Tình sử Po Sah Ina (công chúa Bàn Tranh) và Po Haniim Per (Islam Malay)

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Mar 2, 2024, 11:23 PM

Tác giả: Ts.Putra Podam

Đại học Công nghệ Malaysia (UTM)

putrapodam@gmail.com

Bài đăng online PDF: Tình sử giữa Po Sah Ina (công chúa Bàn Tranh) và Po Haniim Per

Video đăng online: Công chúa Bàn Tranh (Po Sah Ina) và Po Haniim Per

Po Sah Ina (Công chúa Bàn Tranh), có ngôi đền thờ cổ tại xã Long Hải, đảo Phú Quý, mà người dân địa phương gọi là Đền miếu Bà Chúa. Ngôi miếu được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 28-1-2015. Hàng năm vào ngày Mùng 3 tháng Giêng (âm lịch), người dân địa phương tổ chức lễ rước sắc Bà Chúa rất trang nghiêm.

Hình 1. Cổng đền Công chúa Bàn Tranh (Po Sah Ina). Ảnh Internet.

 

Hình 2. Cổng đền Công chúa Bàn Tranh (Po Sah Ina). Ảnh Bùi Phụ.

 

2 gieng

Hình 3. Giếng cổ Champa tại đền Công chúa Bàn Tranh. Ảnh: Internet.

 

Hình 4. Giếng cổ tại đền Công chúa Bàn Tranh đã cải tạo lại. Ảnh: Trần Thắng.

 

.

Hình 5. Địa điểm đền Công chúa Bàn Tranh chụp Google.

 

Năm 1905, E. Durand, linh mục người Pháp đã từng sinh sống lâu năm tại Bình Thuận có viết một bài khảo luận về Po Sah Ina, mang mã số CAM13 (Notes sur les Champa, BEFEO, 1905, trang 373-377), cho biết Po Sah Ina là chị của vua Po Kathit hay Po Kasit (1421-1448 hoặc 1433-1460 tùy theo dị bản).

Trrong khi đó mã số: CM33 thì cho rằng Po Sah Ina là con của vua Po Kathit hay Po Kasit (1421-1448 hoặc 1433-1460 tùy theo dị bản).

 

 

 

 

 

 

Hình 6. Trang đầu CAM13 của EFEO Pháp.

 

Sau ngày chinh phục Champa, vua Lê (vua Đại Việt nhà Lê) bắt công chúa Po Sah Ina về làm vợ và có đứa con tên là Cậu An. Po Kathit cùng quan thần triều đình Champa tìm cách đưa công chúa Po Sah Ina trở về bằng cách gửi sứ giả sang Đại Việt. Nhân dịp vua Lê và đứa con là cậu An sang thăm Trung Hoa, sứ giả gặp đoàn phụ nữ đi lấy nước để phục vụ cho công chúa Po Sah Ina. Lợi dụng cơ hội này, sứ giả bỏ “chiếc nhẫn Champa” vào bình nước của đoàn phụ nữ này. Sau khi tìm thấy “chiếc nhẫn Champa” trong bình nước, Po Sah Ina nhận diện ngay là chiếc nhẫn của vua cha và biết có sự hiện diện của sứ giả Champa tại Đại Việt đến đón về.

Sau ngày trở về của Po Sah Ina, Po Kathit ra lệnh xây dựng một thành lũy kiên cố gần một con sông ở Phan Rí để phòng thủ (Theo bản Chăm cổ mang mã số CM33). Kể từ đó, vua Đại Việt tìm cách xua quân tấn công Champa để chiếm lại Po Sah Ina nhưng hoàn toàn thất bại. Cuối cùng vua Lê chấp nhận đồng ý cho người con trai cậu An sang vương quốc Champa để hai mẹ con đoàn tụ.

 

 

 

 

 

 

 

Hình 7. Di tích thành cổ Sông Lũy thuộc xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Putra Podam.

 

Sau ngày từ trần của Po Sah Ina, cậu An đi lang thang trong khắp xứ sở rồi chết trên ngọn núi Bar Mah (núi vàng) và được phong thần mang tên là Po Yang Adhua Bar Mah. 

