Giới thiệu: tài liệu hoàng gia Champa

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Dec 25, 2022, 11:43 PM

Ts.Putra Podam

Đại học UTM (University Teknologi Malaysia)

Email: putrapodam@gmail.com

(Nguồn: Ts.Po Dharma)

 

 

 

 

Tài liệu hoàng gia Champa là kho tàng tư liệu lịch sử được tìm thấy tại làng Lavang của dân tộc Kaho thuộc khu vực Ðồng Nai, Lâm Ðồng (miền Trung Việt Nam) bởi ông P. Villaume vào năm 1902 và được giới thiệu sơ khởi trong bài khảo luận của E. M. Durand mang tựa đề: Tài liệu cuối cùng  của vua Chăm “Les archives des derniers rois chams”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1. Kho để tài liệu Hoàng Gia Champa ở Lavang

 

Vào năm 1982, Trung Tâm Lịch Sử và Nền Văn Minh Bán Đảo Đông Dương (Centre d’Histoire et Civilisations de la Péninsule Indochinoise) với sự hướng dẫn bởi Giáo sư P-B. Lafont, đã phục hồi nghiên cứu Champa sự tồn tại của nó một phần tài liệu hoàng gia Champa đang lưu trữ trong thư viện Société Asiatique de Paris. Tài liệu này chưa bao giờ được các nhà khoa học quan tâm để nghiên cứu và lập danh mục.

Tài liệu này hiện đang lưu trữ trong thư viện Société Asiatique de Paris, tổng cộng 5227 trang, trong đó có 4402 viết bằng tiếng Chăm và 825 trang viết bằng tiếng Hán, từ năm 1702 đến năm 1883, dưới thời Chính Hòa (1680-1705), Bảo Thái (1720-1729), Vĩnh Khánh (1729-1732), Long Ðức (1732-1735), Vĩnh Hựu (1735-1740), Cảnh Hưng (1740-1786), Thái Ðức (1787-1793), Gia Long (1802-1820), Tự Đức (1874-1883), Pháp Thuộc (1885-1891).

Ðây là hồ sơ chính thức của triều đình Champa có dấu ấn của vua chúa và chữ ký của những đương sự, tập trung nhiều chủ đề từ văn kiện hành chánh, văn bản thuế má, mua bán đất đai cho đến hồ sơ kiện tụng, v.v. Trong tài liệu này có 408 dấu ấn của 8 triều đại của nhà Nguyễn. Triều đại Bảo Thái có : 1 dấu ấn, Vĩnh Khánh: 1, Long Đức: 1, Vĩnh Hựu: 17, Cảnh Hưng: 147, Thái Đức: 100, Gia Long: 18, Tự Đức : 7, 3 dấu ấn Chăm viết bằng Akhar Rik và 113 Trung Quốc.

Năm 1984, Gs. Chen Zhichao (Trung Quốc), Gs. P-B. Lafont, Po Dharma, Bs. Lưu Trần Huân và Dominique Nguyen thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Lịch Sử và Nền Văn Minh Bán Đảo Đông Dương của đại học Sorbonne Paris đã làm thư tịch nội dung của 494 trang tài liệu hoàng gia viết bằng tiếng Hán trong tác phẩm mang tựa đề: Kiểm kê Tài liệu hoàng gia Pangduranga nằm trong thư viện Société Asiatique de Paris “Inventaire des Archives du Panduranga du fonds de la Société Asiatique de Paris”.

Kể từ năm 2006, Ts. Po Dharma (Viện Viễn Đông Pháp) là nhà khoa học đặc trách nghiên cứu và bảo quản Tư Liệu Hoàng Gia Champa đặt dưới sự bảo trợ của Viện Viễn Ðông Pháp, qua chương trình đưa 5227 trang tư liệu này vào máy vi tính, phiên âm La Tinh và tóm lược nội dung của từng hồ sơ.

