Thiên kinh Kuran (Koran) đã chuyển ngữ sang tiếng Chăm

Written by Ban Biên tập
In category Ngôn ngữ
Nov 25, 2023, 11:59 PM

Sáng ngày 25/11/2023, tại Thánh đường (Magik) South Bay Islamic Association, 2345 Harris Way, San Jose, CA 95131 đã diễn ra ngày hội ra mắt sách. Sự kiện ngày hôm nay có các đại diện người Chăm khắp Hoa Kỳ, và đặc biệt là có đầy đủ bà con Chăm Bani (Agama Islam, Agama Islam Awal) đến từ Los Angeles, San Jose, Sacramento, ...

Quyển Thiên kinh được mặc khải đến Thiên sứ Muhammad (Nabi Muhammad) được viết bằng chữ Ả Rập và bằng tiếng Ả Rập. Hiện nay Thiên kinh Koran (Kuran) đã chuyển ngữ sang hơn 114 ngôn ngữ trên thế giới.

Champa chúng ta đã tiếp nhận Islam từ thế giới bên ngoài vào khoảng cuối thế kỷ thứ 9, qua quá trình tiếp nhận, tiếp biến, và quá trình thay đổi tùy theo giai đoạn lịch sử, thì hiện nay dân tộc Chăm đã gìn giữ và bảo tồn được 3 nhánh là:

- Islam (tạm dịch Hồi giáo chính thống),

- Islam Awal (Hồi giáo dòng Awal tại Champa),

- Islam Ahier (Akhir, Hồi giáo dòng Ahier tại Champa).

Qua thời gian hơn 1200 năm lịch sử Islam được truyền bá sang vương quốc Champa, thì hôm nay người Chăm nói riêng và Champa nói chung rất và rất tự hào bởi quyển Thiên kinh Qur'an (Kuran, Koran) đã được chuyển ngữ sang tiếng Chăm gồm 2 loại chữ khác nhau:

- Cuốn 1: Thiên kinh Koran tiếng Ả Rập được chuyển ngữ sang chữ Thrah Chăm truyền thống.

- Cuốn 2: Thiên kinh Koran tiếng Ả Rập được chuyển ngữ sang chữ Rumi (EFEO) và Rumi Champa (Putra Podam)

Hình 1. Thiên kinh Qur'an đã chuyển ngữ sang chữ Chăm  Thrah.

 

Hình 2. Thiên kinh Qur'an đã chuyển ngữ sang chữ Chăm Rumi.

 

Thiên kinh Kuran (Koran) chuyển ngữ sang tiếng Chăm sẽ là một món quà quý báo cho dân tộc Chăm, từ đây người dân Chăm Bani (Chăm theo đạo) gồm: Islam, Awal, Ahier,...cũng như tín đồ theo đạo sẽ có tài liệu để học tập, tra cứu, tra khảo để dể dàng trang bị kiến thức tôn giáo hành trang vào nghiên cứu cuộc sống tâm linh,... Đây cũng là cuốn sách để giới thiệu ra thế giới bên ngoài biết người Chăm hôm nay là thần dân Champa xưa kia đã chuyển ngữ thành công quyển Thiên kinh Koran ra được Chữ Chăm và tiếng Chăm. Đây cũng là món quà trả ơn, báo hiếu cho tổ tiên Champa người đã có công truyền bá và gầy dựng Islam tại vương quốc Champa như:

- Vua Chế Mân (1285-1307), vị vua Islam có tầm ảnh hưởng đến vương quốc Majapahit, Java-Indonesia.

- Công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia), thứ hậu của đức vua Chế Mân.

- Chế Bồng Nga - Cei Bunga (1360- 23/1/1390), Jaya R'Cam B'nga (Zainal Abidin là vị vua Hồi giáo).

- Công chúa Siti Zubaidah là chính hậu của vua Chế Bồng Nga (Sultan Zainal Abidin).