Trong CAM MICROFILM 1 (5), trang 54-70, bản chép tay do Trung Tâm Văn Hóa Chăm Phan Rang thực hiện vào năm 1974, lưu trữ tại Viện Viễn Đông Pháp. Phần đầu câu chuyện Po Sah Ina giống nội dung bản CAM13 viết vào thời Pháp thuộc. Nhưng phần cuối thì khác biệt. 

Hình 8. Trang đầu của CAM MICROFILM 1(5).

 

Thế kỷ XV giai đoạn Champa và Malaysia có mối quan hệ thân thiết, cuộc viếng thăm của vua Po Kabrah (1460 -1494), vua ảnh hưởng Hồi Giáo (Islam) đã đến Malaysia ngoại giao lân bang với quốc gia cùng tộc người, và ngài đã hứa gả em gái là công chúa Po Sah Ina kết hôn cùng Po Haniim Per, người Islam gốc Malay (Po Dharma, 1999, p.5).

Cuộc hôn nhân giữa công chúa Po Sah Ina và Po Haniim Per gốc Malay (Hồi giáo chính thống) được diễn ra và hai vợ chồng chung sống hạnh phúc. Tuy nhiên, em ruột của Po Haniim Per là Po Klaong Biruw và người vợ tên là Po Bia Dher Amah Pataih phản đối, vì Po Sah Ina chưa thật sự chính thức trở thành là Hồi giáo (Islam), nên tìm cách chia ngăn.

Một hôm Po Haniim Per có chuyến đi xa và dặn Po Sah Ina đúng ba tháng sẽ trở về, đồng thời khi nghe ba tiếng súng thì nàng nhớ ra mở cửa. Po Klaong Biruw biết được lời dặn của anh trai với Po Sah Ina. Khoảng hai tháng sau Po Klaong Biruw nổ ba phát súng báo hiệu, Po Sah Ina tưởng chồng trở về vui mừng ra mở cửa, nhưng nàng rất hỗ thẹn, vì trước mặt không phải là chồng mà là em rễ Po Klaong Biruw. Lần sau nghe lại ba tiếng súng nổ, vì tưởng em rễ trêu đùa nên nàng không ra mở cửa. Po Haniim Per đợi mãi không thấy nàng ra mở cửa, tưởng trái tim nàng đã đổi thay nên rời bỏ đi và sau này chung sống với người khác tên Bia Cangua.

Hình 9. Cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9, thần dân Champa xây dựng nhóm đền mang tên Po Sah Anaih để thờ vị thần Shiva, một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính. Hiện nay Bình Thuận đặt tên tháp này: Po Sah Inư là hoàn toàn không đúng. Vì tháp Po Sah Inư không còn như hình 10, 11 dưới đây. Ảnh Putra Podam.

 

Hình 10, 11. Thế kỷ 15, tại nhóm đền Po Sah Anaih, có xây thêm một số đền với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Po Sha Ina (Po Sah Inâ). Phần đền Po Sah Ina hiện nay chỉ còn phần mống như Hình 10 và Hình 11. Ảnh Putra Podam.

 

Po Sah Ina biết chồng hờn giận bỏ đi, tìm cách giải thích, nhưng bất thành. Để giải quyết chuyện tình khó khăn này, Po Sah Ina rời bỏ cung đình ra khơi trên chiếc ghe buồm: “pak danâng ahaok dak kalan daok tak nan”. Khi xây dựng xong, Po Sah Ina lấy cánh buồm của chiếc ghe vứt bỏ trong biển trước đền của Bia Anaih, tức là Po Sah Anaih (mũi Né, Phú Hài) để bà không còn có phương tiện trở về lục địa nữa: “blaoh ba bet nao parah di tathik anaih, pak bia anaih”. Đây là nội dung được ghi trong văn bản Chăm CAM MICROFILM 1 (5), trang 54-70. Vợ của Po Klaong Baruw là Po Bia Dher Amah Pataih, có đền thờ trên một hòn đảo Ndai Ka để an nghỉ mà người Kinh gọi là đền Mba Thiem Y (Bà Thiên Y). Trong khi đó, Po Klaong Baruw lập kut ở xứ Merdi hay Maradi gần Balei Bimi ở Phan Rí.

