệm tiếp quản và chăm sóc Tháp Champa.

Vậy người Chăm hiện nay tồn tại hai hệ phái tôn giáo, tín ngưỡng là Awal và Ahier

- Khi gọi theo tiếng Sanskris (Ấn Độ) thì người Chăm dùng từ Agama như:

   Agama Awal và Agama Ahier

 - Khi gọi theo tiếng Ả Rập (Arabic) thì người Chăm dùng từ Bani như:

   Bani Awal và Bani Ahier

- Vậy Agama gọi theo Ấn Độ, và Bani gọi theo Ả Rập, nghĩa là “Đạo”. và,

 

Agama Awal = Bani Awal (đạo hệ phái Awal mà đại diện là Acar).

Agama Ahier = Bani Ahier (đạo hệ phái Ahier mà đại diện là Baséh).

Vậy tên gọi đúng hệ phái Awal là: Agama Awal hay Bani Awal (đạo Awal hệ phái Champa)

(Không có tôn giáo Nì, Bà Ni nào ở đây).

 

 Khi nói đến tôn giáo thì người ta thường nói đến giới chức sắc như: Gru, Imam, Katip, Acar,… không ai đưa dân thường làm đại diện cho tôn giáo.

Ví dụ:

- Khi nói đến Phật giáo ở Việt Nam, thì người ta nói đến giới chức sắc như Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng, … là những người tu hành được tín đồ kính trọng. Họ không bao giờ lấy vợ, không bao giờ ăn thịt chó, thịt heo, …nhưng những tín đồ của họ thì ngược lại. Như vậy, tín đồ không phải là đối tượng đại diện cho một tôn giáo.

- Tương tự, Agama Awal (Bani Awal) là một hệ phái theo đạo Awal mà giới đại diện là Acar. Acar là những người đại diện cho dòng họ để tu hành, trao dồi thiên kinh Koran, … Acar theo hệ phái tôn giáo: Nì Awal không bao giờ ăn thịt heo, thịt chó, hay những thịt động vật là Haram.

Nhưng ngược lại tín đồ của họ là những đối tượng Gahéh (thường dân), nhiều thường dân này sống không Đức tin, sống lạc lối, nên không ai có quyền ngăn cấm họ, nghĩa là đối tượng thường dân có quyền rựu bia, ăn thịt heo, ăn thịt chó và ăn cả những thứ Halal và Haram đều được. Do đó, tín đồ thường dân không phải là đối tượng đại diện cho một tôn giáo.

Giáo sĩ (Acar) là Awal (hệ phái đạo Awal) chỉ thờ duy nhất Pô Allah chứ không bao giờ thờ thần linh khác của Ấn Độ như: Brahma, Vishnu, Shiva, Ganesha, …

 Vậy Acar là “Nì Awal, Agama Awal”, chỉ tôn thờ Pô Allah là Đấng Duy Nhất. Awal là độc thần.

Hệ phái Awal, Ahier được hình thành từ triều đại Po Rome cách đây 400 năm, tên gọi Awal, Ahier quen thuộc ấy được chính quyền Việt Nam qua các thời kỳ gọi là “Hồi giáo”.

Do vậy, “Hồi giáo” chỉ là tên phổ thông được gọi qua các thời kỳ như Pháp thuộc, Việt Nam Cộng Hòa và nay là Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

- “Hồi giáo” là tên tôn giáo bằng tiếng phổ thông do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành, là tôn giáo có mặt ở Việt Nam hiện nay.

- "Agama Awal; Nì Awal " tiếng Chăm vẫn là tên gọi hệ phái tôn giáo của người Chăm.

 

Hình 5. Thượng đế Allah. Ảnh Internet.

 

3.Ban biên tập: Nếu Chính phủ đồng ý cấp danh mục tôn giáo “Bani” cho người Chăm thì anh nghĩ thế nào?

 

Putra Podam: Hiện nay tôi chưa thấy bộ hồ sơ về cái tên gọi tôn giáo “Bani”, chưa thấy công bố trên mạng xã hội hay phát tài liệu cho cộng đồng Chăm biết về tôn giáo này như thế nào? như Thượng đế là ai, tên gì? Giáo chủ là ai, ở đâu, ra đời năm nào? Kinh sách viết bằng chữ gì, tiếng gì? Tín đồ gồm bao nhiêu người? Giáo lý, giáo luật ra sao,… Thực sự tôi chưa thấy nên chưa đánh giá được.

Nhưng, nếu Chính phủ đồng ý tôn giáo “Bani” thì:

- Tôi rất mừng, vì dân tộc Chăm ngoài hai hệ phái Awal và Ahier đã tồn tại hơn 400 năm, từ nay, thế kỷ 21, người Chăm đã xin Chính phủ ban thêm một tôn giáo mới tên “Bani”. Thực sự triệu lần cảm ơn Chính phủ.

- Nếu dân tộc Chăm, hệ phái chết “chôn” xin được tôn giáo mới, thì hệ phái chết “thiêu” cũng sẽ xin Chính phủ cấp một tôn giáo mới.

 

Việc ban-cho ở trên sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm, cụ thể:

- Islam ở các tỉnh phía Nam cơ hội này sẽ xin Chính phủ tách ra thành ít nhất ba (3) tôn giáo mới cho hệ phái Sunni, Shia và Sufi nào đó,…

Hình 6. Tín đồ Islam, Chăm Châu Đốc. Ảnh Internet.

 

Hình 7. Tín đồ Bani Awal, Chăm Ninh Thuận. Ảnh Internet.

 

- Phật giáo Hòa Hảo là một tông phái Phật giáo chính thống, nhân cơ hội này sẽ xin Chính phủ chia tay với Phật giáo, để xin cấp một tôn giáo mới với tên tôn giáo: “Hòa Hảo”.

- Tin lành, hiện này có rất nhiều hệ phái trên thế giới, tại Việt Nam ngoài hệ phái: Tin lành Trưởng Lão, Tin lành Bắp tít, Tin lành Menonite,… sẽ có cơ hội xin Chính phủ lập ra thành nhiều hệ phái mới.

Hình 8. Tín đồ Tin Lành Tây Nguyên, Ede Daklak. Ảnh Internet.

Việt Nam hiện nay có 16 tôn giáo đã được Ban Tôn giáo Chính phủ thông qua. Ít quá à, hy vọng thời gian tới Việt Nam sẽ tăng số Tôn giáo lên khoảng 200, con số này chắc chắn sẽ đạt kỷ lục guinness, đông vui nhỉ!

Ban Biên tập, cảm ơn tiến sĩ Putra Podam đã chia sẽ thông tin quý giá đến cộng đồng Chăm.

 

Hình 9. Tiến sĩ Putra Podam, dân tộc Chăm, tôn giáo Bani Awal (Hồi giáo).