- Sunan Ampel (1401-1481), tên thật là Sayyid Ali Rahmatullah, được sinh ra tại Champa (miền Trung Việt Nam). Là con của Maulana Malik Ibrahim "Sunan Gresik" và công chúa Champa.

- Bố Trì trì (vua Champa) niên hiệu: Sultan Wan Abu Abdullah vị vua Hồi giáo (Islam) trong danh sách gia phả tại Kelantan-Malaysia (1471-1478).

- Công chúa Saadong hay Mariam (trị vì từ 1667-1671), tên đầy đủ Puteri Saadong binti Raja Loyor, dòng máu Champa, tên Hồi giáo (Islam) là Mariam là con gái của đức vua Sultan Adiluddin (Raja Loyor).

- Po Kabrah (1460-1494), vị vua tôn sùng Hồi giáo.

- Po Sah Ina, thời kỳ Champa và Malay có mối quan hệ thân thiết từ thế kỷ XV, đó là cuộc viếng thăm của vua Po Kabrah (1460 - 1494) đến Malaysia và việc ngài gả em gái là công chúa Po Sah Ina kết hôn với Po Haniim Per, người Islam gốc Malay (Po Dharma, 1999, p.5).

- Po Kabih (1494 - 1530) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Kabih là em của vua Po Kabrah.

- Po Karutdrak (1530 - 1536) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Karutdrak (1518 -1524 hay 1530 -1536) là Em của vua Po Kabih.

- Po Mahosarak (1536 -1541) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Mahosarak (1524-1529 hay 1536-1541).

- Po Kunarai (1541-1553) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Kunarai là em của Po Mahosarak.

- Po Patao At (1553-1579), vị vua Islam (Hồi giáo), niên hiệu: Sultan Shafi'i Ibn Abu Khasim. Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po At là cháu của Po Kunarai (1541-1553).

- Po Klaong Halau (1579 - 1603) vị vua Hồi giáo (Islam).

- Po Klaong Mah Nai (1622-1627), vị vua theo Islam (Hồi giáo) và sùng bái Islam, niên hiệu: Po Mah Taha. Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Mah Taha, không liên hệ thân tộc với vương triều Po Klaong Halau.

- Akayet Um Marup, là một sử thi Champa, được sáng tác vào khoảng thế kỷ XVII, nội dung chủ yếu là truyền bá Islam vào xã hội Champa. Hoàng tử Um Marup là con trai của vua Harum Mak. Trong một lần vào rừng đi săn, Um Marup đã gặp Nabi (Muhammad- S.A.W), Po Ali (Sayyidina Ali), Abu Bakar, Umar, Salman, … được Po Ali thuyết phục cải đạo Islam để thờ phượng Thượng Đế duy nhất (Tuhan Esa- Po Hasa). Cuối cùng Um Marup quyết định rời khỏi ngai vàng để cải đạo từ Hindu sang Islam thờ phượng Đấng Allah.

- Ariya Nai mai mang Makah, là một tác phẩm đề cập đến vấn đề lịch sử và xã hội Chăm được viết vào khoảng cuối thế kỷ XVII hay đầu thế kỷ XVIII, công chúa Malaysia theo đường biển đến Harek Kah Harek Dhei - Champa, nhằm mục đích truyền bá Islam (Hồi giáo chính thống).

- Po Rome (1627-1651), lên ngôi vua đóng đô ở Panduranga, hoàng hậu là bia Than Cih hay Sucih, Po Rome còn có thứ hậu là bia Than Can (người Rade hay người Kaho, có tượng bên trong tháp Po Rome). Po Rome còn có tam hậu là bia Ut (Ut; Mal. Skt.Uttara: Phương Bắc). Bia Ut: nghĩa là công chúa phương Bắc, là Công nữ Ngọc Khoa con gái thứ ba của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Po Rome chính thức là người có danh phận là thành viên của dòng dõi vương triều theo Islam tại Malay. Biên niên sử Malay ghi lại Khi Po Rome ở Makkah (Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan-Malaysia). Tại đây, Po Rome kết hôn với công chúa Islam, chính thức mang tên Thánh Nik Mustafa, tên đầy đủ là: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Vua trị vì tại tiểu vương quốc Kelantan hôm nay là dòng giỏi của vua Po Rome.