Đoàn thuyền đưa Công chúa Po Sah Ina đến một hòn đảo là xã Ngũ Phụng, Cù Lao Thu - huyện đảo Phú Quý. Công chúa cùng những người hầu xây dựng cơ ngơi ngay dưới chân núi Cao Cát, thuộc thôn Đông Hải, xã Long Hải ngày nay. Nơi đây, Công chúa và những người hầu tâm phúc chính là những ngư dân đầu tiên khai phá vùng đất hoang đảo này. Khi công chúa qua đời, người dân trên đảo tôn kính lập mộ bia chôn cất và xây miếu thờ Bà Chúa, tạo nên một di tích lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng nơi đây.

Hình 12, 13. Đền Công chúa Bàn Tranh (Po Sah Ina) tại đảo Phú Quý.

 

Đất quanh miếu thờ được dân gọi là ruộng Vua, di tích giếng nước cổ người Chăm tại Ngũ Phụng, Đông Hải, Tam Thanh ngày nay vẫn còn với thành xây đá khối, lớp sát đáy có chèn gỗ.  Ghi nhận những công lao to lớn của Công chúa Bàn Tranh, các vua Triều Nguyễn đã phong bà là Hiển dũng Chương uy Hùng nghị Đoan túc chi Thần. Từ đời vua Minh Mạng (1820-1840) cho tới vua Khải Định (1916-1925) đã ban tặng cho bà 8 sắc phong, giao cho ngư dân đảo Phú Quý thay nhau hương khói, phụng thờ và trao truyền cho hậu thế.

Hình 14. Một số sắc phong của đền Po Sah Ina từ đời vua Minh Mạng (1820-1840) cho tới vua Khải Định (1916-1925). Ảnh: Internet.

 

Chính bi tình sử giữa Po Sah Ina và Po Haniim Per đã đưa nàng trở thành tiền hiền khai khẩn, mở đất lập làng tạo dựng một xã hội trên hòn đảo hoang vu. Công chúa Bàn Tranh được người dân tôn kính, lập miếu thờ lưu lại cho đời sau. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, miếu thờ Bà Chúa vẫn tồn tại trên hòn đảo Phú Quý như khẳng định vị thế chủ quyền của những cư dân nơi đây nói riêng và Champa nói chung (nay đã thuộc Việt Nam) là dân tộc Champa bản địa đã khai khẩn vùng đất đảo Phú Quý xinh đẹp ngọc ngà giữa biển Đông. 

Hình 15. Đại môn điện thờ Công chúa Bàn Tranh (Po Sah Ina), được Bộ Văn hóa - xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 28-1-2015, tại đảo Phú Quý. Ảnh: Internet.

 

Hình 16. Toàn cảnh Đại môn điện công chúa Bàn Tranh (Po Sah Ina).

 

Po Haniim Par trở thành vị thần hoàng của người Chăm Awal (Hồi giáo dòng Awal)

Đối với cộng đồng người Chăm thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, Po Haniim Per là một vị thần hoàng bảo vệ và che chở người dân, mang đến cuộc sống bình yên. Theo nguồn tài liệu “Văn hóa truyền thống làng Chăm Lạc Tánh” do Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận công bố, Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành vào năm 2020 từ trang 114-119 có ghi nhận, các vị vua triều Nguyễn từ Minh Mạng (năm 1824), Thiệu Trị (năm 1843), Tự Đức (năm 1849), Khải Định (năm 1917) đã ban 05 sắc phong cho vị thần hoàng Po Haniim Par.

Sắc mệnh chi bảo Minh Mạng năm thứ 5, ngày 11/2 Âm lịch (ngày 11/3/1824): Sắc cho thần “ Niêm Băn Phiên Dương”, thần đã có công lao to lớn về dựng nước cứu dân, được dân lành phụng thờ. Nay thừa lệnh của đức thế tổ Cao Hoàng đế thống nhất giang sơn (từ hải đảo đến miền núi) được thần nhân giúp đỡ. Nay ta được sự soi sáng bởi sự nghiệp lớn lao, ta luôn luôn nghĩ đến công ân của thần tỏ bày hiệu lệnh, nên ban tặng thêm trật: “Quảng Tế chi thần”. Chuẩn cho sở (xứ) Phố Hài, trấn Thuận Thành, theo thường lệ phụng thờ ngài để tương tá phù hộ dân lành bình an vô sự. Kính vậy thay!

