Đính chính thông tin chệch choạng: Cấm xây dựng Thánh đường Bình Minh

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Sep 11, 2022, 12:14 AM

Hiện nay tại thôn Chăm Bình Minh, một số người theo môn phái tà đạo cho rằng, Ts.Putra Podam đã viết bài cấm thôn Bình Minh xây mới Thánh đường, nhưng tại sao lại đi tài trợ một số mục cho thánh đường, và ý kiến của môn phái này yêu cầu Ban xây dựng không được nhận tiền và phần tài trợ của ông Putra Podam.

Để đính chính lại thông tin trên, Putra Podam giải thích lại cho môn phái tà đạo không rành tiếng Việt được rõ.

 

Lý do:  Sau khi ông Vê (Nguyễn Trọng Mường) phát tán thiết kế Thánh đường Bình Minh trên Facebook ông ta, trên mặt chính của Thánh đường có 2 (hai) con rồng yêu tinh đang canh giữ nhà chùa, thần mặt trời, thần rắn rết gì đó,…và tuyên bố đây là thiết kế mặt chính của Thánh đường và xin bà con đóng góp ý kiến như Hình 1.

Hình 1. Thiết kế Thánh đường thôn Bình Minh do ông Vê (Nguyễn Trọng Mường) phát tán trên Facebook và cho rằng đã thống nhất.

 

Phản biện 1: Từ thông tin của ông Nguyễn Trọng Mường, ngày 28/7/2022, Putra Podam có bài viết mang tựa: “Thôn Bình Minh – xã Phan Hòa hãy dừng xây mới Thánh đường?” với nội dung chính như sau:

 

Theo quan sát, Thánh đường (Magik) cũ vẫn còn sử dụng tốt, chỉ cần sửa chữa, sơn sửa và tu bổ thêm là khang trang.

- Nếu xây dựng Thánh đường mới như thiết kế của Imam Vê phát tán, thì tốt nhất nên giữ và tu bổ Thánh đường cũ.

- Còn nếu muốn xây dựng Thánh đường mới thì nên chọn thiết kế của Lâm Quang Vũ, thiết kế đã công bố trong làng hơn 2 năm nay.”

Nội dung chính bài viết ở trên là như thế, và đặc biệt tiêu đề bài viết có dấu chấm hỏi, nhưng gặp phái tà đạo lưu manh không biết tiếng Việt, thì thêu dệt thành Putra Podam “cấm xây thánh đường Binh Minh

 

Đính chính: Putra Podam không có quyền cấm chính quyền thôn Bình Minh xây dựng Thánh đường, mà Putra Podam chỉ đưa ra lời khuyên gồm hai ý chính rằng:

Ý 1: Nếu xây Thánh đường thì phải xây theo mẫu thiết kế của Lâm Quang Vũ vì thiết kế này đã thông qua cuộc họp và được các bá quan văn võ trong làng thống nhất, và đặc biệt thiết kế này được chính quyền thôn Bình Minh cho phép in ấn, treo quảng cáo ở những nơi công cộng trong làng.

Ý 2: Còn nếu xây dựng mới Thánh đường như thiết kế do ông Vê (Nguyễn Trọng Mường) phát tán, thì tốt nhất nên dừng và giữ nguyên Thánh đường cũ, tu bổ, sơn sửa chữa, trang trí,… thì vẫn dùng tốt hơn.

 

Phản biện 2: Tiếp ngày 29/7/2022, Putra Podam đăng tiếp bài với tựa đề: “Thánh đường Bình Minh, nơi tôn thờ Pô Allah, nơi tôn kính Nabi Muhammad

Nội dung chính của bài viết này, là đề cao việc xây dựng Thánh đường của thôn Bình Minh theo thiết kế của Lâm Quang Vũ, vì đây là thiết kế truyền thống nhưng hài hòa tạo phong cách giữa Thánh đường Champa và tín ngưỡng bản địa. Đây chính là ngôi nhà mới của Po Allah là nơi tôn thờ Thượng đế Tối Cao và Duy Nhất của tín đồ Agama Awal (Bani Awal) mà tiếng phổ thông gọi Hồi giáo, nhưng quốc tế gọi Bani Islam.

Hình 2. Thiết kế Thánh đường Bình Minh của Lâm Quang Vũ, đã được thống nhất và công bố trong làng.

