Cảnh giác trước những "bàn tay đen" lợi dụng "tự do tôn giáo"

Written by Hứa Ngọc Tuấn
In category Tin tức
Feb 15, 2023, 7:55 PM

Trong nhiều âm mưu chống phá Chánh quyền Việt nam, dưới vỏ bọc lợi dụng “tự do tôn giáo”, không thể không nhắc tới chiêu bài muốn biến các tổ chức tôn giáo thành những thiết chế chánh trị riêng, hoạt động ngoài vòng pháp luật, từ đó kích động tín đồ tiến hành các hoạt động gây rối, chống đối, vi phạm pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết nội bộ. Thực tại diễn ra trong cộng đồng Chăm hiện nay có thể nhắc đến hoạt động lợi dụng vấn đề tên gọi tôn giáo “Hồi giáo Bani” và “Bani” chưa được thống nhất trong cộng đồng Chăm Ninh Thuận.

 

Âm mưu bắt nguồn từ lợi ích cá nhân

Trước hết, có thể khẳng định chánh sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Nhìn vào thực tế về thực hành tôn giáo của người Chăm tại Việt Nam, có thể thấy rằng đại đa số chức sắc tôn giáo đã làm tốt việc đạo, việc đời, hướng dẫn tín đồ chấp hành đúng chủ trương, chánh sách của Nhà nước. Tuy nhiên, lợi dụng đường lối, chánh sách đổi mới, mở cửa và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Chánh phủ Việt Nam, nhóm cực đoan hoạt động dưới sự đường hướng của 01 Phó Tiến sỹ (Ts1đêm) núp bóng dưới chiêu bài “tự do tôn giáo” đã định hướng dư luận có sự “chệch nhịp” với nguyện vọng trước đây của cộng đồng, có dấu hiệu “đi ngược” pháp luật Việt Nam.

Hình 1. Phó tiến sĩ Thành Phần (Tiến sĩ 1 đêm), kẻ cầm đầu, kẻ lợi dụng quyền tự do tôn giáo vì lợi ích cá nhân háo danh, hám lợi, mà buôn thần bán thánh, bán tín ngưỡng của tổ tiên Chăm vì dự án từ Ấn Độ.

 

Đầu năm 2018, ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận rộ lên một nhóm tín đồ nghe theo sự “chỉ thị” của Phó Tiến sỹ Thành Phần đề nghị cấm và bỏ tục chém trâu trong tang lễ người Chăm, cấm làm đám phước (ndam phuel) và lôi kéo tín đồ nhẹ dạ cả tin tạo thành nhóm đối nghịch tuyên truyền, “phản pháo” tầng lớp giáo sỹ (Gru, Imam, Katip, Acar). Hoạt động của nhóm trên kéo dài cho đến nay trở thành “đề tài nóng” như chiến trường tranh chấp tôn giáo, gây chia rẽ đoàn kết trong cộng đồng Chăm.

Ngay khi nhận ra sự xuất hiện của một nhóm tín đồ có tư tưởng cực đoan trong việc tranh chấp tên gọi tôn giáo “Hồi giáo Bani” và “Bani”, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng, nhiều vị Cả sư còn phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể cung cấp tới bà con tín đồ những thông tin thiết thực, bổ ích về tôn chỉ, mục đích của tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận (được Nhà nước Việt Nam công nhận) được hình thành và hoạt động rất có ích, tốt đời đẹp đạo, thuận lòng dân. Những yêu sách đòi hỏi Chánh phủ Việt Nam trả lại tôn giáo “Bani” một cách phi khoa học của một nhóm tín đồ nêu trên là một yêu cầu phi pháp không có cơ sở. Dưới góc độ lịch sử, tôn giáo “Bani” mà họ yêu cầu chưa từng được Nhà nước Việt Nam công nhận (kể từ thời Pháp thuộc đến nay), mà chỉ công nhận tín ngưỡng Awal (từ thế kỷ 17 do triều đại Po Rome khởi xướng) của hệ thống Acar là nhánh Hồi giáo theo danh mục Tôn giáo Việt Nam.

Trong những năm qua, Chánh phủ Cộng sản Việt Nam đương thời đã ban hành nhiều chánh sách ưu việt về công tác tôn giáo, trong đó đưa ra những nguyên tắc cụ thể liên quan tới lĩnh vực này. Theo cách hiểu của tác giả, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là “Quyền tự do tôn giáo không phải là vô hạn và Nhà nước giữ vai trò trung gian trong việc ngăn chặn tình trạng các tổ chức tôn giáo lạm quyền chánh trị hoặc lạm quyền tự do tôn giáo để tranh giành ảnh hưởng, xâm phạm vào các quyền tự do dân sự khác của người dân; hoạt động của các tôn giáo phải tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật”.

Bởi vậy, hành động của các nhóm tín đồ cực đoan đòi tôn giáo “Bani” xét cho cùng đã vi phạm nguyên tắc nêu trên, hay hiểu đơn giản là đã “tự do tôn giáo” một cách quá trớn, muốn biến các tổ chức tôn giáo thành thiết chế chánh trị riêng, lạc nhịp với tinh thần, nguyên tắc thượng tôn pháp luật mà bất cứ công dân, tín đồ tôn giáo nào ở Việt Nam cũng phải thực hiện.

 

Đừng để đức tin bị lợi dụng

Thực tế cho thấy, tôn giáo và các hoạt động liên quan tôn giáo luôn gắn liền với luật pháp của mỗi quốc gia. Cũng giống như mọi hoạt động xã hội khác, các sinh hoạt tôn giáo ở bất kỳ quốc gia nào đều không thể vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật của quốc gia đó.