Sắc mệnh chi bảo Khải Định năm thứ 2, ngày 18/3 Âm lịch (ngày 08/5/1917): Sắc cho Sách Man, xã Dụ, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, trước đã phụng sự thờ thần bản xứ Thành hoàng giữ nước giúp dân bày tỏ công đức đối với Nhân dân linh ứng xưa nay. Nay ta được soi sáng bởi sự nghiệp lớn lao, trẫm luôn luôn nghĩ đến công ân của thần tỏ hiệu lệnh, nên trước phong làm Đôn Ngưng Dực bảo Trung Hưng tôn thần. Chuẩn cho thờ phụng thần, ta và bá tánh trông mong (ngõ hầu) thần giúp đỡ Nhân dân.

Hình 17, 18. Giáo sĩ (Acar) làm lễ thanh tẩy thân thể (Ricaow) trước khi lên núi hành lễ cho Po Haniim Per. Thế kỷ XV giai đoạn Champa và Malaysia có mối quan hệ thân thiết, cuộc viếng thăm của vua Po Kabrah (1460 -1494), vua ảnh hưởng Hồi Giáo (Islam) đã đến Malaysia ngoại giao lân bang với quốc gia cùng tộc người, và ngài đã hứa gả em gái là công chúa Po Sah Ina kết hôn cùng Po Haniim Per, người Islam gốc Malay (Po Dharma, 1999, p.5).

 

Hình 19. Giáo sĩ (Acar) và tín đồ làm lễ thanh tẩy thân thể (Ricaow) trước khi lên núi Ông, hành lễ cho Po Haniim Per.

 

Hình 20. Cây cung của  Po Haniim Per mà tín đồ đang giữ.

 

Hình 21. Nghi thức tắm và mặc y trang cho Po Haniim Per trên núi Ông. Sau đó, các chức sắc Po Acar thực hiện nghi lễ Kamruai dưới sự hướng dẫn của ông Imam, ngồi đối diện với mộ đá Po Haniim Perr thực hiện nghi thức thánh tẩy làm thanh sạch cơ thể bằng khói trầm, xướng Kinh Koran bằng tiếng Ả Rập. 

 

Hình 22. Makam (phần mộ) của Po Haniim Per.

 