- Po Nraop (1651 - 1653), vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Nrop là em trai Po Rome lên ngôi năm Thìn và thoái vị năm Tỵ, trị vì một năm, đóng đô ở Bal Canar (Tịnh Mỹ, Parik). Theo Hán Việt thì Po Nrop có tên là Bà Thấm, chữ Hán: 婆抋, Bà Bật, Bà Thâm (1651-1653). Theo gia phả vua Champa tại Kelantan (Malaysia) thì Po Nraop là Con trai cả của Nik Mustafa (Po Rome). Po Nraop tên thường gọi Nik Ibrahim (Po Ibrahim). Niên hiệu Sultan Nik Ibrahim Bin Nik Mustafa, mà người Champa thường gọi là Po Nrop (Datu Kelantan 1634-1637; Raja Campa 1637-1684).

- Po Jatamah (1657-1659) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Jatamah là con rể của vua Po Saktiraydapaghoh (vị vua Islam).

- Po Saot (1655, 1660-1692) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Saot là con của vua Po Saktiraydapaghoh, Theo Hán Việt thì Po Saot có tên là Ba Tranh.

- Po Chongchan (Po Choncăin) 1692-1693, vị vua theo Islam (Hồi giáo), cuộc chiến tranh năm 1692 đã khiến hoàng thân dẫn theo gia quyến và hơn 5.000 người Chăm bỏ sang Campuchia tị nạn. Những nhóm người này được Chính vương Chey Chettha IV cho định cư dọc xung quanh kinh đô Oudong, bên bờ sông Mê Kông. Người Chăm Mã Lai tiếp tục được triều đình Chân Lạp sử dụng làm quân binh hầu cận. Cộng đồng Chăm trong đợt di cư này có lẽ là tổ tiên của nhóm Chăm Jahed (Chăm cũ) hoặc Imam San ở Campuchia ngày nay.

- Po Saktiraydapatih (1695, 1696-1727) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Saktiraydapatih là em của vua Po Saot.

- Po Ganuhpatih (1728-1730) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Ganuhpatih là cháu của vua Saktiraydapatih.

- Po Thuntiraidaputih (1731-1732) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Thuntiraidaputih là con của vua Po Saot.

- Po Rattiraydaputao (1732, 1735-1763) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Rattiraydaputao là Cháu của vua Po Saktiraydapatih.

- Po Tisundimahrai (1763 - 1765) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Tisundimahrai (1763-1765) không rõ ngài có liên hệ gì với thân tộc của vương triều vua Po Mah Taha.

- Po Tisuntiraydapaghoh (1768 - 1780) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Tisuntiraydapaghoh (1765, 1768 -1780) là con của Po Thuntiraidaputih.

- Po Tisuntiraydapuran (1780 - 1781) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Tisuntiraydapuran không có liên hệ thân tộc với vua Po Tisuntiraydapaghoh.

