Một số thắc mắc xung quanh vị vua Po Rome có khi bạn chưa biết

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Oct 20, 2023, 9:47 PM

Ts. Putra Podam

Putrapodam@gmail.com

 

Nhân dịp Kate 2023, mọi người đều hớn hở ăn mặc đẹp, lịch sử, truyền thống Champa, lên tháp (bimong) để cầu nguyện, chụp ảnh, gặp gỡ,…Trong khi đó Ja Klu và Ja Bani sau khi chụp ảnh xong, Ja Klu có một vài thắc mắc hỏi Ja Bani về những thắc mắc xung quanh vị vua Po Rome và đền tháp mang danh Po Rome.

 

Ja Klu: Tháp Po Rome hiện nay ở làng Hậu Sanh thì xưa kia được xây lên có phải để thờ vua Po Rome không?

Ja Bani: Không đúng, đấy là điều mà người Chăm ai ai cũng nhầm lẫn. Theo một số tài liệu, tháp Po Rome xây vào thế kỷ 17? Tháp được xây trước đó là để thờ Shiva, một vị thần linh của Ấn Giáo (Balamon – Hindu).

---

Ja Klu: Tại sao hiện nay trong tháp có bức tượng vua Po Rome theo hình dạng Mukha Linga hay Mukha Lingam mang gương mặt nhà vua?

Ja Bani: Chuyện như thế này.

Cái chết của vua Po Rome, nhiều tài liệu đã ghi chép không hợp lý. Theo truyền miệng, vua Po Rome bị bắt trong trận chiến, ngài bị nhốt vào rọ, bỏ đói bỏ khát trên đường đưa về Huế và ngài đã tự tử. Theo Dohamide-Dorohiem, E. Aymonier, Quyến, … vua Po Rome thua trận và bị bắt nhốt trong cũi sắt. Khi ông chết đi, thi hài được đưa vào thánh đường làm thủ tục Hồi giáo (Chăm Awal) trước, và sau đó Chăm Ahier đưa đi hỏa táng theo tập tục. Theo G. Moussay và Po Dharma, khẳng định tờ báo viết bằng chữ Bồ Đào Nha của nhà truyền giáo gốc người Bồ Đào Nha đến Việt Nam viết, thì vua Po Rome bị bắt đưa ra Phú Xuân. Điều đặt ra, chắc chắn triều đình Huế sẽ tử hình thì còn đâu thi hài Po Rome để đưa vào Thánh đường (Magik) hay hỏa táng theo tục Hindu. Có chăng thần dân Champa chỉ thực hiện các thủ tục theo tôn giáo cho ngài mà không có thi hài.

Theo G. Moussay và Po Dharma, sau khi vua Po Rome từ trần thì Hoàng gia Champa đã tổ chức lễ trong Thánh đường (Masjid / Magik) hoàn tất mọi thủ tục theo Islam (Hồi giáo). Sau đó, Po Rome cũng được hoàn thành một nghi thức khác là hỏa táng dành cho vị vua mà tín đồ Ahier (Balamon thờ Allah) sùng bái và thờ phượng. Đồng thời tín đồ Ahier cũng đưa tượng vua Po Rome dưới hình thể Mukha Linga (thần Shiva) vào thờ bên trong tháp, thay vì tháp này trước đó xây để thờ thần Shiva (Balamon) của Ấn giáo.

---

Ja Klu: Tại sao hoàng hậu Sucih (Bia Sucih) là chính hậu lại không được đưa vào trong tháp, trong khi thứ hậu Than Can (Bia Than Can) được đưa vào tháp cạnh vua Po Rome?

Ja Bani: Theo truyền thuyết Chăm, thực hiện nghi thức hỏa táng cho Po Rome là một thủ tục chứ không có thi hài của vua Po Rome. Hoàng hậu Sucih (Bia Sucih) không chịu hỏa táng theo hình thức mà Chăm Ahier tổ chức cho vua Po Rome vì hoàng hậu Sucih là tín đồ Islam (chỉ chấp nhận thổ táng chứ không chịu hỏa táng), hơn nữa hoàng hậu Sucih (Bia Sucih) là con gái của vua Po Mah Taha (Po Klaong Mah Nai) là vị vua sùng bái Islam (Hồi giáo) lúc bấy giờ. Từ đó, triều đình Champa thời đó xây một đền nhỏ phía sau tháp Po Rome để thờ phượng hoàng hậu Sucih. Ngược lại Thứ hậu (Bia Than Can) chịu nghi thức hỏa táng theo chồng nên triều đình thời đó đưa tượng Bia Than Can vào tháp bên cạnh vua Po Rome. Từ nhận định trên, khẳng định Bia Sucih không chấp nhận hỏa táng bởi Bia Sucih không phải tín đồ Hindu hay Ahier mà Bia Sucih là tín đồ Islam (con gái vua Islam Po Mah Taha) nên bà chỉ chấp nhận thổ táng theo Hồi giáo (Islam – Awal).