Damnay Po Sah Ina 

            Di thun kra lieh (1440) Po Sah Ina mang suh saong yuon, nan Cam alah nduoc klak bel tel 37 thun mang hu patao wek, patao jek mak Po Sah Ina ba nao nagar Hué ngak [ ngap ] hadiep , pajiéng hu sa urang anak likei angan Lé Ang nan di ray patao Lé Nyeng Tong, su Po Sah Ina hu sa urang adei likei angan Po Thit saong dua urang kumuen angan Po Kabrah Po kabih, nan anak Po KaThit, Po Sah Ina patao jek mak ba nao Hué nan daok adei saong dua kumuen nao pak nagar pacam dep daok di palei raglai ( palei hamu rok) cuak kadaop ngak [ngap] thaik raglai p.a klah di urang krân hu, s.eng daok tak nan rok hamu ngak [ ngap ] mbeng hu nam tajuh thun, nan Cam di hu patao thi kreng nagar o tuy duah di grep bhaok linuai craoh jang oh mboh, biruw mang hadom krah pakar biai p.anduoc harak di grep palei cru, raglai kahaow duah mak anak likei sa pluh lima thun tel p.ak pluh thun tel ba lua harei paguen nan ba jiâ rai limah ka Po jé, min grep krah pakar ngak [ ngap ] bindi biniai mak brak kruk mai diang di ngaok pabah mbeng jang tama tabiak saong hu caik dua urang khik tak nan, mang yah thei mai luai ka nyu luak, mang yah mboh thei oh luak nan mak ba mai, juai ngak [ngap] hagait di urang nan juai, tel harei klaoh paguon [paguen] cru raglai trun mai ralo thei jang luak tama, tel Po Kabrah Po Kabih mai tel krân mboh brak kruk diang gilac akaok wek di luak tama o, nan ginuor [ ginuer] jang mak ba tama p.a halar saong krah pakar, biruw mang krah pakar tangi yua haber blaoh Sah oh luak tama brak kruk diang nan mai o kayua kudha hagait, Sah ndom bitapak, biruw mang Po Kabrah su uk wek lac: dahlak di luak o nan kayua muk kei dahlak hu kakei wek brak kruk saong kalik limaow saong dahlak nan sa darah sa pajaih tel harei kaya mâh také limaow ba jalan tuy tapa kraong nao taom nagar muk kei, mang duh yuw nan biruw mang adei sa-ai dahlak di luak o, hadom krah pakar ndom wek lac: amaik ama Sah mang kal jang janâng hagait, s.eng dua adei s.a-ai Po Kabrah tanjaoh aier mata blaoh akhan tapak abih kudha jé, tuk krah pakar tangi nan dua adei sa-ai Po Kabrah daok plah kadaop min, tak di kal Po ama dahlak hu drâng ray ngak [ngap] patao di biuh bel panrang hu dua pluh dalipan thun, mang luic ray, blaoh jek mang rai bak nagar mak wa nai dahlak ba nao nagar jek, daok dua adei sa-ai dahlak dep nao pak palei raglai p.arok mang déh s.ani mai, grep krah pakar mboh adei s.a-ai Po Kabrah ndom yuw nan, jak gep deng tagok abih, kuon tangin pathau Po adei s.a-ai mboh di nager [ nagar] di hu patao o s.eng ngak [ ngap ] bindi biniai kieng dua Po min, kuhlaom urak ni hu Po mang rai, kunâ di Po tagok drâng rai p.a gi-ndeng nagar, Po Kabrah ndom wek, kuhlaom grep krah pakar hu tian ndom yuw nan, min ngak [ngap] siber nao mak wa nai dahlak ( Po Sah Ina) pak nager [ nagar] jek mai bihu ka mang dahlak drâng ray thut di kal, blaoh hadom Po krah pakar biai gep sa kudha ruah haluw bilang palih kabal kheng kadeng p.ak urang nao da-a bia Ina mai nager [ nagar] blaoh ruah harei aiek tuk ka p.ak urang palih kabal nan pandik kapal s.an bingu riyak nao tel nager [ nagar ] jek, dua urang nao tangi tel hamiit di buol patao nager [ nagar ] jek lac: patao jek nao nager [ nagar ] laow, dua urang s.i nâng di hatai tian, nao tel pabeng aia ngak [ ngap ] ma ka-mlaow thei tangi jang ndom kamlaow, tel hadom radiyeng Po Sah Ina nao ndua aia ka Po Sah Ina mang nei, min dua urang nan thuw ka radiyeng Po Sah Ina pajé. Biruw mang nyu da-a kudha tanra di buk aia, pu radiyeng Pok tagok trak oh truh biruw mang radiyeng nyi[nyim] dua urang nan