Po Cei Brei (1783 – 1786) vị vua Islam Champa

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Mar 2, 2024, 12:13 AM

Tác giả: Putra Podam
Đại học Công nghệ Malaysia (UTM)
Video: Po Cei Brei vị vua Hồi giáo (Islam)

Bài đăng online: Po Cei Brei vị vua Hồi giáo (File PDF)

     Cei Brei hay còn gọi Po Cei Brei, là một vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Cei Brei là con của vua Po Tisuntiraydapaghoh. Cei Brei nhận tấn phong của Nguyễn Nhạc (Tây Sơn) vào năm Thỏ với chức tấn phong là Ceng (Chưởng Cơ), trị vì 4 năm và thoái vị năm Ngọ. Theo Hán Việt thì Po Cei Brei có tên là Nguyễn Văn Chiêu (1783 - 1786).

     Theo dòng lịch sử, biến cố cuộc khởi nghĩa Tây Sơn năm 1771 đóng vai trò không kém đến sự sụp đổ Panduranga – Champa. Cuộc xung đột giữa chúa Nguyễn và quân Tây Sơn kéo theo cuộc xung đột giữa các lực lượng cầm quyền trong Panduranga – Champa do sự tranh giành quyền lực từ Nguyễn Ánh và Tây Sơn.

     Vua Po Tisuntiraydapaghoh (1765, 1768-1780). Tên Hán Việt là Nguyễn Văn Tịch thuộc dòng dõi của vua Po Rome theo Hồi giáo (Islam), theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao ngài nhận tấn phong năm Dậu cho đến năm Tý mới lên ngôi vua. Ngài thoái vị năm Tý, trị vì 13 năm và đóng đô ở Bal Pangdurang (thôn Tịnh Mỹ, Phan Rí). 

     Sau khi Po Tisuntiraydapaghoh mất, Nguyễn Ánh lập Po Tisuntiraydapuran (1780 – 1781) nhận tấn phong vào năm Tý với chức phong là “quan lớn”. Tên Hán Việt là Nguyễn Văn Tá. Ngài quy thuận quân Tây Sơn, sau 1 năm trị vì, ngài bị quân Việt Nam bắt vào năm Sửu.

     Tiếp theo Po Cei Brei (1783 – 1786), con của Po Tisuntiraydapaghoh, trong suốt thời gian binh đao giữa quân Nguyễn Ánh và Tây Sơn, Po Cei Brei không chấp thuận sự xâm lược của Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn, Po Cei Brei từ bỏ vai trò lãnh đạo chấp nhận lưu vong và ẩn náo một thời gian ở Đồng Nai Thượng, sau đó, dẫn theo những người trung thành tìm đường sang Cao Miên vào năm 1795-1796 và định cư tại Roka Po Pram thuộc tỉnh Thbang Khmum, tức Kompong Cham, nơi sinh hoạt thường xuyên của người Chăm Malay theo Hồi giáo.

     Đây không phải lần đầu tiên mà người Champa sang Kampuchia, vì trước đó có các cuộc di cư vào năm 1471, 1692 và cuộc di dân sau năm 1835.

     Sau đó ông ta về định cư vĩnh viễn tại vùng Rong Damrei (sau này trở thành Tây Ninh) vào năm 1812, như hai bản văn viết bằng tiếng Chăm: Cam 37 và Cam 39 (38) thường nhắc đến.

     Tại Châu Đốc, người Melayu Champa tiếp tục hỗn cư với người Malay và trong khoản cuối thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 20. Vùng Châu Giang của Châu Đốc vẫn còn rất nhiều người Malay từ Tereangganu và Kelantan vượt biển rồi xuôi theo sông Hậu đến định cư.

     Người Chăm và người Malay lại tiếp tục hoà huyết và tạo nên một bản sắc rất riêng cho người Chăm ở vùng Nam Bộ và Vua Cei Brei được xem như là ông tổ của người Chăm ở Kampuchia và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.

Hình 1. Po Cei Brei, vị vua Hồi giáo (Islam), trong suốt thời gian binh đao giữa quân Nguyễn Ánh và Tây Sơn, Po Cei Brei sang ẩn náu tại Kompong Cham, sau đó về định cư tại Tây Ninh. Ảnh: Internet.

 

Hình 2. Nguyễn Nhạc (1743-1793) hay còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc, là vị hoàng đế sáng lập ra Nhà Tây Sơn, ở ngôi hoàng đế từ năm 1778 đến năm 1793, lấy niên hiệu là Thái Đức thường gọi là Thái Đức Đế. Nguyễn Văn Nhạc và hai người em trai của ông, được biết với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt  cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng  Nhà Hậu Lê.

 

Hình 3. Ba anh em Nguyễn Nhạc: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Ảnh Internet.

 

Hình 4. Gia Long, 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), tên húy, là Nguyễn Phúc Ánh, thường được gọi là Nguyễn Ánh, là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị vua sáng lập nhà Nguyễn,triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ. Trong suốt thời gian trị vì ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Gia Long, nên thường được gọi là Gia Long Đế. Ảnh Internet.

 

Hình 5. Lược đồ vùng kiểm soát của Nguyễn Ánh (màu Vàng) và Tây Sơn (màu Đỏ - màu Cam) khoảng năm 1788. Ảnh Iternet.

 

Hình 6. Bìa sách Trung tiết anh hùng: Lịch sử ông Võ Tánh (1930) của tác giả Huyền Mặc đạo nhân miêu tả cảnh Võ Tánh tự sát cuối cuộc bao vây thành Quy Nhơn sau một thời gian cầm chân đại quân Tây Sơn tại đây.