---

Ja Klu: Theo Hình vẽ của Henri Parmentier (1871-1949) trong cuốn sách mang tựa “Inventaire descriptif des monuments Cams de l’Annam” (Kiểm kê - mô tả các di tích Champa ở An Nam). Theo bản gốc mẫu tượng Bia Sucih, thì trên ngực không khắc dòng chữ Thrah.

Sau khi mẫu tượng gốc của Bia Sucih bị mất vào năm 1993, thì tín đồ Chăm Ahier đúc tượng mới và khắc lên tượng ngực Bà với dòng chữ bằng Akhar Thrah mà bản dập còn lưu trữ tại Pháp, với nội dung: “Đây là cốt truyện của Bia Sucih, nhân vật đáng kính trong vương quốc. Vì không lên giàn hỏa theo chồng nên khắc lên ngực Bia Sucih”.

Dòng chữ Thrah Chăm được khắc trên ngực Bia Sucih (Hoàng hậu Sucih):

  ꨗꨫ  ꨚꨗꨶꨮꩄ  ꨝꨳꨩ  ꨧꨭꨌꨪꩍ

  ꨣꨩꨕꨮꩍ  ꨧꨯꨱꩃ   ꨛꨯꨮ  ꨚꨤꨬ

  ꨘꩆ  ꨅꩍ  ꨙꨪꩀ

  ꨀꨚꨶꨬ    ꨧꨯꨱꩃ   ꨚꨧꩃ

  ꨓꨕꨩ   ꨝꨳꨩ  ꨧꨭꨌꨪꩍ

Dòng chữ Thrah Chăm được dịch sang Rumi Campa 2002 (Putra Podam):

  "Ni panuec Bia Sucih

  Radeh saong Po palei

  Nan oh ndik

  Apuei saong pasang

  Tada Bia Sucih ".

Còn tượng Bia Sucih (Hoàng hậu Sucih) hiện tại thì người Chăm Ahier không ghi khắc lên ngực bà như tượng đã mất lần thứ 2?

Ja Bani: Thực tế người Champa xưa không ghi khắc lên ngực của Bia Sucih, vì lúc đấy hoàng gia Champa do người Chăm theo Islam điều hành. Sau khi bức tượng gốc của bà Bia Sucih mất vào năm 1993, thì người Chăm Ahier đúc tượng mới và tùy tiện khắc lên ngực bà với dụng ý bà không trung thành với chồng, đây là điều sai lầm của người Chăm Ahier, như đã nói ở trên bà là tín đồ Islam nên chỉ được thổ táng chứ không chịu hỏa táng. Còn bức tượng của bà Bia Sucih trên tháp Po Rome hiện tại thì không thấy ghi gì trên ngực bà?

---

Ja Klu: Ngoài hoàng hậu Sucih và thứ hậu Than Can thì vua Po Rome còn có vợ khác nữa không?

Ja Bani: Ngoài hoàng hậu Sucih và thứ hậu Than Can thì vua Po Rome còn nhiều vợ là người Kinh, người Kelantan (Mã Lai) và nhiều người vợ khác theo đạo Islam (Hồi giáo). Cụ thể:

Po Rome còn có tam hậu là bia Ut (Ut; Mal. Skt.Uttara: Phương Bắc). Bia Ut: nghĩa là công chúa phương Bắc, là công chúa Ngọc Khoa con gái thứ ba của chúa Nguyễn Phúc Nguyên).

Po Rome còn có ba phu nhân khác nữa, đó là Bia Laku Makam, Bia Hatri và Bia Sumut. Một số tài liệu về truyền thuyết Po Rome có ghi một câu: Bia Sumut tok Cam di Kut. Dựa vào thành ngữ này, người Chăm cho rằng Bia Sumut là công chúa gốc Hồi Giáo (Islam).

