Quảng Đại Cẩn- tiến sĩ tại chức phát ngôn tôn giáo Bà-la-môn đã được Chính phủ VN công nhận là tôn gáo do tổ tiên người Chăm sáng lập

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Aug 30, 2023, 10:32 PM

1. Phát ngôn bừa gây tai hại cho thế hệ trẻ Chăm

Dưới đây là ba ý chính trong bài viết của QĐC trên Facebook Can Quang được phát vào ngày 22/8/2023 cho rằng:

- "Người Chăm theo đạo Bà-la-môn được gọi là Chăm Ahiêr" ?

- "Tôn giáo Balamon là tôn giáo của người Chăm"?

- "Hiện nay, Bà-la-môn đã được Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận pháp nhân tôn giáo.", [Chính phủ VN công nhận Balamon là tôn giáo của người Chăm]?

 

2. Nhận định chung của Chăm Ahier

Trong cộng đồng Chăm Ahier (Akhir) hiện nay, khoảng 99% (trừ Ts.Trương Văn Món) đều tự sướng rằng:

- Balamon là tôn giáo của người Chăm?

- Balamon là do tổ tiên người Chăm sáng lập và truyền lại cho con cháu người Chăm?

- Balamon đã được Ban Tôn giáo Chính phủ VN chính thức công nhận trong Danh mục tôn giáo là một tôn giáo của người Chăm?

 

3. Ts.Putra Podam: Câu hỏi dành cho Quảng Đại Cẩn

Nếu phát ngôn trong MỤC 1 ở trên của QĐC được cho là đúng, thì tiến sĩ Quảng Đại Cẩn hãy trả lời những câu hỏi dưới đây nhằm làm rõ vấn đề để cho thế hệ trẻ sinh viên Chăm Ahier (Akhir) được học hỏi và nhận thức về tôn giáo rõ ràng hơn.

1. Bà-la-môn (Balamon): phiên âm từ tiếng gì? Balamon có phải tiếng Chăm không?

2. Nếu Bà-la-môn là tôn giáo của người Chăm thế thì tại sao không đặt tên gọi bằng tiếng Chăm?

3. Bà-la-môn: Tiếng Hindi tại Ấn Độ gọi là đạo gì?

4. Bà-la-môn: Chính phỉ VN gán cho đạo gì theo tên gọi quốc tế ? (ví dụ: Hồi giáo quốc tế là Islam)

5. Chăm hiện nay có biết triết lý tôn giáo Bà-la-môn là gì không? Chăm hiện nay có thờ Bà-la-môn không? Chăm có bàn thờ trong nhà để thờ thần Shiva, Brahma, Vishnu hay Ganesha,... không?

6. Nếu Quảng Đại Cẩn cho rằng đạo Bà-la-môn là tôn giáo của người Chăm thế thì tại sao Chính phủ VN còn dùng: Bà-la-môn tại Ấn Độ? Bà-la-môn tại Sri Lanka? Bà-la-môn tại Jawa? đạo Bà-la-môn tại một số nước đông Nam Á...?

7. Ahier (Akhir) là tiếng gì? có phải tiếng Chăm không?

8. Nếu Ahier (Akhir) không phải tiếng Chăm thế thì tại sao tổ tiên Chăm lại đặt tên cho tôn giáo Chăm là tiếng Ả Rập?

9. Tại sao là tôn giáo Chăm mà tổ tiên Chăm không đặt tên tiếng Chăm? mà đặt tên theo tiếng Ả Rập?

10. Ahier (Akhir) có phải là Bà-la-môn (Balamon) không?

11. Người Chăm hiện nay là tôn giáo Ahier (Akhir) hay tôn giáo Bà-la-môn (Balamon)?

12. Tại sao Haluw Janâng Chăm gọi cặp thuật ngữ: AWAL và AHIER mà không gọi AWAL và Bà-la-môn?

13. Bà-la-môn: Thì thờ ai? còn AHIER (Akhir) thì thờ ai?

14. Bà-la-môn và AHIER (Akhir) là cùng một đạo hay khác đạo?

15. Có thật Bà-la-môn đã được Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận pháp nhân là tôn giáo của tổ tiên người Chăm không? QĐC hãy cung cấp quyết định tôn giáo Balamon của Chính phủ là tôn giáo của Chăm cho cộng đồng Chăm xem.