 

 

Phản biện 3: Tiếp ngày 11/8/2022, Putra Podam đăng tải bài với nhan đề: “Thánh đường Bình Minh, nơi thờ phụng Pô Allah hay nơi thờ Yang”.

Nội dung chính của bài viết này là giải thích cho tín đồ Chăm Hồi giáo (Chăm Bani Awal) thôn Bình Minh hiểu thêm, Thánh đường là nơi thờ phượng Thượng đế Allah (Po Allah), chứ không phải nơi thờ thần yang, hay nơi thờ ông Phật hay bà Bồ tát,…

Hình 3. Chữ Ả Rập: Allah - Muhammad được ghi tại chính điện, Khutbah, thánh đường Bình Minh xây 1972.

 

Phản biện 4: Tiếp ngày 30/8/2022, Putra Podam đăng tải bài khác với tựa đề: “Thánh đường Bình Minh với thiết kế của kiến trúc sư Lâm Quang Vũ”.

Mục tiêu chính của bài viết này là công bố thiết kế và hình ảnh thực của Thánh đường Bình Minh do Lâm Quang Vũ tạo ra.

Hình 4. Thiết kế Thánh đường Bình Minh của Lâm Quang Vũ, đã được thống nhất và công bố trong làng.

 

Ở trên là toàn bộ bốn bài viết của Putra Podam, nội dung chi tiết của bài viết còn đang đăng tải trên mạng xã hội.

 

Kết luận:

Putra Podam là đứa con trong làng Bình Minh theo Hồi giáo (Bani Awal), tổ tiên và dòng họ của Putra Podam từ xưa cho đến nay vẫn đang phụng sự Allah (Thượng đế của Thượng đế) mà người Chăm gọi Pô Aluah, người Việt gọi ông Trời, người Mã Lai gọi Tuhan, người Isael gọi Giê-Hô-Va, thế giới Ả Rập gọi Allah.

Do đó, khi nghe tin Bình Minh chuẩn bị xây ngôi nhà mới cho Pô Aluah, là một trí thức Chăm, Putra Podam có trách nhiệm phải nói lên sự thật, dù sự thật mà phái tà đạo không thích. Nhưng mục đích chính của Putra Podam là đưa ra những ý kiến trên tinh thần hiểu biết về luật định và đức tin tôn giáo để góp phần xây dựng một Thánh đường với kiến trúc Champa kết hợp hài hòa vài yếu tố tín ngưỡng bản địa để thánh đường mang dáng dấp phong cách Islam Champa (chú ý: Islam Champa dòng Awal, khác Islam Ả Rập dòng Sunni, khác Islam Iran dòng Shia, khác Islam Tunisia, Morocco dòng Sufi,… và ít nhất trên 73 dòng khác).

Từ ý thức hệ dân tộc, tôn giáo như đã trình bày ở trên, Putra Podam sẵn sàng gạt bỏ những ý kiến trái chiều, những ngôn từ dơ bẩn của phái tà đạo, đến và cùng góp bàn tay để xây dựng quê hương tốt đẹp hơn, ngôi nhà Allah được khang trang hơn, nơi sinh hoạt cộng đồng và tôn giáo sáng sủa hơn, thôn Chăm Bình Minh sẽ ngày càng văn minh hơn,… cũng từ những suy nghĩ này Putra Podam và Hội Champa Bani đã đề nghị tài trợ 4 (bốn) khoảng mục cho Thánh đường Bình Minh.

 

Ngày 9/9/2020, Putra Podam đã gọi điện thoại và nhận nhiều thông tin từ phía Thánh đường là từ chối nhận khoảng tài trợ của Hội Champa Bani với lý do: “Putra đã cấm xây thánh đường, tại sao lại tài trợ, không nhận”.

Hình 5. Ts. Putra Podam, tảo mộ ông bà, tổ tiên thuộc gia phả bên nội.

 

Giải thích từ ngữ:

  1. Phái tà đạo: là những người theo Ts1đêm, buôn bán văn hóa Chăm, chống Chính phủ và vu khống xóa tôn giáo Bani, trong khi dân tộc Chăm chưa hề tồn tại một tôn giáo nào.
  2. Hồi giáo Champa (nghĩa Islam Champa dòng Awal như các giáo sĩ Acar của người Chăm).