Chế Mân vị vua Islam - Vua và Hoàng gia Champa là Islam từ sau thế kỷ 15

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Sep 28, 2022, 3:32 AM

Link: Awal: Hệ phái Hồi giáo (Islam Champa)

 

Chế Mân (hoàng tử Harijit), con của hoàng hậu Gaurendraksmi, lên ngôi lấy vương hiệu là Jaya Sinhavarman III, mà tài liệu Trung Quốc gọi là Pou Ti. Là vị vua thứ 12 của Triều đại thứ 11 vào thế kỷ 14. Trị vì từ năm 1285-1307. Kế nhiệm từ vua cha là quốc vương Champa, Indravarman V, đã từng lãnh đạo chống quân xăm lăng của Mông Cổ, mà nhà thương thuyền Âu Châu là Marco Polo, nhân dịp ghé thăm Champa vào năm 1288 có nhắc đến. Quốc vương Chế Mân để lại cho hậu thế hai công trình kiến trúc là tháp Yang Mum (Kon Tum) và tháp Po Klaong Garay (Phan Rang).

Sau thế kỷ XV, Panduranga trưng dụng tháp này để thờ thần linh quan trọng đó là vua huyền sử Po Klaong Garay. Chế Mân đã có chính thất là Vương hậu Champa và có con trai là Chế Đa Da, sau này kế vị Chế Mân. Ngoài ra, quốc vương còn liên kết chính trị với vương quốc Majapahit (Java, Indonesia ngày nay) bằng cách kết hôn với công chúa Tapasi để làm thứ hậu. Hết đương đầu với quân Mông Cổ của Koubilai, ngài chủ trương tiếp tục bang giao với Đại Việt. Nhân dịp viếng thăm Champa vào năm 1301, thượng hoàng Trần Nhân Tôn hứa gả công chúa Huyền Trân (tức là em gái của vua Trần Anh Tôn) cho vua Chế Mân. Từ đó các nhà nghiên cứu cho rằng Islam (Hồi giáo) đã có mặt trong hoàng gia Champa từ thế kỷ XIII (Maspero, 1928, p.13; Lương Ninh, 2004, p.100-101).

Hình 1. Raja Kembayat, đức vua Chế Mân, trong quyển "Bidasari and The Djinn" của Ninot Aziz. Chế Mân, vị vua ảnh hưởng Hồi giáo (Islam) khi bang giao với thế giới Melayu, và kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia).

 

Hình 2. Công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia), thứ hậu của đức vua Chế Mân. Nguồn: Internet.

 

Hình 3. Huyền Trân công chúa  một công chúa Đại Việt, đời nhà Trần, con gái của vua Trần Nhân Tông  em gái vua Trần Anh Tông. Nguồn: Internet.

 

Link: Awal: Hệ phái Hồi giáo (Islam Champa)