Pok buk aia saong nyu, haluw bilang Pok buk aia tagok lua thuak karah buh dalam buk, karah su Po Kabrah, pu radiyeng ndua aia nao tel sang Po Sah Ina tuh aia tabiak mboh karah dalam buk aia mak krân dreh karah su Po ama nan Po patao p.ara can Pok patao cuk karah pajiong thep s.uan, su Po Sah Ina ndit di tian ew pu radiyeng mai tangi, radiyeng akhan lac di bél khaol dahlak nao ndua aia hu mboh dua urang daok di tabeng aia blaoh ndom di hu o kamlaow, Po Sah Ina ndit di tian laik tel malam pander radiyeng nao da-a dua urang nan tuy takai pu radiyeng mai tama mang dhir, taom Po Sah Ina, Po Sah Ina tangi hu hagait aong kieng s.reh kudha, aong daok palei nager[nagar] hapak? Biruw mang dua urang nan pathuw dhur palak takai Po bia, khaol dahlak daok pak nager[ nagar] Nôs.a wan prang darang, s.eng Po Kabrah saong Po Kabih saong hadom krah pakar s.ri palieng kajang narah thai khaol dahlak mang rai raok Po wek pak nager[ nagar] hajieng yuw nan nager [ nagar ] oh hu patao oh hu mang nuis thi pakreng nager [ nagar ] o, s.eng khaol dahlak peng panuec hadom krah pakar mai likuw raok Po bia wek nager [ nagar ] s.rin biai yuw halei ka mang Po nan tagok drâng ray pakreng nager [ nagar ], Po Sah Ina mboh hadom panuec ndom yuw nan tanjaoh aien méta, kuw ciip nao min, ngak [ ngap] bi-ndi bi-niai suber [ haber] blaoh nao, likuw Po halan nao baik khaol dahlak mai hu bariyan, yah Po bia thi nao nan nao drah mang lam ni baik, tel tuk krâh mang lam ba gep tabiak truh di mang dhir, blaoh ndik bariyan gilac wek nager [ nagar ] wataom kamuen, wa kamuen taom gep aien tabuol, blaoh biai gep mak buol p.a bek biuh p.a glaong mang nyi [ nyim ] draow mang thei caga ka jek mang rai mang thuh, tel patao jek mai mang nager [ nagar ] laow wek di mboh Po Sah Ina o, tangi hadom pu radiyeng kaong su Po Sah Ina, s.eng pu radiyeng ndom danaoh ja ndam ka mang nuis crih palei karei nager [ nagar ] mai lua ba bia Po nao paje, nan ka mang patao jek thuw lac pak nager [ nagar ] brei mai klaik pajé, blaoh paruah haluw bilang ba buel mai mang thuh saong Cam, mang thuh oh jai saong Po S,ah Ina jaoh akaok nao nager [ nagar ] wek, blaoh patao jek ngap bi-ndi bi-niai ba anak likei mai tel pabah biuh, dom buol tama p.a lihar saong Po Sah Ina lac hu sa urang taha ba sa urang anâk ranaih daok likuw mbeng pak lingiw mang dhir, nyu lac nyu anâk patao jek amaik Cam, urak ni amâ nyu ginaong tiap nyu mai wek nager [ nagar ] Ina nyu, su Po Sah Ina hamiit ndom yuw nan, tiap mang nuis nao ba ban sit nan mai aiek, s.eng buol nao ba kacei anâk nan tama taom Po Sah Ina, Po Sah Ina krân lac njep anâk mak raong daok wek saong Po. ong taha nan tiap wek nao nager [ nagar ] nyu wek jé, tel hadei patao jek ngak [ ngap] buel mai mang thuh wek saong Po Sah Ina, blaoh Po Sah Ina ngak [ ngap ] tatua di tapien kraong ngaok buh draow di tapien yok, tel buol jek mai tapa tatua buol Po Sah Ina thuak tatua daleh laik buel jek tama kraong aia thek jai tama draow mang tai [ matai] ribuw tamân jek alah oh khing mang thuh saong Cam tra, blaoh Sah Ina klak biuh nao daok pak kataot di nager [ nagar] pajai, p.