Tại Việt Nam, việc quản lý Nhà nước về tôn giáo cũng đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật, trong đó xác định rõ quyền hạn hoạt động của các tổ chức, cá nhân tôn giáo trên các lĩnh vực quản đạo, hành đạo, truyền đạo; đồng thời nêu rõ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải đúng theo quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục. Việc Quốc hội ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Chánh phủ có Nghị định số 162/2017/NĐ-CP năm 2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở pháp lý quan trọng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ đổi mới của đất nước, tạo điều kiện để tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm hơn nữa quyền tự do tôn giáo của Nhân dân.

Thế nhưng, phải thẳng thắn thừa nhận rằng đến nay, việc quản lý, tổ chức thực hiện chánh sách tôn giáo nói chung, tôn giáo trong cộng đồng Chăm nói riêng của chánh quyền các cấp và tại một số nơi vẫn còn những sơ hở, bất cập về tên gọi “Bani” và “Hồi giáo Bani” khi thiếu nhất quán trong việc sử dụng tên gọi tại các văn bản hành chánh. Điều này tạo cơ hội cho các nhóm cực đoan, phản động tận dụng kẽ hở này để kích động các hoạt động gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại các địa phương. Núp dưới vỏ bọc “tự do tôn giáo” và những lời rao giảng “vì lợi ích thiết thực của tín đồ”, một số cá nhân cực đoan ra sức lôi kéo, xúi giục, thậm chí gây sức ép để bà con tín đồ chống phá chính quyền, gây mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Nguy hiểm hơn, một số cá nhân bị các đối tượng xấu bên ngoài như “Thủ tướng” tự xưng “Chánh phủ Champa vong quốc” (Daisa Dao), cựu thành viên Fulro (Canh Chau) móc nối, lôi kéo với âm mưu quốc tế hóa vấn đề tên gọi tôn giáo trên các phương tiện truyền thông quốc tế nhằm vu cáo Chánh phủ Cộng sản Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo, “đưa ra yêu sách” thành lập tổ chức tôn giáo riêng biệt đối lập với chánh quyền. Âm mưu này bạn đọc có thể nhận thấy rõ qua hàng loạt các vụ việc xảy ra trong cộng đồng Chăm những năm gần đây; và xa hơn có thể đưa đẩy thành tranh chấp ý thức hệ dân tộc, gây phương hại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc một cách nghiêm trọng.

Hình 2. Bà Châu Thị Cành (dân Thàn Tín), lưu vong tại Úc Châu, thuộc tín đồ Thiên Chúa Giáo, kẻ nâng bi phó tiến sĩ Thành Phần (Tiến sĩ 1 đêm), Châu Thị Cành vu khống Chánh phủ VN xóa tôn giáo Bani của người Chăm. (Theo Ts.Putra Podam - tổ tiên người Chăm không có tôn giáo, mà chỉ tiếp nhận tôn giáo nước ngoài Ấn Độ và Ả Rập, nhưng nay bị biến thái thành tín ngưỡng dân gian Chăm, chứ không cò một tôn giáo).

 

Hình 3. Thành Thanh Dãi (Thành Đài - Daisadao), thủ tướng Chăm tự xưng, tiến sĩ  tự xưng, Chủ tịch Chăm tự xưng, Viện trưởng tự xưng, Hiệu trưởng tự xưng, Tộc trưởng tự xưng. Kẻ lừa đảo xuyên biên giới từ người nước ngoài đến bà con Chăm. Kẻ lưu manh giả danh trí thức, kẻ lợi dụng quyền tự do tôn giáo để tố cáo Nhà nước VN xóa bỏ tôn giáo Chăm.

 

 

Hình 4. Thành Thanh Dãi (Thành Đài - Daisadao), thủ tướng Chăm tự xưng, tiến sĩ  tự xưng, Chủ tịch Chăm tự xưng, Viện trưởng tự xưng, Hiệu trưởng tự xưng, Tộc trưởng tự xưng. Thành Thanh Dãi điều khiển họp trực tuyến để thành lập Quỹ POROME phục quốc Champa, trong hình trên có Ts. Quảng Đại Cẩn đang lưu vong tại Hawaii.

 

Lời kết

Thực tiễn cho thấy, lợi ích đâu chẳng thấy, mà trái lại, những âm mưu kích động này cuối cùng chỉ khiến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt thường ngày của bà con tín đồ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đáng buồn hơn, nhiều tín đồ từ chỗ sống “tốt đời, đẹp đạo” bỗng bị dụ dỗ, kích động bởi những lời rao giảng phi lý, để rồi vi phạm chính sách tôn giáo của Chánh quyền và có người còn vướng vào vòng lao lý; đến khi tỉnh ngộ thì đã muộn.

Các tín đồ tôn giáo trước hết là các công dân, bất kỳ ai theo tín ngưỡng, tôn giáo nào cũng cần đặt trách nhiệm và nghĩa vụ công dân lên hàng đầu; ở đâu trên thế giới này cũng vậy chứ không chỉ ở Việt Nam. Cùng với đó, các tín đồ cần hết sức tỉnh táo, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của những “bàn tay đen” muốn biến các tổ chức tôn giáo thành thiết chế chánh trị riêng, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của tín đồ nhằm phục vụ lợi ích cá nhân một số người nhưng lại phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng tới lợi ích chung của dân tộc, đất nước mà trước hết là cuộc sống yên bình của cộng đồng Chăm hiện nay.