Tài liệu hoàng gia Champa là nguồn tư liệu vô giá mà các nhà khoa học có thể dựa vào đó để kiến thiết lại lịch sử cận đại Champa dưới thời đô hộ của nhà Nguyễn, phác họa lại hệ thống tổ chức hành pháp và tư pháp của vương quốc này cũng như định nghĩa lại qui chế chính trị và xã hội của những thành phần dân tộc thuộc về vương quốc Champa thời đó. Cũng nhờ tài liệu này, người ta biết được Champa không phải là vương quốc của người Chăm mà là vương quốc chung của của nhiều thành phần dân tộc trong đó có dân tộc Raglai, Churu, Kaho, và Chăm.

Bên cạnh yếu tố mang tính cách lịch sử, Tài Liệu Hoàng Gia Champa còn là kho tàng ngôn ngữ và chữ viết nhằm giúp dân tộc Chăm hôm nay hiểu rõ thế nào là nguồn gốc và qui luật của Akhar Thrah Chăm. Ðây không phải là chữ Chăm cổ, mà là văn bản viết bằng Akhar Thrah, tức là chữ Chăm phổ thông lưu hành từ thời Po Romé (1627-1651) cho đến hôm nay.

Sau khi đọc qua 5227 trang tư liệu viết bởi hàng ngàn đương sự, kéo dài hơn một thế kỷ từ 1702 đến 1883, chúng tôi đưa ra kết luận rằng chữ viết Chăm của tài liệu hoàng gia có một qui luật rất ổn định về mặt cấu trúc chính tả và ngữ pháp mà dân tộc Chăm nên dựa vào đó để làm kim chỉ nam cho qui luật Akhar Thrah hôm nay hầu né tránh những cuộc tranh luận về quan điểm bất đồng, không mang ích lợi gì cho công tác bảo tồn di sản ngôn ngữ chữ viết Chăm.

Bên cạnh những qui tắc phổ thông, Akhar Thrah trong tài liệu hoàng gia Champa đã lưu lại một số yếu tố vô cùng quan trọng mà dân tộc Chăm cần phải lưu ý:

 

I. Cấu trúc văn chương hành chánh 

Văn chương hành chánh trong tài liệu hoàng gia Champa có cấu trúc riêng biệt.

 1. Po Taray là từ ám chỉ cho vua chúa đang cai trị vương quốc. Những thư từ viết cho vua chúa thường khởi đầu bằng: Akaok klaong di palak dhul takai Po Taray likuw.... (Thần cuối đầu dưới lớp bụi bàn chân của Bệ Hạ xin ...).

2. Những thư từ viết cho quan lại thường khởi đầu bằng: Akaok klaong di palak takai Po...(Tôi xin cuối đầu dưới chân ngài ...).

3. Những thư từ viết cho người thông thường khởi đầu bằng: Akaok dahlak angan… (Bản thân tôi tên là...).

II. Niên đại hành chánh

Tất cả tài liệu hành chánh hoàng gia Champa đều có ghi ngày tháng rõ ràng dựa vào 12 con giáp như tikuh, kabaw,… nhưng niên đại này không bao giờ có kèm theo Lieh, Hak, Jim,… như người Chăm hôm nay thường sử dụng. Dưới thời vương quốc Champa sau thế kỷ thứ XV, quốc gia này có hai hệ thống lịch khác nhau:

1. Lịch Saka (lịch Ấn Giáo) là lịch phổ thông để ghi năm tháng hành chánh dựa vào 12 con giáp.

2. Lịch Sakawi (Saka + Jawi) tức là lịch hỗn hợp Ấn Giáo và Hồi Giáo có Liah, Hak, Jim,…để tính ngày tháng làm thế nào Kate không trùng với tháng Ramadan của Chăm theo Bani.