ép Po haniim per khing gep ngak [ ngap ] hadiep pathang, Po haniim per hu sa urang adei angan Po klaong biruw mang bituw thap anâk su Po Nai s.a Wan, Po haniim per thi nao Hué patia patak mban wak anguh prât mang mâh pieh ka Po Sah Ina mang nyim riwei di bél nao nan hu kakei saong hadiep dahlak nao kluw bilan mang mai thang [ sang] tel harei dahlak mang rai hamiit kluw yawa phaw di pabah lam mang ngâ [mangâ] nan tabiak nao raok dahlak, min Po klaong biruw hu hamiit sa-ai kakei yuw nan, daok pak ni pagep yaom dua kluw bilan, blaoh Po klaong biruw cuh kluw yawa phaw, Po Sah Ina aien pachom lac pathang mai peh pambeng nao raok, nao mboh Po klaong biruw, mang luw di tian gilac tam thang [ sang ] karek pambeng wek, tel bah kluw balan su Po haniim per mai cuh kluw yawa phaw di mboh Po Sah Ina tabiak raok o mang luw di tian pajé Po Sah Ina ginaong di adei thang wer sInang ka pathang di tabiak raok o, biruw mang Po haniim per ndit di tian lac hadiep drei hu hatai kurei pajé, biruw mang oh hu tabiak raok, s.eng Po haniim per paraot di tian nao pak cek su Po palei rok nager[ nagar] pacam tama thang [ sang ] nai bia cangua padei tak nan, hu kluw harei blaoh Po jak cru raglai nao amal pak ngaok ralong  p.arabha ralaow, biruw mang Po Sah Ina hamiit pathang mai blaoh drie di tabiak raok o, sanâng aih aoh ka pathang, biruw mang pander buol trun tathik mak hu pabaoh ahar aia cakong ba p.a lah taow tuy nao puec anaih halar ciip oh njep saong po pathang wek, nao mang tâh jalan camaoh craoh nan brei aia ka nduk mang nyum blaoh nduk mang tai tak nan, biruw nan ra ew craoh nduk, daok palah jang pacah, urak ni ra éw rem palah,taow wer pak craoh nduk nan pajé su Po Sah Ina nao p.ep Po haniim per pak ralong p.arabha rilaow nan blaoh anaih dan saong pathang blaoh klak drei pataok akaok di ngaok apha Po pathang njep saong nao adhua atah lingaom ndih awel, Po haniim per thur tian lua Pok akaok hadiep caik di ala lua tagok nao pak ngaok cek taom bia cangua, bia su kong mak kalik kruk diang di pabah mbeng jang wek, Po Sah Ina mang deh di ndih mai pleng kadeng s.anâng di tian thuw ka Po pathang ginaong truh biak pajé,,min tian Po Sah Ina daok tawak tian praong ralo di Po pathang, biruw mang tuy nao tel pabah mbeng jang bia cangua mboh brak kruk tal di pabah mbeng jang, Po Sah Ina tam di hu o, s.eng Po Sah Ina ngak [ nagp] pagun, biruw mang Po Sah Ina thruoc khan mang ik di phun bei yaow pas.aong hahal juai mbeng hu, mak gai jrâ hatap di phun bei balang habei s.amât p.a dalam juai brei kalei mbeng juai, blaoh hanyuh aia idung di phun bei hamai saong mak mbruai buh di daning mbeng pamak, jaoh daruai pabuk buh di phun habei tapun, blaoh gilac mang rai pak danâng ahaok dak kalan daok tak nan blaoh ba tabet nao parah di tathik anaih, pak bia anaih (( Po haniim per, nan Po harum di cek)) urak ni Po khing nai bia cangua bia kawa bia kawit daok di cek su Po)) Po Sah Ina nan Cam, Po haniim per nan bini, kuyua karei aia biruw mang daok saong gep oh ayuh s.ak tel taha, li-a [ la-a] di gep caik nan Po klaong biruw bituw  thap mboh s.a-ai khing yau nan o njep adat hu ghak rei blaoh s.a-ai di peng o, jieng mang ngak p ngap] yuw nan p.a calah di gep caik,, blao Po bia dher amâh pataih hadiep su Po klaong biruw, daok pak nager [ nagar] maradi mang dalam palei bimi p.a miit ra ndom ka Po klaong biruw daok ngak [ ngap ] di dua hadiep pathang Po Sah Ina p.a calah di gep, Po nan li jang lingik patal ka su Po dher mâh pataih nao pak mbuen krâh tathik ngak [ ngap] jieng bimong daok tak nan, yuon ndai ka, su Po klaong biruw mak buol kaoh krâm parap ribang ka Po nao taom bia dher mâh pataih daok pak krâh tathik, Po nan nao hu dua kluw pluh tap.a daleh ribang nao li jang oh tel hadiep , Po klaong biruw wek mang rai hadiep pathang calah di gep, su Po klaong biruw bituw thap bituw thah ikak kut daok di nager[ nagar] merdi maong tamâ tathik daok Po bia dhar mâh pataih daok di buon palao di krâh tathik, nan yuon paya angn mba-thiem Y, Po klaong biruw yuon paya angan aong dheng ruw”. (Sưu tầm).