Thủ tướng: Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc và đất nước
(Chinhphu.,vn) - Ngày 30/8, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, TPHCM.
Hình 1. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và TPHCM; các chức sắc, chức việc của 43 tôn giáo và các chức sắc tôn giáo là đại biểu Quốc hội khóa XV.
Hình 2. Thủ tướng cùng các đồng chí lãnh đạo bộ, ngành, địa phương chủ trì Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến tháng 12/2021, Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ (chiếm trên 27% dân số cả nước), trong đó, có trên 54.000 chức sắc, 135.500 chức việc, hơn 29.600 cơ sở thờ tự tôn giáo và khoảng trên 50.000 cơ sở tín ngưỡng.
Hình 3. Đại biểu tham dự Hội nghị.
Đồng bào các tôn giáo luôn là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; cộng đồng các tôn giáo đóng góp nguồn lực quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hình 4. Đại biểu các giáo sĩ Gru.Xích Dự , Imam. Từ Công Dư tham dự Hội nghị.
Nhiều chức sắc, chức việc có uy tín, đạo hạnh được quần chúng nhân dân tin tưởng, bầu chọn vào các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương và địa phương. Tại Quốc hội khóa XV, có 5 chức sắc trúng cử đại biểu Quốc hội; 88 chức sắc, chức việc và 35 tín đồ các tôn giáo trúng cử đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh; 225 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và 246 tín đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện; 646 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và trên 5.000 tín đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026.
Hình 5. Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Vấn đề tôn giáo trong cộng đồng Chăm hơn hai năm qua do ông Thành Phân (Ts1đêm) kích động những tín đồ Chăm nhẹ dạ cả tin, bịa đặt, vu khống Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo của dân tộc Chăm, đây là mưu đồ nhằm kích động lòng hận thù dân tộc Chăm - Kinh, vì mục đích cá nhân, vụ lợi,... của riêng ông Thành Phần. Cụ thể:
Ông Thành Phần, hô hào Chính phủ xóa tôn giáo Bani của người Chăm, nhằm kích động tín đồ tôn giáo tẩy chay tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Ninh Thuận và Bình Thuận, gây ra nhiều phiền toái trong cộng đồng và mất an ninh trật tự.
Theo Ts. Putra Podam, tổ tiên dân tộc Chăm không để lại một tôn giáo nào, nghĩa là dân tộc Chăm thật sự không có một tôn giáo nào, mà dân tộc Chăm chỉ tiếp nhận hai tôn giáo lớn trên thế giới đó là: Balamon (từ Ấn Độ), và Hồi giáo (từ Ả Rập).
Balamon tồn tại từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15 thì tàn lụi tại Champa và cả Đông Nam Á.
Islam chính thống tồn tại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 16 (những người thờ Allah còn gọi là: Bani, hay Bani Islam). Nghĩa là Bani mang nghĩa Đạo và tôn thờ Thượng đế Allah.
Thế kỷ 17 (triều đại Vua Po Rome), xuất hiện hai thuật ngữ Awal và Ahier.
- Awal: là Hồi giáo cũ hay Hồi giáo từ thế kỷ thứ 9.
- Ahier: là Hồi giáo mới (nghĩa là Champa không còn theo Balamon, không thờ Brahma, Vishnu, Shiva,...) thay vào đó là thờ Po Allah và trực tiếp giữ gìn và bảo tồn đến văn hóa vật thể và phi vật thể trong tín ngưỡng Chăm, như chăm sóc tháp Champa.
Tóm lại: từ thế kỷ 17, tại Champa chỉ tồn tại hai tín ngưỡng riêng theo phong cách Champa ảnh hưởng từ Islam và Balamon. Do đó, người Chăm thường gọi: Agama Awal (Bani Awal) và Agama Ahier (Bani Ahier). Người Chăm không bao giờ gọi: Agama Bani (vì Bani không phải tên tôn giáo).
Việc vài người Chăm đòi tôn giáo Bani là sai, là câu chuyện khôi hài đáng nhục dành cho dân tộc Chăm trong thế kỷ 21.
Hình 6. Các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo tham dự hội nghị. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Đồng bào Chăm theo Hồi giáo (Agama Islam, Agama Awal, Agama Ahier) và các tôn giáo khác luôn là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; cộng đồng các tôn giáo đóng góp nguồn lực quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hình 7. Đại biểu chụp hình lưu niệm.
Hình 8. Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp hình kỷ niệm cùng các chức sắc, chức việc. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Hình 9. Thủ tướng Phạm Minh chính gặp gỡ chức sắc, chức việc của các tôn giáo. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Hình 10. Các chức sắc chụp hình riêng tại Hội nghị.