16. Quảng Đại Cẩn đang theo tôn giáo gì? Nếu Bà- La-môn thì QĐC có lập bàn thờ để thờ thần Shiva trong nhà không? Mỗi buổi sáng QĐC có lậy thần Shiva và đốt NHANG cấm trên bàn thờ như người Ấn Độ không?

17 Theo nguồn gốc lịch sử tôn giáo, thì Champa đã từ bỏ tôn giáo Bà-la-môn (Balamon) từ sau thế kỷ 15 (khi mất Vijaya - Đồ Bàn), và tín đồ Bà-la-môn xưa đã trở thành tín đồ Ahier (Akhir) vào thế kỷ 17 để thờ Po Allah như tín đồ AWAL (Islam dòng AWAL) của người Chăm hiện nay.

 

4. Nội dung bài viết của Quảng Đại Cẩn

Cham Balamôn hay AHIÊR là tôn giáo của người Cham

Bà-la-môn có lẽ hiện diện tại lãnh thổ Việt Nam ngày nay bằng việc du nhập, diễn ra vào thời lập quốc của Vương quốc Chăm Pa vào năm 192. Nhiều người sống ở Ninh Thuận. Người Chăm theo đạo Bà-la-môn được gọi là Chăm Ahiêr hoặc Chăm Rặt (Cham Jat, nghĩa là Chăm "gốc") và hiện là nhóm người Chăm lớn hơn so với hai nhóm người Chăm Islam và Chăm Bani.

Phần lớn trong số những di sản văn hóa vật thể (đền tháp Chăm, nghệ thuật điêu khắc, vũ nhạc,...) là sản phẩm của người Chăm theo Bà-la-môn. Tuy được gọi là người Chăm theo Bà-la-môn, nhưng nhóm cộng đồng này đã biến đổi tôn giáo của họ rất nhiều theo chiều hướng bản địa hóa. Thực tế, ngoại trừ các tu sĩ Bà-la-môn, có lẽ phần lớn người Chăm bình dân không hề biết đến các triết lý Bà-la-môn cùng các vị thần từ truyền thuyết Ấn Độ xa lạ. Tu sĩ Bà-la-môn thì chỉ đạo xây đền, tạc tượng theo những khuôn mẫu Ấn Độ nhưng người nghệ sĩ dân gian Chăm thì xây và tạc theo cảm hứng và những khuôn mẫu truyền thống của nhân dân mình.

Từ chỗ cả ba vị thần Bà-la-môn (Brahma, Visnu, Shiva) đều được dựng tháp thờ khi đạo này mới du nhập, dần dần chỉ có một mình Shiva được đề cao bởi lẽ tính cách Shiva phù hợp hơn cả với tính cách bản địa của người Chăm. Và trong Shiva muôn mặt với hàng trăm tên theo nguyên gốc Ấn Độ thì người Chăm chỉ còn thờ Shiva dưới dạng Linga và Yoni kết hợp với các thần bản địa.[1]

Hiện nay, Bà-la-môn đã được Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận pháp nhân tôn giáo.

 

5. Một số bình luận của QĐC, không giải thích bài viết mà đi khoe bằng cắp

Khi Ts.Putra Podam đặt ra một số câu hỏi để Ts.QDC trả lời và giải thích những phát biểu của mình cho cộng đồng Chăm được học hỏi những gì từ QĐC, thì ngược lại QĐC đi khuê bằng cấp, chê bai Ts.Putra Podam học tại Mã Lai, và tự QĐC tự sướng, không quan tâm đến phát biểu của mình khi cộng đồng Chăm quan tâm.

Cộng đồng Chăm ai cũng biết QDC tốt nghiệp Cao đẳng Anh văn, sau một thời gian dài làm việc trợ lý gõ văn bản tại Ban Biên Soạn Soạn Chữ Chăm (BBS), sau này được BBS giới thiệu đi học bởi học bổng Ford Foundation tại Hawai (Mỹ) và cam kết sau khi học phải quay lại BBS làm việc. Sau khi học xong Thạc sỹ, thì QĐC trốn luôn tại Mỹ làm ảnh hưởng đến chính sách học bổng của người Chăm do Ford Foundation tài trợ.

 

Một số Comment là Bình luận của QĐC, và đồng bọn LIKE