Thánh đường (Magik) Bình Minh, nơi thờ phụng Po Allah hay nơi thờ Yang thần Chăm?

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Aug 11, 2022, 10:11 PM

Thánh đường, phiên nghĩa từ “Masjid” tiếng Ả Rập mà người Chăm ghi thành "Mesjid" và đọc thành “Magik”. Magik là nơi thờ phụng, cầu nguyện của tín đồ Hồi giáo chính thống trên thế giới nói chung hay Hồi giáo Awal (Hồi giáo theo dòng Awal của vương quốc Champa) nói riêng tại Việt Nam.

Trong tiếng Anh, Masjid được viết là Mosque, và tiếng Pháp viết là Mosquée.

Đối với người Chăm, tùy theo khu vực và vùng miền, tên gọi này được xưng hô khác nhau như: Chăm Châu Đốc gọi là: Sâm Magik, Chăm Tây Ninh gọi là: Sang Magik, Chăm Bình Thuận, Ninh Thuận gọi là: Thang Magik.

Tại Việt Nam, “Masjid /Magik” tạm dịch là “Thánh đường”. Vì đa số tín đồ Kito giáo đã dùng từ “Nhà thờ”.

Nhưng ngược lại, tại tỉnh Ninh Thuận, Sở Nội vụ thường gọi “Magik” được gọi là “Chùa” như Chùa Phật giáo. Đây là cách gọi sai, hay chưa chính xác.

Trong khi, Ban tôn giáo Chính phủ đã thống nhất dùng từ “Masjid” là “Thánh đường”.

 

PALEI AIA MAMIH CÓ TỰ BAO GIỜ”?

Người dân thôn Bình Minh ngày nay chỉ biết thời Việt Nam Cộng Hòa có tên gọi Ấp Minh Mỵ. Trước đó thời Pháp thuộc khu vực này có tồn tại ba làng tên tiếng Chăm: Palei Aia Mamih, Palei Gahul Angaok và Palei Gahul Yok. Di tích ba làng này vẫn còn tồn tại trên đồi cát trắng ở hướng Tây, và Thánh đường cổ nhất của làng Aia Mamih được xây trên đồi (gò) Aia Mamih, là nơi thờ phượng thượng đế Allah và tôn kính Thiên sứ Muhammad.

Hình 1. Chân kèn Thánh đường (/Mesjid / Magik) Aia Mamih, trên gò Palei Aia Mamih. Là nơi thờ phụng Thượng đế Allah và tôn kính Nabi Muhammad.

 

Tháng 8/1962, Ngô Đình Diệm cho công bố: “kế hoạch lập ấp chiến lược toàn quốc”, từ việc dồn dânlập “ấp chiến lược”, năm 1968, ba làng ở khu vực Aia Mamih bắt đầu dồn dân về khu vực hiện nay.

Thánh đường (Magik) của làng Aia Mamih được xây lần hai (2) vào năm 1972 và lần ba (3) vào năm 1993 (thời Imam Thổ Đức). Trên Thánh đường có ghi chữ Ả Rập: ALLAH – MUHAMMAD, bảng tiếng Việt ghi: Thánh đường và chữ: Chăm Thrah (ghi năm xây dựng).

Hình 2. Thánh đường Bình Minh (Magik Haluw Aia Mamih), xây 1993, có ghi: Allah - Muhammad.

 

Năm 8/2022, Thánh đường Bình Minh bị đập bỏ và kế hoạch xây mới. Trước đó năm 2020, Ban xây dựng Thánh đường đã đi khảo sát và có bảng vẽ do kỷ sư: Lâm Quang Vũ thiết kế và mẫu vẽ được công bố treo trong làng.

Hiện nay, anh hùng NÚP (Thành Phân) đã tuyên truyền cho Imam Vê (Nguyễn Trọng Mường) không cho xây theo mẫu thiết kế của Lâm Quang Vũ vì cho rằng mẫu này thiết kế thờ Pô Allah của Hồi giáo.

Theo ông tiến sĩ 1Đêm (Thành Phân) cho rằng, Thánh đường thời nay không để thờ Po Allah nữa, mà chỉ thờ âm/dương, nam/nữ, đực/cái như: thờ mặt trời/mặt trăng, Omkar (Balamon Ấn Độ), Yin-Yang (Nho/Phật giáo), Linga (Cac) / Yoni (Lon) của Ấn Độ,…

Từ quan điểm của ông tiến sĩ 1Đêm, ông Imam Vê đi lôi kéo và tuyên truyền nhóm Ma/Quỹ cho rằng thánh đường không phải thờ Po Allah. Do đó, tự dưng có mẫu thiết kế mới do Imam Vê công bố trên mạng xã hội Facebook. Chỉ thấy thiết kế mặt trước, không có thiết kế chi tiết công bố.

 

Hình 3. Thiết kế do tiến sĩ 1Đêm (Thành Phân) góp ý. Thiết kế này Imam Vê (Nguyễn Trọng Mường) quảng cáo để chống Hồi giáo (Agama Awal).

 

ĐỀ NGHỊ CHÍNH QUYỀN THÔN BÌNH MINH VÀ NHÓM MA QUỶ, HÃY GIẢI THÍCH CHO DÂN BIẾT: Mẫu Hình 3.

1. Theo bảng thiết kế trên Hình 3, hai bên có hai (2) con Rắn, con Rết (hai con này tượng trưng cho điều gì), hãy giải thích chi tiết?

2. Theo bảng thiết kế trên Hình 3, Hình tròn màu Vàng (hình này tượng trưng cho cái gì)? hồi nhỏ tôi thấy mẹ tôi khi sinh đẻ thường ngồi trên cục đá tròn này để hơ nóng đít). Hãy giải thích chi tiết?

3. Theo bảng thiết kế trên Hình 3, bên dưới có thiết kế hai hình Đối xứng, giống con giun (Hình này tượng trưng cho cái gì? Hãy giải thích chi tiết?

4. Hình Kubah trên đỉnh và ở dưới, không biết giống con gì? rõ khổ, người thiết kế không am hiểu về kiến trúc thánh đường nơi thờ phụng Pô Allah.

5. Nhìn bảng màu sơn trên Thánh đường như: Đỏ, Vàng, Hồng, Cam, Sẫm,.. giống Nhà trẻ (Trường mầm non).

 

 

ĐỀ NGHỊ HÃY XÂY THÁNH ĐƯỜNG BÌNH MINH THEO THIẾT KẾ TRUYỀN THỐNG

Mẫu thiết kế:

Kỷ sư. Lâm Gia

Ts. Putra Podam