Kỷ niệm 190 năm Champa mất nước (1832-2022)

Written by Ban Biên tập
In category Nghiên cứu
Aug 20, 2022, 11:08 PM

KỶ NIỆM 190 NĂM CHAMPA MẤT NƯỚC (1832-2022) và Po Phaok The, Quốc vương cuối cùng của Champa

 

Theo Champaka cuốn thứ 12, “Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng 1802-1835” của Pgs. Ts. Po Dharma, và các nhà khoa học Tây phương khẳng định, Champa đã bị vua Minh Mệnh, triều đình Huế, diệt chủng, sáp nhập toàn bộ đất đai vương quốc Champa vào lãnh thổ Việt Nam, và xóa Champa khỏi bản đồ thế giới vào năm 1832.

 

Năm 1832, tình hình Champa rối ren bởi một số quan lại trong triều đình Champa không đồng tình với quốc vương Po Phaok The theo phe Lê Văn Duyệt, cắt đứt mối liên hệ với triều đình Huế. Đây là sự thay đổi hoàn toàn bất lợi cho dân chúng Champa. Thêm vào đó, dân tộc Champa vô cùng phẫn nộ về việc tăng cường chính sách Việt Hóa có hệ thống tại vương quốc này.

Câu hỏi đặt ra là ai là người khởi xướng đầu tiên cho chính sách Việt Nam hóa dân tộc Champa? Theo biên niên sử Chăm, quốc vương Po Phaok The không phải là người đưa ra chính sách Việt Nam hóa dân tộc Champa. Hai người còn lại đó là Lê Văn Duyệt và Minh Mệnh.

Lúc đầu, người ta nghĩ rằng người chủ trương chính sách này là Lê Văn Duyệt, vì vua Minh Mệnh không còn uy quyền gì trên vương quốc Champa.

Nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác biệt, chính sách thống nhất quốc gia Việt Nam mà vua Minh Mệnh đã ban hành phải được áp dụng trên toàn quốc Việt Nam. Chính nguyên nhân đó, Minh Mệnh phải tìm mọi cách để đồng hóa nhân dân Champa.

Nhằm thực thi chính sách Việt hóa, triều đình Huế xóa bỏ hiệp ước ký kết giữa chúa Nguyễn và Po Saktiraydaputih vào năm 1712, trong đó có điều khoản cho rằng nếu có sự tranh chấp giữa người Kinh và người dân Champa, thì phải có sự phán xét chung của một ủy ban tổng hợp gồm có quan lại của Champa, cai bộ và ký lục của phủ Bình Thuận.

Kể từ đầu năm 1832, tất cả những vụ tranh chấp giữa người Kinh và dân tộc Champa hay giữa người Champa với nhau đều do pháp lý Việt Nam qui định.

Theo biên niên sử Chăm, mối quan hệ giữa người Kinh và nhân dân Champa ngày càng căng thẳng dưới thời Po Phaok The. Đươc sự che chở của chính quyền phủ Bình Thuận, người Kinh thường bày tỏ sự khinh miệt đối với dân tộc Champa bản địa và chê bai các chức sắc Chăm theo Balamon (Ấn Độ) và Chăm theo Bani (Hồi giáo Ả Rập) mà quần chúng Chăm xem họ là những vị lãnh đạo tinh thần mang tính cách thiêng liêng.

Cũng dưới thời Po Phaok The, chính sách Việt Nam hóa dân tộc Champa rất tàn bạo. Triều đình Huế buộc người Chăm phải bỏ trang phục truyền thống Champa để mặc áo quần theo phong cách người Kinh; phải cúng bái ông bà tổ tiên như người Kinh, mặc dù người Chăm không ai theo Phật giáo; phải chấp nhận cho người Kinh trình diễn tuồng hát bội trong lễ tục Rija (múa truyền thống) để bày tỏ sự giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc.