- Cei Brei (1783 -1786), còn gọi Cei Krei Brei, sau này tự tuyên bố tân vương, vị vua Islam (Hồi giáo). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Cei Brei là con của vua Po Tisuntiraydapaghoh, nhận tấn phong của Nguyễn Nhạc (Tây Sơn) vào năm Thỏ với chức tấn phong là Ceng (Chưởng Cơ), theo Hán Việt tên gọi Nguyễn Văn Chiêu, trị vì 4 năm và thoái vị năm Ngọ. Trong suốt 30 năm binh đao giữa quân Nguyễn Ánh và Tây Sơn, Po Cei Brei một thời gian ẩn náu ở vùng đất Đồng Nai Thượng, phải từ bỏ vai trò lãnh đạo và dẫn theo những người trung thành tìm đường sang Cao Miên vào năm 1795-1796 và định cư tại Roka Po Pram thuộc tỉnh Thbang Khmum, tức Kompong Cham, nơi sinh hoạt thường xuyên của người Chăm Malay theo Islam (Hồi giáo). Ông được cộng đồng Hồi giáo Thbang Khmum và Kampong Cham suy tôn là thủy tổ. Đây không phải lần đầu tiên mà người Champa sang Kampuchia, vì trước đó có các cuộc di cư vào năm 1471, 1692 và cuộc di dân sau năm 1835. Sau đó ông ta về định cư vĩnh viễn tại vùng Rong Damrei (sau này trở thành Tây Ninh) vào năm 1812, như hai bản văn viết bằng tiếng Chăm: Cam 37 và Cam 39 (38) thường nhắc đến. Tại Châu Đốc, người Melayu Champa tiếp tục hỗn cư với người Malay và trong khoản cuối thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 20. Vùng Châu Giang của Châu Đốc vẫn còn rất nhiều người Malay từ Tereangganu và Kelantan vượt biển rồi xuôi theo sông Hậu đến định cư. Người Chăm và người Malay lại tiếp tục hoà huyết và tạo nên một bản sắc rất riêng cho người Chăm ở vùng Nam Bộ và Cei Brei được xem như là ông tổ của người Chăm ở Kampuchia và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.

- Po Tisuntiraydapuran (1786 - 1793) vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Tisuntiraydapuran (1786 - 1793).

- Tuan Phaow (1796 - 1797), tên gọi khác là Đồng Phủ, Tuần Phủ, là một đề tài nghiên cứu dựa trên tác phẩm Ariya Tuan Phaow, nhằm ghi lại giai đoạn đấu tranh của nhân dân Champa. Tuan Phaow, một vị công hầu đến từ Malaysia, mà biên niên sử Việt Nam gọi là Tuần Phủ (Po Dharma, 1987, II:74).

- Katip Sumat (1833 - 1834), là vị học sĩ Chăm Islam (Hồi giáo) sinh ở Kampuchia sang Serembi Mekah (tiểu vương quốc Kelantan, Malaysia) du học về triết lý Islam (Hồi Giáo). Ông là một người rất tinh thông về Thiên kinh Koran và người Chăm tôn sùng như một vị siêu nhân về quyền năng mầu nhiệm. Năm 1832 đánh dấu năm từ trần của Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định Thành. Lợi dụng cơ hội này, vua Minh Mệnh xua quân chinh phạt và thống trị toàn bộ lãnh thổ Champa sau đó xóa bỏ danh xưng của vương quốc này ra khỏi bản đồ thế giới, tiếp tục thực hiện chính sách hà khắc như lao động khổ sai, thuế nặng, chính sách đồng hóa xóa bỏ nhiều luật tục, chà đạp tôn giáo, tín ngưỡng của thần dân Champa, … Năm 1833, Katip Sumat về Panduranga chiêu mộ quân làm cuộc Thánh chiến (Jihad - Jihak) lấy học thuyết Islam làm nền tảng và Đức Tin tôn giáo làm ý chí đấu tranh chống triều đình Huế.

- Katip Ja Thak Wa (1834 - 1835), trước biến cố về chính sách thảm sát dã man của vua Minh Mệnh, Katip Ja Thak Wa, người Chăm Islam (Awal) một nhân vật quan trọng trong triều đình Champa, có quan hệ mật thiết với Islam, đã từng tham gia chỉ huy trong phong trào Katip Sumat và đứng ra lãnh đạo nhân dân Champa, tổ chức mật trận chống triều đình vua Minh Mệnh vào năm 1834.

- Ts. Mohamad Zain Musa, là người Kampuchia gốc Chăm (Islam), sinh ra tại Kampuchia, sống và làm việc tại Malaysia. Đã từng học tại EFEO (Viện Viễn Đông Pháp) và Malaysia. Ông làm việc tại Viện: Institute Alam dan Tamadun Melayu (ATMA) và Đại học: Universiti Kebangsaan Malaysia (UKM). Là người có công giúp đở người Chăm Kampuchia sang Malaysia làm việc và sinh sống. Ông nghiên cứu nhiều đề tài liên quan văn hóa và tôn giáo của người Champa.