 

Tài liệu Hoàng gia Champa được phân bổ thành 5 tập

@ Tập 1 gồm: 955 trang, Tập 2 gồm: 1015 trang,

Triều đại Cảnh Hưng (1740-1786):

Canh Thân - Bính Ngọ

Ấn triện: Thái Đức. Viết vào năm 1740 đến 1786:

Thân (kra)                   1740

Dậu (manuk)               1741

Tuất (asau)                  1742

Hợi (pabuei)                1743

Tý (tikuh)                    1744

Sửu (kabaw)                1745

Dần (rimaong)            1746

Mão (tapay)                1747

Thìn (nagaray)           1748

Tỵ (Ula anaih)            1749

Ngọ (asaih)                 1750

Vị (pabaiy)                  1751

Thân (kra)                   1752

Dậu (manuk)               1753

Tuất (asau)                  1754

Hợi (pabuei)                1755

Tý (tikuh)                    1756

Sửu (kabaw)                1757

Dần (rimaong)            1758

Mão (tapay)                1759

Thìn (nagaray)            1760

Tỵ (ula anaih)             1761

Ngọ (asaih)                 1762

Vị (pabaiy)                  1763

Thân (kra)                   1764

Dậu (manuk)               1765

Tuất (asau)                  1766

Hợi (pabuei)                1767

Tý (tikuh)                    1768

Sửu (kabaw)                1769

Dần (rimaong)            1770

Mão (tapay)                1771

Thìn (nagaray)            1772

Tỵ (Ula anaih)            1773

Ngọ (asaih)                 1774

Vị (pabaiy)                  1775

Thân (kra)                   1776

Dậu (manuk)               1777

Tuất (asau)                  1778

Hợi (pabuei                 1779

Tý (tikuh)                    1780

Sửu (kabaw)                1781

Dần (rimaong)            1782

Mão (tapay)                1783

Thìn (nagaray)            1784

Tỵ (Ula anaih)            1785

Ngọ (asaih)                 1786

 

@ Tập 3 gồm: 1000 trang, Tập 4 gồm: 900 trang,

Triều đại Thái Đức (1787-1793)

Đinh Vị - Qúy Sửu

Viết vào năm 1787 đến 1793:

Vị (pabaiy)                  1787

Thân (kra)                   1788

Dậu (manuk)               1789

Tuất (asau)                  1790

Hợi (pabuei)                1791

Tý (tikuh)                    1792

Sửu (kabaw)                1793

 

@ Tập 5 gồm: 879 trang,

Triều đại Vĩnh Hựu (1735-1740)

Ất Mão-Canh Thân

Viết vào năm 1735 đến 1740:

Mão (tapay)                1735

Thìn (nagaray)            1736

Tỵ (Ula anaih)            1737

Ngọ (asaih)                 1738

Vị (pabaiy)                  1739

Thân (kra)                   1740

 

Triều đại Thái Đức (1787-1793)

Đinh Vị-Qúy Sửu

Viết vào năm 1787 đến 1793:

Vị (pabaiy)                  1787

Thân (kra)                   1788

Dậu (manuk)               1789

Tuất (asau)                  1790

Hợi (pabuei)                1791

Tý (tikuh)                    1792

Sửu (kabaw)                1793

 

Triều đại Gia Long (1802-1820)

Nhâm Tuất-Canh Thìn

Viết vào năm 1802 đến 1820:

Tuất (asau)                  1802

Hợi (pabuei)                1803

Tý (tikuh)                    1804

Sửu (kabaw)                1805

Dần (rimaong)             1806

Mão (tapay)                1807

Thìn (nagaray)             1808

Tỵ (Ula anaih)             1809

Ngọ (asaih)                 1810

Vị (pabaiy)                  1811

Thân (kra)                   1812

Dậu (manuk)               1813

Tuất (asau)                  1814

Hợi (pabuei)                1815

Tý (tikuh)                    1816

Sửu (kabaw)                1817

Dần (rimaong)            1818

Mão (tapay)                1819

Thìn (nagaray)           1820

 

Thời Pháp Thuộc (1885-1891)

Bính Mùi-Nhâm Sửu

Viết vào năm 1885 đến 1889:

Vị (pabaiy)                  1885

Thân (kra)                   1886

Dậu (manuk)               1887

Tuất (asau)                  1888

Hợi (pabuei)                1889

Tý (tikuh)                    1890

Sửu (kabaw)                1891

 

RUMI CAM EFEO

Theo nghiên cứu Công nghệ Giáo dục của Ts. Putra Podam thì bộ Rumi EFEO 1997 của Viện Viễn Đông Pháp, và Rumi Champa 2000 của Ts.Putra Podam (Kế thừa Rumi EFEO 1997) là hệ thống ký tự được ghi lại theo hai dạng thức là Phiên tự hoặc Phiên âm từ hệ thống chữ Thrah.

Theo Putra Podam, Rumi Cam EFEO đầu tiên chính là cuốn Grammaire de La Language Chame bởi tác giả E.Aymonier, Saigon, imprimerie Coloniale, 1889, từ cuốn này, Putra Podam đã đặt tên là Rumi Cam EFEO-Amonier 1889, vì tập này là bản quyền của Viện Viễn Đông Pháp. Các tài liệu liên quan tiếp theo qua các thời kỳ cũng sẽ được đặt tên là: Rumi Cam EFEO-Cabaton 1901, Rumi Cam EFEO-Cabaton 1905, Rumi Cam EFEO Aymonier - Cabaton 1906, Rumi Cam EFEO-Moussay 1972, Rumi Cam EFEO Phiên tự 1977 Rumi Cam EFEO 1997 (bản phiên âm), và cuối cùng Rumi Champa 2000 (Putra Podam).

1. Consonnes

Nhóm phụ âm akhar Thrah Chăm gồm 35 ký tự, mỗi phụ âm đều mang âm “a” và được liệt kê theo trình tự như Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Phụ âm akhar Thrah Chăm

k

K

g

G

q

Q

 

k

kh

g

gh

ng

ng

 

c

C

j

J

z

Z

x

 

c

ch

j

jh

ny

ny

nj

 

t

T

d

D

n

N

V

 

t

th

d

dh

n

n

nd

 

p

f

P

b

B

m

M

v

p

p

ph

b

bh

m

m

mb

y

r

l

w

S

s

h

 

y

r

l

w

s

s

h

 

 

2. Final Consonnes

Phụ âm cuối, là phụ âm ở vị trí cuối cùng của một từ. Phụ âm cuối trong akhar Thrah gồm 14 ký tự đều không mang âm (a) và có nét cuối kéo dài thêm như Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2. Phụ âm cuối (akhar matai)

`

~

!

@

#

$

%

k

ng

c

t

n

p

y

^

&

*

(

)

.

H

r

l

w

s

ng

m

h

 

3. Voyelles

Nhóm nguyên âm và nhị trùng âm như Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3. Nguyên âm akhar Tharh Chăm

a

i

u

e

A

o

a

i

u

é

ai

o

 

/\

/[

/{

/U

O/-

/-

--

i

i

u

é

e

O/

/I

/Y

R/

/L

/W

o

â

i-

r-

l-

u-

 

/]

E/

O/_

/U-

ei

ai

ao

au

4. Chiffres

Akhar Thrah Chăm có 10 đơn vị số được trình bày như Bảng 4 dưới đây:

Bảng 4. Nhóm ký tự số

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0

 

Với tinh thần và niềm tự hào của dân tộc, với trách nhiệm của đứa con Chăm, chúng tôi quyết tâm miệt mài để hoàn thành “Tài Liệu Hoàng Gia Champa” một tài liệu pháp lý, một minh chứng lịch sử. Cuốn sách này là niềm hy vọng của những nhà nghiên cứu muốn sưu tầm lại văn bản cổ của các vương triều Champa.

 

Hình 2. Ts.Putra Podam, NCS.Dominique Nguyen, Ts.Po Dharma

 

 

 

 

 

 

------------------------------------------------

                                

Ban Biên Tập Báo Điện Tử Kauthara.org

Địa chỉ: 3615 Misty Glen CT, San Jose CA 95111, USA.                                           

           San Jose, ngày 24 tháng 02 năm 2021.