Trong thời gian Po Rome ở Makkah, người Malay gọi là Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan (Malaysia). Tại đây, Po Rome kết hôn với công chúa Islam là Puteri Siti (Công chúa Siti), chính thức mang tên Thánh Nik Mustafa, tên đầy đủ là: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Chính thức là người có danh phận là thành viên của dòng dõi vương triều theo Islam tại Malaysia. Mà biên niên sử Malaysia ghi lại rằng vua trị vì tại tiểu vương quốc Kelantan hôm nay là dòng giỏi của vua Po Rome (Champa).

---

Ja Klu: Hiện nay trên tháp vua Po Rome có khu mộ được cho là của người Islam (Hồi giáo), vậy ngôi mộ này là của hoàng hậu nào? tên gì?

Ja Bani: Ngày 2-7-2010, đoàn khảo cổ thuộc Trung tâm Phát triển bền vững Nam Bộ đã tiến hành khai quật. Trong quá trình khai quật, đoàn đã phát hiện nhiều hiện vật quý giá mang tính lịch sử và có giá trị nghệ thuật cao như: cái hũ gốm sành trong phế tích Tháp lửa, hộp Klaong chất liệu đồng đựng mảnh xương trán người, nhiều phiến đá có dấu tích đẽo gọt hoa văn, …Đặc biệt, đoàn đã khai quật phát hiện một ngôi mộ bên dưới có bộ hài cốt người trong khu vực Tháp Po Rome. Theo nhận định ban đầu, đây là khu mộ “Gahur” hay "Makam" của người Hồi giáo (Islam).

Khu mộ Hồi giáo (Islam) được phát hiện trên đền tháp có quan hệ như thế nào với vị vua Po Rome, cho đến nay vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời kết luận cuối cùng. Có chăng đây là khu mộ của hoàng hậu Bia Sumut có nguồn gốc Hồi Giáo? Mặc dù vậy, đây vẫn là một câu hỏi lớn dành cho các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm và tiếp tục nghiên cứu hầu đưa ra câu trả lời xác thực.

---

Ja Klu: Vua Po Rome, ngoài ra còn có tên gọi nào khác không?

Ja Bani: Vua Po Rome có nhiều tên gọi từ thời niên thiếu cho đến khi lên ngôi vua. Ngoài tên gọi của người Champa còn có tên gọi của người Việt theo Hán Nôm, theo người Kelantan-Malaysia, tên gọi theo người Chăm Ahier, tên gọi theo người Chăm Awal và Islam (Hồi giáo).

1. Bà Lâm: Tên vị vua Po Rome theo Hán văn (theo lịch sử Việt Nam).

2. Agong Ronan: Tên thường gọi vị vua Po Rome (tại Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan).

3. Nik Mustafa: Tên vị vua Po Rome trong lịch sử và gia phả tại Malaysia. Trong thời gian Po Rome ở Makkah, người Malay gọi là Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan (Malaysia). Tại đây, Po Rome kết hôn với công chúa Islam, chính thức mang tên Thánh Nik Mustafa.

4. Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah: Tên đầy đủ của Po Rome là: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Chính thức là người có danh phận là thành viên của dòng dõi vương triều theo Islam tại Malaysia. Biên niên sử Malaysia ghi lại rằng vua trị vì tại tiểu vương quốc Kelantan hôm nay là dòng giỏi của vua Po Rome.

5. Sultan Abdul Hamid Shah: Tên vị vua Po Rome sau khi lên ngôi, niên hiệu của vua Po Rome trong sử Malaysia.

6. Sultan Abdul Hamid Shah Bin Syarif Wan Abu Muzaffar Bin Syarif Wan Abdullah Umdatuddin: Tên đầy đủ của vị vua Po Rome sau khi lên ngôi vua. Po Rome cưới nhiều vợ, riêng người vợ công chúa Kelantan có ba người con trai đều tôn sùng Islam.

- Con trai cả của Nik Mustafa (Po Rome) là Sultan Nik Ibrahim Bin Nik Mustafa, mà người Champa thường gọi là Po Nrop (Datu Kelantan 1634-1637; Raja Campa 1637-1684). Đã từng làm tướng soái tại Kelantan, sau này về Champa làm vua kế vị Po Rome.