Nhân danh thủ lãnh của một quốc gia, Po Phaok The phải là người có trách nhiệm duy trì và bảo vệ phong tục tập quán truyền thống của vương quốc Champa. Thái độ của Po Phaok The buộc dân tộc Chăm phải chấp nhận sống theo tập tục của người Kinh đã làm đảo lộn đời sống tâm linh của dân tộc Champa. Chính vì thế, nhân dân Champa kết tội Po Phaok The là người quá nhu nhược đối với triều đình Huế. Một khi quốc vương không còn quyền lực để cai trị quốc gia, thì mỗi người dân đều có quyền hành động tùy theo ý muốn.

Cuối năm 1831, một nhóm quan lại trong triều đình Champa đã phản đối thái độ của Po Phaok The về việc ly khai với triều đình Huế để tuân thủ mọi chỉ thị của Lê Văn Duyệt ở Gia Định Thành. Những quan lại Champa cho rằng, Lê Văn Duyệt quá suy yếu vì tuổi già và có thể băng hà trong nay mai. Chính vì nguyên nhân đó, họ muốn dọn đường cho tương lai chính trị của mình bằng cách báo cáo với triều đình Huế về sự bất đồng ý kiến của họ đối với chính sách của Po Phaok The.

Hình 1. Tượng đồng Lê Văn Duyệt ở Lăng Ông, quận Bình Thành- Tp.Hồ Chí Minh

 

Sự can thiệp của các quan lại Champa bên cạnh vua Minh Mệnh đã làm thay đổi bàn cờ chính trị Champa thời đó. Những quan lại muốn cho triều đình Huế biết rằng giới lãnh đạo trong triều đình Champa chia thành nhiều phe phái và không còn ai phục tùng Lê Văn Duyệt.

Minh Mệnh, hoàng đế Việt Nam không chấp nhận thái độ của quốc vương Champa ly khai khỏi triều đình Huế và nộp thuế cho Gia Ðịnh Thành từ năm 1829. Chính đó là nguyên nhân buộc vua Minh Mệnh qui tội cho quốc vương Champa chống triều đình Huế vì có sự che chở của tổng trấn Gia Định Thành.

Lợi dụng tình hình rối ren ở Champa và sức khỏe suy yếu của Lê Văn Duyệt ở Gia Định Thành, Minh Mệnh ra lệnh bắt quốc vương Po Phaok The và phó vương Cei Dhar Kaok vào tháng 3 năm Thìn lịch Chăm (1832), sau đó thu hồi lại những nguồn thuế không chịu trả cho triều đình Huế từ mấy năm qua.

Tháng 7 năm Nhâm Thìn (1832), Lê Văn Duyệt băng hà ở Gia Định Thành.

Po Phaok The, cũng là vị vua cuối cùng của vương quốc Champa. Chính sách ly khai với triều đình Huế để phục tùng Lê Văn Duyệt ở miền nam đã trả một giá quá đắt, đó là sự sụp đổ của vương quốc Champa vào năm 1832 và Po Phaok The phải chấp nhận tội tử hình qua hình phạt “lăng trì” , tức là dùng nhiều phương thức rất dã man để trừng trị ngài cho đến ngày tắt thở. Ðây cũng là một bài học lịch sử mà dân tộc Champa không thể quên được trong ký ức của họ.

Hình 2. Chân dung vua Minh Mạng được phác họa trong cuốn sách xuất bản ở Anh năm 1828. Ảnh: Tư liệu.

 

Tháng 8 năm Nhâm Thìn (1832), Minh Mệnh ra lệnh xóa bỏ Champa trên bản đồ thế giới và sáp nhập toàn bộ đất đai của vương quốc Champa vào lãnh thổ Việt Nam.

 

Hình 3. Sources: 500CE các khu vực giao thương, liên kết văn hóa mạnh với Ấn Độ và ảnh hưởng văn hóa trên khắp Đông Nam Á. Phù Nam tổ chức theo mô hình Ấn Độ. Bán đảo Mã Lai phía đông Sumatra và đông Java có nhiều vương quốc nhỏ. 700 TCN triều đại nhà Đường bắt đầu ảnh hưởng Trung Quốc. Thương mại từ Trung Quốc mở rộng mạnh mẽ và sự trỗi dậy của cường quốc hàng hải Sri Vijaya. Vương quốc Champa vẫn là một trung tâm thương mại thịnh vượng. https://sites.google.com/site/group2angkor/the-historical-setting-during-the-khmer-empire.