                                                                 

THƯ YÊU CẦU

(V/v Vận chuyển và tặng sách Tư liệu Hoàng gia Champa cho chức sắc Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận nhân dịp lễ Ramadan 2021)

 

Tôi tên: Ts.Văn Ngọc Sáng (Putra PoDam ), là tổng biên tập báo điện tử Kauthara.org có trụ sở tại tiểu bang San Jose-California-Hoa Kỳ. Nhân danh Tổng biên tập báo điện tử Kauthara.org, chúng tôi gởi đến lãnh đạo các cấp chính quyền Việt Nam nguyện vọng chính như sau:

1). Vận chuyển sách “Tài liệu Hoàng gia Champa”, xuất bản tại Hoa Kỳ về Việt Nam.

2). Tặng sách cho chức sắc Awal (Hồi giáo trước), Ahier (Hồi giáo sau) và bô lão trí thức Chăm tại Việt Nam.

Tài liệu Hoàng gia Champa được ông P.Villaume nghiên cứu và công bố vào năm 1902 sau khi được người địa phương ở làng Lavang thuộc dân tộc Kaho ở Đồng Nai, Lâm Đồng giới thiệu và bàn giao. Tài liệu được đưa về Pháp và lưu trữ tại thư viện Société Asiatique de Paris.

Tập san Viện Viễn Đông Bác cổ theo tiếng Pháp: “Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient” viết tắt (BEFEO), đã trở nên quen thuộc trong phần danh mục tham khảo của nhiều sách, bài viết về khảo cổ và lịch sử Á châu. Sau khi tài liệu hoàng gia Champa được đưa về Pháp, nhóm chuyên gia của Viện Viễn Đông Pháp (EFEO) đã được nghiên cứu sơ khởi.

Năm 1907, tác giả E.M.Durand, người đầu tiên nghiên cứu tài liệu Hoàng gia Champa đã báo cáo tại Viện EFEO và giới thiệu trong bài khảo luận mang tựa đề: “Les archives des derniers rois Chams”, phát hành bởi: BEFEO VII, 1907, p.353-355. Từ thời gian đó trở về sau, Tài liệu Hoàng gia Champa không ai nhắc đến.

Năm 1984, được sự giới thiệu của Viện Viễn Đông Pháp (EFEO) và Gs.B-P Lafont, nghiên cứu sinh (PhD) là: Dominique Nguyen và Po Dharma đến viện Société Asiatique để chụp tư liệu Hoàng gia Champa tại Pháp.

Theo Po Dharma cho biết: Tài liệu Hoàng gia để trong thư viện lâu năm, không một ai đụng đến, rất bụi bậm. Dominique Nguyen là người đầu tiên đưa toàn bộ tài liệu ra chỗ trống trong phòng để chụp. Tài liệu để lung tung không theo trình tự, Dominique Nguyen chụp tư liệu rồi đưa về phòng Po Dharma sắp xếp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Giáo sư P-B Lafont thành lập nhóm nghiên cứu tài liệu cổ Chăm lấy tiêu đề sách: “Tài liệu Hoàng gia Panduranga”, với sự tham gia của Giáo sư P-B Lafont, Giáo sư Chen Zhichao, Giáo sư Nguyen Tran Huan và hai nghiên cứu sinh người Chăm là Po Dharma và Dominique Nguyen.

Ngày 21/2/2019, Po Dharma mang một cơn bạo bệnh và vĩnh biệt ra đi tại thành phố Toulouse, miền Nam nước Pháp. Sự ra đi bất ngờ của Po Dharma để lại những công trình và tài liệu đồ sộ liên quan đến lịch sử và văn hóa Champa mà Po Dharma chưa kịp ấn hành trong đó có Tài liệu Hoàng gia Champa. Với trách nhiệm và nghĩa vụ của một trí thức Chăm, Dominique Nguyen và Putra Podam đã nhận trách nhiệm và tiếp tục hoàn thiện để xuất bản.