- Con trai thứ hai của Nik Mustafa (Po Rome) là Nik Badrus- Salam Bin Nik Mustafa, vị hoàng tử thứ hai chính là ông tổ của các đời vua ở Kelantan-Malaysia, ông kết hôn cùng hoàng thất Kelantan, các vị vua ở Kelantan ngày nay là dòng dõi của vị hoàng tử này.

- Con trai thứ ba của Nik Mustafa (Po Rome) là Nik Ali Bin Nik Mustafa, ông cưới hoàng thất Pattani (vương quốc Malay ở miền Nam Thái Lan) và giữ chức thống soái quân đội của triều đình Pattani.

7. Ja Kathaot (ꨎ ꨆꨔꨯꨱꩅ): Tên vị vua Po Rome theo tương truyền, sau ngày ăn lá cây liêm (phun kraik), một cô gái Champa đã mang thai mặc dù chưa có chồng. Nghe tin này, gia đình đã đuổi cô ra khỏi nhà ở làng Ra-njaoh (làng này tọa lạc trên một khu vực rộng lớn từ Ga xe lửa Sông Mao cho đến Banâk Patau Ceng - Đập Đá Hàn, ở Bắc Bình-Bình Thuận). Ngay tại làng Pa-aok mà người Việt gọi là làng Tường Loan, cô sinh ra một bé trai khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là Ja Kathaot.

8. Yang Thaok Po Rome (ꨢꩃ ꨔꨯꨱꩀ ꨛꨯꨮ ꨣꨯꨟꨮ): Tên vị vua Po Rome theo một tương truyền khác cho rằng, mẹ Po Rome kết thân với người bạn Cru (Churu) nhưng Cha mẹ và dòng tộc không chấp thuận nên bà phải rời khỏi làng khi mang thai. Sau khi Po Rome được sinh ra, nhau thai của ngài được chôn tại làng Pa-aok nay là làng Tường Loan, hiện nay là xóm đạo Thiên Chúa Giáo Hòa Thuận. Nơi chôn nhau cắt rốn này được người Chăm ở đây lập miếu thờ và gọi là Yang Thaok Po Rome. Miếu này tọa lạc bên cạnh đường từ Bảo Tàng Chăm Bình Thuận (Phan Hiệp) đi Sông Mao và cách Bảo Tàng gần 1km.

9. Po Rome Kathaot (ꨛꨯꨮ ꨣꨯꨟꨮ ꨆꨔꨯꨱꩅ): Truyền thuyết khác cho rằng, mẹ Po Rome là một hoàng hậu Chăm kết thân với người Cru (Churu). Do đó, thân nhân dòng tộc không chấp nhận mối tình này nên bà phải rời khỏi gia đình đến một cánh đồng ở Palei Bhan (Vụ Bổn - Phan Rang). Điều này cho thấy sau khi lên ngôi vua, Po Rome đã cho lập miếu thờ ở ngoài cánh đồng mà người Chăm gọi miếu này là Sang Po Rome Kathaot.

10. Yang Po Rome (ꨢꩃ ꨛꨯꨮ ꨣꨯꨟꨮ): Tên vị vua Po Rome được thần dân Champa kính trọng và thờ phượng tùy theo tín đồ Ahier (tín đồ Hindu cũ nay thờ Allah). Khi thờ theo Yang thì Ngài có tên là Yang Po Rome (thần Po Rome).

11. Cei Asit (ꨌꨬ ꨀꨦꨪꩅ): Tên vị vua Po Rome nếu thờ theo Cei (ꨌꨬ ) của Chăm Awal thì Ngài có tên là Cei Asit.

12. Po Gahluw (ꨛꨯꨮ ꨈꨨꨵꨭꨥ): Tên vị vua Po Rome nếu nếu thờ theo Yang Baruw [ꨢꩃ ꨝꨣꨭꨥ] (gốc Islam - Hồi Giáo) thì Ngài có tên là Po Gahluw.

13. Cahya (ꨌꩍꨢ): Tên vị vua Po Rome nếu thờ theo Atuw [ꨀꨓꨭꨥ] (Islam - Hồi Giáo) thì Ngài có tên là Cahya.

---

Ja Klu: Nhiều người Chăm Ahier cho rằng Po Rome là vị vua theo Balamon (Hindu), điều này có đúng không?

Ja Bani: Nếu người Chăm Ahier nào cho rằng Po Rome là vị vua theo Balamon (Hindu) là hoàn toàn sai lầm, không đúng thực tế và không đúng lịch sử Champa.