- Ts. Putra Podam là người Chăm Bani (Chăm theo đạo), tôn giáo: Awal (Hồi giáo) tại Panduranga (Bình Thuận-Việt Nam). Từng sinh sống và 25 năm công tác giảng viên Đại học Tây Nguyên (Buôn Ama Thuột-Daklak). Năm 1999, ông học thạc sĩ tại trường đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, chuyên ngành Khoa học Máy tính. Năm 2002, Putra Podam sang Thái Lan học thạc sĩ (Master) tại Viện Công nghệ Châu Á - Thái Lan (Asian Institute of Technology - AIT), chuyên ngành Công nghệ Thông tin. Trong thời gian này, Putra Podam tiếp xúc nhiều người Chăm có địa vị tại Thailand, Kapuchea, Malaysia, Indonesia, Bangladesh, …Đặc biệt đã từng làm việc với Pgs. Po Dharma, Pgs. Mohamad Zain Musa, cha đạo G. Moussay người Pháp và một số giáo sư tại Malaysia. Tại Thailand, Putra Podam cũng tiếp xúc nhiều tín đồ và học giả người Islam, và đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu và trau dồi kiến thức về Islam (Hồi giáo). Năm 2003, Putra Podam sang Pháp, Bỉ và Hà Lan tham gia sinh hoạt “Dân chủ và Nhân quyền”. Trong thời gian này, Putra Podam thường gặp một số thành viên tại Thái Lan, đấu tranh cho Nhân quyền và tự do tôn giáo. Năm 2004, Putra Podam qua Ý, Pháp một năm, trong thời gian này Putra Podam được đi nhiều nước Châu Âu, … ở Pháp gặp Pgs. Po Dharma và một số Giáo sư tại Viện EFEO, G. Moussay, Phu nhân P-B. Lafont, … và một số chính khách đảng Cộng hòa. 

Đến năm 2011, Putra Podam sang nghiên cứu sinh ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), sau này học Đại học Công Nghệ Malaysia (Universiti Teknologi Malaysia - UTM).

Trong thời gian ở Malaysia, Putra Podam gặp nhiều sinh viên Chăm theo học Agama và người Chăm sinh sống tại đây như gia đình Abdul Karim, Gs. Mohamad Zain Musa, Gs. Ahmad Fauzi Ismai, Gs. Mohammad Bin Bilal Ali, … Tiếp xúc nhiều với Pgs. Po Dharma, Putra Podam đã cống hiến nhiều cho trang website Champaka, Kauthara, … Chương trình Font Chăm, keyboard Chăm đầu tiên ở thế kỷ 21 trên nền tảng Google, Android và iOS, quảng bá chữ Rumi EFEO và cải tiến chữ Rumi Champa (Tác giả: Putra Podam), tham gia chương trình tự điển văn minh Champa, con dấu Hoàng gia Champa, tài liệu Hoàng gia Champa, …và đấu tranh cho dân tộc bản địa Champa.

Hình 3. Ts. Putra Podam (Văn Ngọc Sáng) chụp hình cầm hai quyển Thiên kinh Qur'an đã chuyển ngữ sang Kuran Chăm (chữ Thrah và chữ Rumi).

*

Thiên kinh Koran của Islam (Hồi giáo) toàn bộ có 30 chương (Juz) bao gồm 114 surah Surah (chương) và 6236 ayat (đoạn câu). Các tín đồ Islam tin rằng Thiên kinh này được mặc khải thông qua thiên thần Jibril (gabriel) đến cho Thiên sứ Muhammad. Do Thiên sứ Muhammad là người không biết chữ, nên mỗi câu Thiên kinh được mặc khải cho 5 người khác phải học thuộc lòng cả 30 chương, những vị này được gọi là Hafis và rất được tôn trọng. Ngoài ra Thiên kinh Koran còn ghi chép lại trên vỏ cây, tấm gỗ, da lạc đà, vải, … Quyển Thiên kinh trọn vẹn đầu tiên ra đời được sắp xếp lại với phần mở đầu là surah alham /al-Hamd hay được gọi là al-Fatihah (khai đề) và kết thúc bằng surah Kul Ak-O Praong hay được gọi là surah al-Nas (nhân loại).