 

Hình 4. Sources: Lam Ap Kingdom of 4th-century Asia. File Asia 400ad.jpg. From Wikimedia Commons, the free media repository. 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/80/Asia_400ad.jpg

 

 

Hình 5. Sources: Champa Kingdom of  8th-century Asia. File Asia 800ad.jpg. From Wikimedia Commons, the free media repository.  https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Asia_800ad.jpg

 

 

Hình 6. Sources: Khmer Empire c.900 CE. A map illustrating in red the Khmer Empire c. 900 CE. Ancient History - Encyclopedia. By Javierfv1212. Published on 12 March 2013. https://www.ancient.eu/image/1106/khmer-empire-c-900-ce/

 

 

Hình 7. Sources: ReGenerating Champa. Champa map courtesy Po Dharma, https://regeneratingchampa.wordpress.com/.

 

 

Hình 8. Sources:  History et cetera. The maximum extent of the Srivijaya Empire was around the eighth century CE. The empire included parts of Sumatra, Central Java, and the Malay Peninsula. The red arrows show a series of Srivijayan military campaigns or naval raids. https://historyetc.org/interviews/treasures-of-the-lost-dhow/

 

 

Hình 9. Sources: Nước đại việt đời Lý đầu thế kỷ XI. This entry was posted on Tháng Chín 4, 2015, in Lịch sử Việt Nam and tagged Chân Lạp, Nguyễn Tiến Dũng, Đại Việt. Bookmark the permalink.  https://nghiencuulichsu.com/2015/09/04/ve-quan-he-cua-dai-viet-va-chan-lap-the-ky-xi-xvi/

 

 

Hình 10. Sources:1300 CE, Orange: Sukhothai Kingdom, Light Blue: Lavo Kingdom, Red: Khmer Empire, Yellow: Champa, Blue: Dai Viet, Purple: Lanna. https://www.pinterest.pt/pin/467178161318197424/?amp_client_id=CLIENT_ID(_)&mweb_unauth_id=&amp_url=https%3A%2F%2Fwww.pinterest.pt%2Famp%2Fpin%2F467178161318197424%2F&amp_expand=true

 

 

Hình 11. Sources: MAPS (Zheng He). Zheng He’s 4th voyage. One of the biggest voyages of Zheng He was between 1413-1415, when he visited Champa, Malindi, Maldives, Ceylon, Aden and multiple other countries. Global Middle Ages. Site Design by Sumy Designs, LLChttp://www.discoveriesoftheamericas.org/maps-zheng-he/

 

 

Hình 12. Sources: Location of Champa on Map of Taungoo Empire (1580). File: Map of Taungoo Empire (1580).png. Author: Laxman Burdak IFS (R)

https://www.jatland.com/w/images/1/13/Map_of_Taungoo_Empire_%281580%29.png

 

 

Hình 13. Sources: Bản đồ Đông Nam Á do người phương Tây vẽ năm 1606, Hoàng Sa (Pracel) được ghi thuộc Champa tại vị trí trong đất liền giữa Cinoa (Thuận Hóa) và Champa là Cofta de Pracel (bằng tiếng Latin).

 

Hoàng Sa, chủ quyền Việt Nam không thể tranh cãi (kỳ 1)

Đăng trên thư viện tỉnh Lào Cai. Quần đảo Hoàng Sa là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông, cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 230 hải lý. Năm 1974, Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.

Hoàng Sa dưới triều Nguyễn. Năm 1816, Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo.

Từ xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triều lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo.

