Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cấm dạy chữ Chăm?

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Aug 3, 2022, 10:08 PM

LINK: Xem đề án chi tiết: 

1. Đề án nâng cao chất lượng dạy và học các môn tiếng dân tộc thiểu số: Giai đoạn 2021-2030. Cho dân tộc bản địa: Bahnar, Chăm, Ede, Khmer, Jrai, Mnong, Mong.

2. Khung chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

 

 

Theo quyết định Số: 41/2022/QĐ-UBND, ngày 1 tháng 8 năm 2022, về việc "Bãi bỏ Quyết định số 84/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND tỉnh quy định việc dạy và học tiếng Chăm trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận."

Sau khi nhận thông tin thôi dạy tiếng Chăm cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, thì trên mạng xã hội Facebook của người Chăm, đặc biệt ở Ninh Thuận, đồng loạt phát tin ông Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cấm dạy tiếng Chăm trong trường học. Đặc biệt Ts. Quãng Đại Cẩn (Thành viên BBSSCC) có lên tiếng: "Phó CT Nguyễn Long Biên bải bỏ việc dạy tiếng Chăm trong trường tiểu học đã thực hiện từ năm 1978".

Hình 1, 2. Ts. Quãng Đại Cận lên tiếng, tại sao PCT.Nguyễn Long Biên quyết định xóa tiếng Chăm.

 

Thông tin này thực hư ra sao, BBT Kauthara hỏi ý kiến Ts. Putra Podam trả lời để bà con Chăm được rõ.

Theo Ts.Putra Podam cho biết, Quyết định Số: 41/2022/QĐ-UBND ngày 1 tháng 8 năm 2022 là có thật, nhưng việc cấm dạy tiếng Chăm ở bậc tiểu học là không đúng sự thật. Bởi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đề án: "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030", nghĩa là từ năm 2018, BGD-ĐT đã có chương trình tổng thể (Chương trình giáo dục phổ thông) kèm theo thông tư số: 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 2 năm 2018. Chương trình tổng thể được đóng khung cụ thể như sau:

Hình 3. Khung chương trình cho khối tiểu học. Ở phần cuối cho thấy, tiếng dân tộc thiểu số tương đương học phần Ngoại ngữ 1, nghĩa là số tiết học từ lớp 1 - 5 có số tiết là 70 như nhau.

 

Hình 4. Khung chương trình cho khối trung học cơ sở. Ở phần cuối cho thấy, tiếng dân tộc thiểu số tương đương học phần Ngoại ngữ 2, nghĩa là số tiết học từ lớp 6 - 9 có số tiết là 105 như nhau.

 

Hình 5. Khung chương trình cho khối trung học cơ sở. Ở phần cuối cho thấy, tiếng dân tộc thiểu số tương đương học phần Ngoại ngữ 2, nghĩa là số tiết học là 105/năm/lớp.

 

Ngày 27 tháng 1 năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 142/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030”.

 

Từ cơ sở này, PCT. Nguyễn Long Biên, ra Quyết định Số: 41/2022/QĐ-UBND, ngày 1 tháng 8 năm 2022, về việc "Bãi bỏ Quyết định số 84/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND tỉnh quy định việc dạy và học tiếng Chăm trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, là hợp lý.

Hình 6. Quyết định Số: 41/2022/QĐ-UBND, ngày 1 tháng 8 năm 2022, về việc "Bãi bỏ Quyết định số 84/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND tỉnh quy định việc dạy và học tiếng Chăm trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận."

 

Ngày 27 tháng 1 năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 142/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030”.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 của chương trình là hoàn thành biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số đã được ban hành chương trình môn học (gồm tiếng Bahnar, Chăm, Ê đê, Khmer, Jrai, Mnông, Mông, Thái). Đảm bảo đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học với 08 tiếng dân tộc thiểu số sau khi biên soạn. Ban hành mới ít nhất 01 chương trình môn học của tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông.

Mục tiêu đến năm 2030, ban hành mới ít nhất 02 chương trình môn học của tiếng dân tọc thiểu số đã có chữ viết để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông. Ban hành sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc trung học đối với những tiếng dân tộc thiểu số có nhu cầu và đủ điều kiện biên soạn; sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với những tiếng dân tộc thiểu số mới ban hành chương trình.

Nhiệm vụ của chương trình là phát triển sách giáo khoa, tài liệu, chương trình dạy học tiếng dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh đào tao, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiếng dân tộc thiểu số.Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy học tiếng dân tộc thiểu số và đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

 

Đọc được thông tin này, BBT Kauthara.ORG, mong quý bà con Chăm yên tâm, sự lên tiếng của bà con là đúng, nhưng chưa trúng hoàn toàn.

 

Hình 7. Học sinh Chăm mặc áo dài truyền thống Chăm đi học, trong đẹp, thật tự hào.