Bài 1: الفاتحة (Al-Fatiha) - Khai Ðề

Bài 2: البقرة (Al-Baqara) - Con Bò Cái Tơ

Bài 3: آل عمران (Al-i-Imran) - Gia Ðình Al-'Imran

Bài 4: النساء (An-Nisa) - Phụ nữ

Bài 5: المائدة (Al-Ma'ida) - Chiếc Bàn Thực Phẩm

Bài 6: الأنعام (Al-An'am) - Gia Súc

Bài 7: الأعراف (Al-A'raf) - Các Cao Ðiểm

Bài 8: الأنفال (Al-Anfal) - Chiến Lợi Phẩm

Bài 9: التوبة (At-Tawba) - Hối Cải

Bài 10: يونس (Yunus) - Nabi Yunus

Bài 11: هود (Hud) - Nabi Hud

Bài 12: يوسف (Yusuf) - Nabi Yusuf

Bài 13: الرعد (Ar-Ra'd) - Sấm Sét

Bài 14: ابراهيم (Ibrahim) - Nabi Ibrahim

Bài 15: الحجر (Al-Hijr) - Vùng Núi Hijr

Bài 16: النحل (An-Nahl) - Ong Mật

Bài 17: الإسراء (Al-Isra) - Chuyến Ði Ðêm

Bài 18: الكهف (Al-Kahf) - Hang Núi

Bài 19: مريم (Maryam) - Maria

Bài 20: طه (Ta-Ha) - ()

Bài 21: الأنبياء (Al-Anbiya) - Các Nabi

Bài 22: الحج (Al-Hajj) - Ðại Lễ Hajj

Bài 23: المؤمنون (Al-Mu'minun) - Những Người Có Ðức Tin

Bài 24: النور (An-Nur) - Ánh Sáng

Bài 25:  الفرقان (Al-Furqan) - Tiêu chuẩn Phân Biệt

Bài 26: الشعراء (Ash-Shu'ara) - Các Thi Sĩ

Bài 27:  النمل (An-Naml) - Con Kiến

Bài 28:  القصص (Al-Qasas) - Câu Chuyện Kể

Bài 29: العنكبوت (Al-Ankabut) - Con Nhện

Bài 30:  الروم (Ar-Rum) - Những Người La-Mã

Bài 31: لقمان (Luqman) - ()

Bài 32: السجدة (As-Sajda) - Sự Phủ Phục

Bài 33: الأحزاب (Al-Ahzab) - Liên Quân

Bài 34:  سبإ (Saba) - Thị Trấn Sê-Ba

Bài 35: فاطر (Fatir) - Ðấng Sáng Tạo

Bài 36: يس (Ya-Sin) - ()

Bài 37: الصافات (As-Saffat) - Các Vị Ðứng Sắp Hàng

Bài 38: ص (Sad) - Một Mẫu Tự Ả-rập

Bài 39: الزمر (Az-Zumar) - Các Nhóm Người

Bài 40: غافر (Ghafir) - Ðấng Tha Thứ

Bài 41: فصلت (Fussilat) - Việc giải thích chi tiết

Bài 42: الشورى (Ash-Shura) - Sự Tham Khảo

Bài 43: الزخرف (Az-Zukhruf) - Các Món Trang Sức Bằng Vàng

Bài 44: الدخان (Ad-Dukhan) - Khói hay Sương Mờ

Bài 45: الجاثية (Al-Jathiya) - Việc Quì Gối

Bài 46: الأحقاف (Al-Ahqaf) - Vùng Cồn Cát

Bài 47: محمد (Muhammad) – Nabi (Thiên sứ)

