Xem Video: Tuan Phaow vị công hầu Melayu Champa
Bài đăng (Pdf): Tuan Phaow vị công hầu Melayu Champa
Đọc Tuan Phaow: Ariya Tuan Phaow (Tuần Phủ)
Tuan Phaow (1796-1797), là một đề tài nghiên cứu dựa trên tác phẩm Ariya Tuan Phaow, nhằm ghi lại giai đoạn đấu tranh của nhân dân Champa.
Tuan Phaow, một vị công hầu đến từ Malaysia mang dòng máu Champa, mà biên niên sử Việt Nam gọi là Tuần Phủ (Po Dharma, 1987, II:74).
Hình 1. Tuan Phaow (1796-1797), một vị công hầu đến từ Malaysia, mà biên niên sử Việt Nam gọi là Tuần Phủ (Po Dharma, 1987, II:74). Cuộc nổi dậy của Tuan Phaow ở Panduranga vào cuối thế kỷ XVIII, đã chứng minh rằng sự vùng dậy có sự tham gia rất tích cực của người Malay và người Chăm từ Kampuchia cũng như các sắc dân Churu, Raglai và Kahaow ở khu vực Đồng Nai Thượng nhằm khôi phục lại nền độc lập Champa. Ảnh Internet.
Thế kỷ XVIII, xứ Panduranga-Champa bị chìm đắm trong một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng, bắt nguồn từ sự xung đột vào năm 1771 giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Panduranga-Champa bị cuốn vào cuộc chiến giữa hai thế lực thù địch mà chẳng liên quan gì đến Champa.
Nhằm tiêu diệt đối phương và chiếm cứ đất đai, hai bên tham chiến Tây Sơn-Nguyễn Ánh trước hết phải chiếm đất Champa để làm căn cứ quân sự và tàn sát dân địa phương.
Tuan Phaow đến Panduranga với đội quân khá hùng hậu gồm người Chăm Campuchia (Chăm Baruw – Islam), những người Jawa Kur (người Malay ở Cao miên, câu thơ 8, 47), và một số quan lại Khmer (câu 23), những người này chia thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất mang áo chiến trận màu trắng (câu 45), nhóm thứ hai mang áo bộ quần và khăn quấn đầu nhuộm đen (câu 48).
Đối với người Chăm, chắc chắn họ là người Malay đến từ Cao Miên (Câu 47). Để thực hiện mục tiêu đã định, Tuan Phaow dựa vào những binh lính đến từ Cao Miên và lực lượng đấu tranh địa phương (câu 5).
Những quân lính tộc người Churu, Raglai và Kahaow (câu 37) tức là sắc dân miền núi sống ở phía Tây Panduranga.
Sự tuyên truyền tích cực của Tuan Phaow thường mang tính chất lý luận tôn giáo. Nghĩa là ông ta khoe sức mạnh siêu nhân ngang hàng với thánh Hồi Giáo như Mahammad và Ali (Câu 7), nhận lệnh từ Đấng Allah đến Panduranga để giải phóng Champa khỏi sự thống trị của triều đình Huế (câu 14).
Mặc dù lời tuyên truyền đầy màu sắc tôn giáo, nhưng Tuan Phaow không có ý đồ đưa phong trào giải phóng Panduranga trở thành cuộc “Thánh chiến Hồi giáo”.
Qua đây cho thấy Hồi Giáo có khả năng kêu gọi một cuộc tập hợp chung. Cuộc nổi dậy của Tuan Phaow ở Panduranga vào cuối thế kỷ XVIII, đã chứng minh rằng sự vùng dậy này có sự tham gia rất tích cực của người Malay và người Chăm từ Kampuchia cũng như các sắc dân Churu, Raglai và Kahaow ở khu vực Đồng Nai Thượng nhằm khôi phục lại nền độc lập Champa.
Hình 2. Source: Champa. 1770's map of Champa (Ciampa). Map of Indochina circa 1770s, published in Paris, France in 1774. File: Indochina map (1770s).jp. Created: 1 January 1774. https://en.wikipedia.org/wiki/Champa