Những người đánh cá Việt Nam sống trên các đảo tuỳ theo mùa nhưng từ bao giờ thì không thể xác định được. Những người đánh cá từ các quốc gia láng giềng khác nhau thường xuyên lui tới đảo này trong hàng thế kỉ và những người đi biển có nguồn gốc ở xa hơn (người Ấn Độ, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan) đã biết và nói về các đảo này từ lâu. Trong số đó, có các nhà hàng hải Pháp xuống tàu từ cảng La Rochelle, ngày 7/3/1568 cùng với các nhà bác học dòng Tên đi Viễn Đông đã đến Hoàng Sa.

Đầu thế kỉ 17, Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi như đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhân giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu (nước ngoài bị đắm vì bão), ... Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp... Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi...”

 

 

Hình 14. Sources: Champa. 1770's map of Champa (Ciampa). Map of Indochina circa 1770s, published in Paris, France in 1774. File: Indochina map (1770s).jp. Created: 1 January 1774. https://en.wikipedia.org/wiki/Champa

 

 

Hình 15. Sources: Quốc dân, tiếng nói của quốc dân Việt. Từ một tấm bản đồ hàng hải cổ không có Đại Việt, luận bàn về danh tính của nước Việt.

https://www.baoquocdan.org/2019/12/tu-mot-tam-ban-o-hang-hai-co-luan-ban.html

 

 

Tấm bản đồ hàng hải trong ảnh được vẽ vào khoảng giữa của thế kỷ 16, có lẽ là một bản đồ cổ nhất và khá đầy đủ mà các nhà hàng hải phương Tây vẽ về Phương Đông. Bản đồ gốc hiện được treo trên tường thư phòng của Hoàng Đế Phelipe II (1527-1598), trong cung điện El Escorial của Vương quốc Tây Ban Nha.

Tấm bản đồ này được vẽ cùng thời với N. Copernicus cho rằng trái đất tròn quay quanh mặt trời (1543) và G. Galilei mới chào đời (1564). Thế kỷ 16 bắt đầu là triều đại nhà Lê (vua Lê Tương Dực) tiếp đó là nhà Mạc 1527-1593, ở nước ta lúc đó có tên là nước Đại Việt. Khi xem tấm bản đồ, chắc người Việt nào cũng giật mình thấy trong khi các địa danh Cambodia (Campuchia), Champa (Chiêm Thành) được ghi rất rõ ràng, thì không thấy tên nước Đại Việt ở đâu cả. Nhìn phía bắc Champa ta chỉ thấy có một nước tên là Cauchy China. Phía trên của nước này ghi rõ là China.

 

Bàn về lịch sử tên gọi của nước Việt trên giải đất hình chữ S.

Cauchy China thực ra không phải là cái tên đầu tiên người Tây Phương đặt cho nước Việt. Trước khi thuyền đầu tiên của người Bồ Đào Nha đến phương Đông, những ghi chép sớm nhất về phương Đông có lẽ là thuộc về Marco Polo, một thương gia người Ý, ông ta đến Trung hoa năm 1271 làm quan cho nhà Nguyên 24 năm và trở về Ý năm 1295. Đoạn ghi chép dưới đây của Marco Polo được cho là kể về Giao Chỉ.

“Caugigu là một vùng ở phía đông, có một vị vua. Người dân theo bái vật giáo, và có một ngôn ngữ riêng. Họ thần phục Đại Hãn và hàng năm đều đến triều cống. Tôi cần nói rõ rằng nhà vua của họ rất giàu sang, ông ta có ít nhất 300 bà vợ; vì khi ông ta nghe nói ở đâu trong nước có con gái xinh đẹp, ông ta đều chiếm lấy làm vợ. Xứ này có rất nhiều vàng và nhiều gia vị quý. Nhưng vì ở xa biển nên các sản phẩm ít có giá trị nên giá rẻ. Họ có voi với số lượng lớn, có nhiều loại gia súc khác cùng các loài dã thú, và rất nhiều trò chơi. Họ sống bằng thịt, sữa và gạo, và có rượu làm bằng gạo và gia vị ngon. Toàn bộ người dân, hoặc gần như vậy, đều dùng kim xăm lên da hình sư tử, con rồng, chim muông, và gì gì đó nữa và đã xăm lên là không thể xóa được. Việc xăm hình này được làm trên mặt, cổ, ngực, cánh tay và bàn tay, cả bụng nữa, và, nói ngắn gọn là trên toàn bộ cơ thể; và họ coi đó như là một dấu hiệu của sự sang trọng, người nào có càng nhiều tơ lụa hoa văn thì càng được ngưỡng mộ.”