Bài 48: الفتح (Al-Fath) - Thắng Lợi

Bài 49: الحجرات (Al-Hujurat) - Các Phòng the

Bài 50: ق (Qaf) - Một mẫu tự Ả-rập

Bài 51: الذاريات (Adh-Dhariyat) - Các Trận Gió Phân Tán

Bài 52: الطور (At-Tur) - Ngọn Núi

Bài 53: النجم (An-Najm) - Ngôi Sao

Bài 54: القمر (Al-Qamar) - Mặt Trăng

Bài 55: الرحمن (Ar-Rahman) - Ðấng Rất Mực Ðộ Lượng

Bài 56: الواقعة (Al-Waqi'a) - Biến Cố Aắt Xảy Ra

Bài 57: الحديد (Al-Hadid) - Sắt

Bài 58: المجادلة (Al-Mujadila) - Người Phụ Nữ Khiếu-nại

Bài 59: الحشر (Al-Hashr) - Cuộc Tập Trung Lực Lượng

Bài 60: الممتحنة (Al-Mumtahina) - Người Phụ Nữ Cần Ðược Ki

Bài 61: الصف (As-Saff) - Ðội Ngũ Chiến Ðấu

Bài 62: الجمعة (Al-Jumu'a) - Ngày Thứ Sáu

Bài 63: المنافقون (Al-Munafiqun) - Những Người Ðạo Ðức Giả

Bài 64: التغابن (At-Taghabun) - Người Thắng Kẻ Bại

Bài 65: الطلاق (At-Talaq) - Việc Ly Dị

Bài 66: التحريم (At-Tahrim) - Tự Cấm

Bài 67: الملك (Al-Mulk) - Vương Quyền

Bài 68: القلم (Al-Qalam) - Bút Viết

Bài 69: الحاقة (Al-Haqqa) - Thực Tại

Bài 70: المعارج (Al-Ma'arij) - Các Con Ðường Thăng Thiên

Bài 71: نوح (Nuh) - Nô-ê

Bài 72: الجن (Al-Jinn) - Loài Jinn

Bài 73: المزمل (Al-Muzzammil) - Người Thu Mình Trong Áo choàng

Bài 74: المدثر (Al-Muddathir) - Người Ðắp Chăn

Bài 75: القيامة (Al-Qiyama) - Sự Phục Sinh

Bài 76: الانسان (Al-Insan) - Con Người

Bài 77: المرسلات (Al-Mursalat) - Các Phái Viên

Bài 78: النبإ (An-Naba') - Các Nguồn Tin Lớn

Bài 79: النازعات (An-Nazi'at) - Các Vị Giật Hồn

Bài 80: عبس (Abasa) - Thiên sứ Cau Mày

Bài 81: التكوير (At-Takwir) - Hiện Tượng Cuốn Xếp

Bài 82: الإنفطار (Al-Infitar) - Hiện Tượng Chẻ Ðôi

Bài 83: المطففين (Al-Mutaffifin) - Những Kẻ Gian Lận

Bài 84: الإنشقاق (Al-Inshiqaq) - Hiện Tượng Chẻ Nứt

Bài 85: البروج (Al-Buruj) - Các Chòm Sao

Bài 86: الطارق (At-Tariq) - Khách Viếng Ðêm

Bài 87: الأعلى (Al-A'la) - Ðấng Tối Cao

Bài 88: الغاشية (Al-Ghashiya) - Hiện Tượng Bao Trùm

Bài 89: الفجر (Al-Fajr) - Hừng Ðông

Bài 90: البلد (Al-Balad) - Thị Trấn

Bài 91: الشمس (Ash-Shams) - Mặt Trời

Bài 92: الليل (Al-Lail) - Ban Ðêm

Bài 93: الضحى (Ad-Dhuha) - Ban Mai

Bài 94: الشرح (Ash-Sharh) - Việc Mở Ra

Bài 95: التين (At-Tin) - Cây Sung

Bài 96: العلق (Al-Alaq) - Hòn Máu Ðặc

Bài 97: القدر (Al-Qadr) - Ðịnh Mệnh

Bài 98: البينة (Al-Bayyina) - Minh Chứng