Để chuẩn bị in tài liệu Hoàng gia, Putra Podam tiếp tục kiểm tra phần lời nói đầu, bổ sung bảng chữ cái Thrah và Rumi Cham EFEO 1997, phân rã tài liệu thành 5 tập, phân số trang cho mỗi tập, chèn số trang và sắp xếp mỗi tập theo từng giai đoạn, phân bổ, kiến trúc và đóng gói thành năm tập sách. Riêng lời nói đầu, trước đó một giáo sư người Pháp viết bằng tiếng Pháp, sau này Ban Biên tập chọn và chỉnh sửa lại bài viết của Po Dharma.Vì trung thành với nguyên tắc khoa học, chúng tôi in nguyên bản gốc của Tư liệu Hoàng gia Champa, không chỉnh sửa, không bình luận, phân tích ngoài nội dung Tài liệu Hoàng gia Champa.

Để xuất bản sách, Putra Podam kêu gọi Hội đoàn Chăm tại Hoa Kỳ cùng nhau đóng góp để in và ra mắt sách. Nhưng trong năm đại dịch Covid-19 các Hội đoàn đều khó khăn, khi đó Hội Champa Bani International Community (Cộng đồng Quốc tế Champa Bani) nhận tài trợ toàn bộ việc in sách Tài liệu Hoàng gia Champa. Sách gồm 5 tập, mỗi tập in 100 cuốn, tổng cộng 500 cuốn, mỗi cuốn 1000 trang.

Tài liệu Hoàng gia Champa là cuốn sách có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng Chăm, nội dung trong tài liệu khá phong phú, sách không phải là tư liệu gây hận thù hai dân tộc Chăm-Việt như một số người hiểu nhầm mà là minh chứng cơ sở cho chính tả, từ vựng, ngôn ngữ và chữ viết Chăm, là cơ sở cho pháp lý về ngôn ngữ Chăm mà các triều đại vua chúa Chăm sử dụng trong thời gian tồn tại. Tài liệu Hoàng gia Champa ra đời giúp cho các nhà nghiên cứu chuyên về Champa học tại Việt Nam tiếp cận nhiều tư liệu mới, khách quan khoa học bổ sung những khiếm khuyết lịch sử góp phần cho nền văn hóa Việt Nam đa dạng phong phú theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), "Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Nhân dịp Lễ Ramadan (Ramawan) 2021, Ban Biên tập Tài Liệu Hoàng gia Champa trước tiên muốn biếu tặng “Tài Liệu Hoàng gia” cho 17 Thánh đường Chăm Hồi giáo Bani tại Ninh Thuận, Bình thuận.

     Nhân danh Tổng Biên tập báo điện tử Kauthara.org, chúng tôi gởi đến các cơ quan chính quyền Việt Nam với một nguyện vọng tha thiết nhất như trình bày ở phần trên, rất mong sự chấp thuận hồi âm sớm nhất từ quí vị để kịp phân phát tài liệu đúng dịp lễ Ramadan năm 2021. Trong khi chờ đợi sự cứu xét từ quí vị, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Trân trọng kính chào và đoàn kết.

Kính thư

Ts. Văn Ngọc Sáng (Putra PoDam)

Tổng biên tập báo điện tử Kauthara.org

Trụ sở:

3615 Misty Glen CT, San Jose CA 95111, USA

Email: putrapodam@yahoo.com

            putrapodam@gmail.com

Facebook: Putra Podam

Nơi gởi:

- Ngài Hà Kim Ngọc, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ;

- Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Ninh thuận;

- Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Bình thuận;

- Sở văn hóa - thể thao - du lịch Ninh thuận;

 - Sở văn hóa - thể thao - du lịch Bình thuận.

 

LINK: File tập PDF

Giới thiệu: tài liệu hoàng gia Champa

Thư yêu cầu chuyển sách về VN