Như vậy vào cuối thế kỷ 13, nước gọi là Caugigu có thể Marco Polo ghi âm chữ Hán “Giao Chỉ quốc -交趾國” theo cách gọi nước ta của Trung Hoa thời nhà Nguyên. Ở nước ta lúc đó là thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông, tên nước là Đại Việt. Về sau có người bàn rằng Marco Polo có lẽ chưa đến Caugigu mà chỉ nghe kể lại. Và chưa chắc Caugigu là Giao Chỉ mà có thể là Lào, Miến điện…cũng nên.

Khoảng một trăm năm mươi năm sau Marco Polo, một người Bồ Đào Nha, Tome Pires đã đến phương Đông và đã viết quyển sách ghi chép khá đầy đủ về Phương Đông từ Biển Đỏ đến Nhật Bản. Tome Pires (1468-1540) là một dược sĩ, nhà ngoại giao đồng thời là nhà văn, xuất phát từ KOCHI (Cauchy), nay là một hải cảng ở bang Kerala, tây nam Ấn độ, năm 1502 bị Bồ Đào Nha chiếm, lập nên cứ điểm đầu tiên của Bồ Đào Nha ở phương đông. Từ KOCHI ông đi theo đường biển, đến Malacca ngay sau cuộc viễn chinh thắng lợi của người Bồ Đào Nha đến phương đông 1511 chiếm được xứ này. Ông ở Malaca từ 1512 đến 1515. Năm 1516 ông được cử làm sứ thần đầu tiên của một quốc gia châu Âu đến Trung Hoa, xin trình diện Hoàng Đế Chính Đức triều đại nhà Minh, và chết ở Trung Hoa. Ông đã thám hiểm các vùng của Đông Nam Á như Malaya, Indonesia, Champa… ngày nay. Ông đã đi dọc bờ biển từ Malacca, Cambodgia, Champa và có thể qua Đại Việt rồi đến Macao, Quảng Đông. Là một nhà văn, Tome Pires đã viết rất tỷ mỉ, sinh động mọi điều ông trông thấy, nghe thấy ở các vùng đất mà ông đã viếng thăm. Quyển sách “A Suma Oriental de Tomé Pires” – (Phương Đông Kỳ Diệu) là văn bản tỉ mỉ nhất đầu tiên của phương tây mô tả về phương đông từ Biển Đỏ đến Nhật Bản. Quyển sách được coi là viết trong khoảng 1512-1515, lúc đó ở nước Đại Việt ta là thời vua Lê Tương Dực, chưa có chuyện vua Lê chúa Trịnh. Ông viết:

“Vua của Cauchy China là vua của một nước rộng lớn và giàu có hơn nước Champa. Vương quốc này nằm giữa Champa và Trung Quốc. Vị vua là một chiến binh hùng mạnh trong vùng đất. Ông ta có rất nhiều thương thuyền và ba mươi hoặc bốn mươi thuyền buồm. Quốc gia này có nhiều con sông lớn có thể chạy thuyền được. Không có nhiều người ở đó, họ tập trung nhiều ở gần biển. Đất nước của vị vua trải dài sâu vào trong đất liền. Ở Malacca đất nước của vị vua này được gọi là Cauchy China (Cauchy Chyna), để khỏi lẫn với tên của Cauchy Coulam.