Bài 99: الزلزلة (Az-Zalzala) - Ðộng Ðất

Bài 100: العاديات (Al-Adiyat) - Ðoàn Chiến Mã

Bài 101: القارعة (Al-Qari'a) - Tiếng ầm

Bài 102: التكاثر (At-Takathur) - Tom Góp Của Cải

Bài 103: العصر (Al-Asr) - Thời gian

Bài 104: الهمزة (Al-Humaza) - Kẻ Vu Cáo

Bài 105: الفيل (Al-Fil) - Con Voi

Bài 106: قريش (Quraysh) - Bộ Tộc Quraysh

Bài 107: الماعون (Al-Ma'un) - Vật Dụng Cần Thiết

Bài 108: الكوثر (Al-Kawthar) - Một Con Sông Nơi Thiên Ðàng

Bài 109: الكافرون (Al-Kafirun) - Những Kẻ Phủ Nhận ALLAH

Bài 110: النصر (An-Nasr) - Sự Giúp Ðỡ

Bài 111: المسد (Al-Masad) - Sợi Dây Thốt Nốt

Bài 112: الإخلاص (Al-Ikhlas) - Sự Thuần Khiết

Bài 113: الفلق (Al-Falaq) - Rạng Ðông

Bài 114: الناس (An-Nas) - Nhân Loại

*

Năm 632 SCN, Thiên sứ Muhammad qua đời, thì Abu Bakar được chỉ đạo làm Khalifah (lãnh tụ Islam) đầu tiên.

Thiên kinh Koran của Awal (Islam Champa) là bản chép tay không trọn vẹn, còn gọi là “giáo lý thực hành” từ Thiên kinh Koran của Islam được ghi bằng chữ Ả Rập (Arabic) và tiếng Ả Rập (Arabic). Giáo sĩ hệ phái Awal chỉ chép một số mục hay một số chương để phục vụ cho việc thực thi nghi lễ. Thông thường họ chép những mục liên quan và có ghi chú bằng akhar Thrah ở mỗi đầu mục để giải thích. Đặc biệt nội dung Thiên kinh vẫn ghi bằng tiếng Ả Rập (Arabic) không được dịch sang tiếng Chăm. Giáo sĩ (Acar) bên Awal chỉ biết đọc Thiên kinh nhưng hầu như không hiểu nghĩa của từng nội dung Thiên kinh. Acar gọi chữ Ả Rập (Arabic) trong Thiên kinh Koran là akhar Jawi (chữ Jawi) và đọc với âm giọng khác nhau tùy theo vùng miền và không thống nhất.

Điều đáng nói một số Acar hệ phái Awal mới làm giáo sĩ thường chưa học hay chưa biết đọc chữ Ả Rập (Arabic), mà học Thiên kinh từ một người thầy của mình bằng cách ghi chép qua phiên âm tiếng Việt rồi đọc theo phiên âm mà mình đã ghi. Do đó, nhiều Acar cùng một Surah (bài Thiên kinh) nhưng đọc khác nhau với nhiều từ thừa hay nhiều từ thiếu và giọng đọc cũng khác nhau. Do đó, những bản chép tay của các vị chức sắc gần đây càng ngày càng sai sót nhiều so với các vị chức sắc thời trước.

Hình 4. Giáo sĩ Acar Chăm Bani (Chăm có đạo) theo Agama Awal (Hồi giáo dòng Awal hay Islam Awal).

 

Hình 5. Sunan Ampel (1401-1481), được vua Champa phái sang đảo Jawa truyền bá Hồi giáo (Islam) và cải đạo cho các tín đồ Hindu.