Thử hỏi,

- Nếu Po Rome là vị vua theo Balamon (Hindu), thì dễ gì mà vua Po Mah Taha (Po Klaong Mah Nai) theo Islam (Hồi giáo) gã con gái Sucih cho Po Rome.

- Nếu Po Rome là vị vua theo Balamon (Hindu), thì tại sao, sau khi vua Po Rome từ trần, thì Hoàng gia Champa phải tổ chức lễ trong Thánh đường (Masid/Magik) và hoàn tất mọi thủ tục theo Islam (Hồi giáo) cho vị vua Po Rome.

- Nếu Po Rome là vị vua theo Balamon (Hindu), thì ngoài tên Yang Po Rome (ꨢꩃ ꨛꨯꨮ ꨣꨯꨟꨮ): do thần dân Champa kính trọng và thờ phượng theo tín đồ Ahier (tín đồ Hindu cũ nay thờ Allah). Thì Po Rome còn có tên Islam (Hồi giáo) như:

- Cei Asit (ꨌꨬ ꨀꨦꨪꩅ): Tên vị vua Po Rome nếu thờ theo Cei (ꨌꨬ ) của Chăm Awal thì Ngài có tên là Cei Asit.

- Po Gahluw (ꨛꨯꨮ ꨈꨨꨵꨭꨥ): Tên vị vua Po Rome nếu nếu thờ theo Yang Baruw [ꨢꩃ ꨝꨣꨭꨥ] (gốc Islam - Hồi Giáo) thì Ngài có tên là Po Gahluw.

- Cahya (ꨌꩍꨢ): Tên vị vua Po Rome nếu thờ theo Atuw [ꨀꨓꨭꨥ] (Islam - Hồi Giáo) thì Ngài có tên là Cahya.

Ngoài ra vua Po Rome còn có nhiều tên khác theo danh phận Hoàng gia Kelantan-Malaysia như:

- Agong Ronan: Tên thường gọi vị vua Po Rome (tại Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan).

- Nik Mustafa: Tên vị vua Po Rome trong lịch sử và gia phả tại Malaysia. Trong thời gian Po Rome ở Makkah, người Malay gọi là Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan (Malaysia). Tại đây, Po Rome kết hôn với công chúa Islam, chính thức mang tên Thánh Nik Mustafa.

- Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah: Tên đầy đủ của Po Rome là: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Chính thức là người có danh phận là thành viên của dòng dõi vương triều theo Islam tại Malaysia. Biên niên sử Malaysia ghi lại rằng vua trị vì tại tiểu vương quốc Kelantan hôm nay là dòng giỏi của vua Po Rome.

- Sultan Abdul Hamid Shah: Tên vị vua Po Rome sau khi lên ngôi, niên hiệu của vua Po Rome trong sử Malaysia.

- Sultan Abdul Hamid Shah Bin Syarif Wan Abu Muzaffar Bin Syarif Wan Abdullah Umdatuddin: Tên đầy đủ của vị vua Po Rome sau khi lên ngôi vua. Po Rome cưới nhiều vợ, riêng người vợ công chúa Kelantan có ba người con trai đều tôn sùng Islam.

---

Ja Klu: Tại sao người Chăm Ahier (Chăm Balamon xưa, nay thờ Pô Allah) lại tổ chức Kate trên đền tháp Po Rome mà không có Giáo sĩ (Acar) cùng thực hiện thủ tục trên tháp?

Ja Bani: Điều này thật dễ hiểu, vị vua Po Rome tuy theo Islam (Hồi giáo) nhưng rất được sùng ái cả Champa dù theo tôn giáo hay Agama nào. Có một điểm cần chú ý, khi vua Po Rome mất thì Hoàng gia Champa đã hoàn thành thủ tục cho vua Po Rome theo Islam ở trong Thánh đường (Magik), sau đó Hoàng gia Champa trong cũng hoàn thành tục hỏa táng cho Po Rome sau.

Vì kính trọng vua Po Rome, Hoàng gia Champa lúc bấy giờ đã gỡ bức tượng thờ thần Shiva của (Balamon Ấn giáo) và đưa bức tượng Po Rome vào thay dưới dạng Mukha Linga. Vậy theo quan điểm của Champa là vua Po Rome không chết mà hóa thân thành thần Shiva dưới dạng Mukha Linga có tám (8) cánh tay.