Vua là một người ngoại đạo, và tất cả dân của Ngài cũng như vậy. Họ không thân thiện với người Moors (da đen). Họ không đi thuyền đến Malacca, nhưng đến Trung Quốc và đến Champa. Họ là những người rất yếu trên biển; tất cả họạt động của họ là ở trong đất liền. Họ có những lãnh chúa tuyệt vời. Nhà Vua nước này gắn kết với nhà vua của Trung Hoa bằng các cuộc hôn nhân; vì không muốn đánh nhau với Trung Quốc, ông ta luôn cử một sứ thần chầu chực tại triều đình Trung Quốc ngay cả khi vua của Cauchy China không muốn như vậy, và dù cho có bất mãn vì bị triều đình Trung Hoa coi là chư hầu.

Vùng đất Cauchy China có rất nhiều ngựa. Vua nước này dồn nhiều sức cho chiến tranh, và ngài có vô số ngự lâm quân và bom đạn nhỏ…. Rất nhiều bột thuốc súng được sử dụng ở nước của ngài, cả trong chiến tranh và trong các lễ lạt của vua quan và các trò vui chơi giải trí suốt ngày đêm. Tất cả các lãnh chúa, quý tộc trong vương quốc cũng như vậy. Thuốc súng được sử dụng hàng ngày trong pháo thăng thiên (tên lửa) và tất cả các trò chơi thú vị khác, như chúng ta sẽ thấy, đó là một trong những mặt hàng buôn bán có giá trị ở xứ này. Chủ yếu ở xứ này là vàng và bạc, nhiều hơn ở Champa; còn buôn bán trầm hương không phải là nhiều như ở Champa.

Người ở đây ít khi đến Malacca bằng thuyền của họ. Họ đi đến Trung Quốc, đến Quảng đông là một thành phố lớn, hợp đoàn với người Trung Hoa (?); rồi họ đi thuyền đến Malacca để buôn bán chung với người Trung Hoa. Mặt hàng chính của họ là vàng bạc và những thứ họ mua được ở Trung Hoa.[[2]]”.

Nước Đại Việt lại một lần nữa (sau Marco Polo) được ghi danh bởi phương Tây không phải là Đại Việt, mà là Cauchy China trong tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp và tiếng Anh gọi là Cochinchina. Người ta cho rằng Cauchy là do Tome Pires phiên âm từ tên mà người dân ở Malacca gọi “Giao Chỉ” bằng tiếng Malaya. Bởi vì để khỏi lẫn với Cauchi (tức Kochi) cứ điểm của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ nên Pires mới thêm vào chữ China. Nhiều học giả Việt Nam cho rằng Cochinchina là tên chỉ xứ Đàng Trong. Đó là ngộ nhận, vì khi tên Cochinchina xuất hiện thì làm gì đã có Đàng Trong. Chúa Nguyễn Hoàng 阮潢, có thể coi là thủy tổ của xứ Đàng Trong thì mới được sinh ra vào 28 tháng 8, 1525, còn tên Cauchy China thì có từ khoảng 1512-1515 tức là 10 năm trước khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng chào đời.

 

 

Hình 16. Sources:1886 map of Indochina, from the Scottish Geographical Magazine (19th Century, Scotland, United Kingdom). https://www.pinterest.com/pin/463659724129595092/

https://www.pinterest.com/pin/638033472188260695/.

 

Hình 17. Sources: Antique Thailand map. Antique Thailand map by haveseen. Antique Thailand map from XVII century isolated on white#map, #haveseen, #Antique, #Thailand.

https://www.pinterest.com/pin/819444094678557589/

 

 

Hình 18. Sources: Champa’s Restoration. ©2021 DeviantArt. https://www.deviantart.com/otakumilitia/art/Champa-s-Restoration-687264505

 

Hình 19. Sources: Champa trong giai đoạn chiến tranh thế giới lần 2 (Second Vietnam war 1939-1945). ©2021 DeviantArt. https://www.deviantart.com/ynot1989/art/Second-Vietnam-War-663660564

 

 

Hình 20. Sources: Map of Southeast Asia. Copyright © 1998-202: nationsonline.org. https://www.nationsonline.org/oneworld/map_of_southeast_asia.htm