Vậy Kate trên tháp Po Rome không phải tổ chức cho vua Po Rome một vị anh hùng lịch sử Champa, mà Kate tổ chức trên tháp Po Rome là cho vị thần Shiva do Po Rome hóa thân dưới dạng Mukha Linga có tám (8) cánh tay, theo quan điểm của Chăm theo Balamon (Hindu) trước thế kỷ 15.

Lễ Kate (tháng 7: lịch Champa) của người Chăm ngày nay cũng chính là lễ Kartik (tháng 7: lịch Hindu) của Ấn Độ, đây là Diwali, một lễ hội ánh sáng lớn nhất trong năm của người Ấn Độ.

Việc các Giáo sĩ (Acar) không thực hiện thủ tục trên tháp là điều dĩ nhiên, vì Acar chỉ duy nhất thờ phượng Đấng Allah, và không thờ thần linh khác. Tuy nhiên các Acar có thể lên tháp tham quan nhân dịp Kate, nhưng chỉ được đi xung quanh tháp và không được bước chân vào bên trong tháp.

Nhưng nếu Acar được bên Chăm Ahier mời đi cúng sức khỏe, ăn nhà mới, một số lễ Rija, cúng vào gà ra dê,… thì Acar hoàn toàn đi được, vì bên Chăm Ahier có thờ phượng Pô Allah nhưng không có lực lượng cầu nguyện cho Pô Allah, Do đó Acar phải đảm nhận việc trên. Lưu ý: Acar cầu nguyện chỉ đọc Thiên kinh Koran, và tùy theo mỗi làng mà các vị giáo sĩ (Acar) dùng chương Thiên kinh khác nhau, nhưng thông thường thì chỉ dùng surah Al-Fatihah (Al-Fathah). Ayat Kusi, Ash-shams và một số Du-a khác.

Còn một số sai lầm khác nữa do người Chăm Ahier quan điểm rằng, giới đạo sĩ Chăm Ahier cúng cho Chăm Awal, và giáo sĩ Awal cúng cho Ahier. Đây là quan điểm sai lầm, Awal sang cúng cho Ahier vì Acar là đối tượng cầu nguyện trực tiếp đến Pô Allah (do bên Ahier có thờ Pô Allah mà không có lực lượng cầu nguyện cho Pô Allah).

Còn nữa

...

Một số thắc mắc xung quanh vị vua Po Rome có khi bạn chưa biết (File PDF)

 

LINK: Một số tin liên quan

1. Po Rome vị vua Champa dòng dõi Hồi giáo (Islam)

2. Một số hoàng hậu, thứ hậu của vua Po Rome

3. Một số tên gọi vị vua Po Rome

----------------

Thi sĩ Trần Tuấn Khải (1895-1983), đã có thơ ca ngợi Ngọc Khoa và Ngọc Vạn như sau:

Hồng Lạc ta đâu hiếm nữ tài

Nghìn xưa Trưng-Triệu đã từng oai

Noi gương Khoa-Vạn, hai công chúa

Một sớm ra đi mở đất đai.

...

Cũng vì hạnh phúc của muôn dân

Vì nước, vì nhà, xá quản thân.

Lá ngọc cành vàng coi nhẹ bổng,

Hiếu trung cho trọn đủ mười phân.

Những tiếc riêng cho phận nữ hài,

Đem thân giúp nước há nhường trai.

Vắng trang lịch sử, nào ai biết?

Người đã hy sinh vị giống nòi.

Tới nay kể đã mấy tinh sương

Mượn bút quan hoài để biểu dương:

Bà Rịa, Phan Rang ngàn vạn dặm,

Công người rạng rỡ chốn quê hương.

(trích Cảm vịnh hai bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa)

-----------------

Tân Việt Điểu cũng có thơ rằng:

Ngọc Vạn, Ngọc Khoa giữ một niềm

Vì ai, tô điểm nước non tiên?

Chị lo giữ vẹn tình Miên-Việt,

Em nhớ làm tròn nghĩa Việt-Chiêm

Bà RịaBiên Hòa thêm vạn dặm,

Phan Rang, Phan Rí mở hai miền

Non sông gấp mấy lần Ô, Lý

Nam tiến, công người chẳng dám quên.

(chép trong Biên Hòa sử lược toàn thư, quyển 2)