Chế Bồng Nga vị vua Islam - Vua và Hoàng gia Champa là Islam từ sau thế kỷ 15

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Sep 28, 2022, 4:11 AM

Link: Awal: Hệ phái Hồi giáo (Islam Champa)

Chế Bồng Nga - Cei Bunga (1360- 23/1/1390), Jaya R'Cam B'nga (Zainal Abidin) theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trong tài liệu Trung Hoa ngài có tên: Ngo-ta-Ngo-che là tên hiệu của vua thứ ba thuộc vương triều thứ 12 Vijaya. Chế Bồng Nga (vị vua Hồi giáo) là con trai út của vua Chế A Nan (Jaya Ananda). Sau khi Chế A Nan qua đời, con rể là Trà Hòa (Maha Sawa) giành được ngôi vua. Sau khi vua Trà Hòa mất, Chế Bồng Nga được quần thần tôn làm kế vương. Kế nhiệm là La Ngai (Jaya Simhavarman VI). Nhà Hán học người Pháp Georges Maspero trong cuốn La royaume de Champa (Vương quốc Champa) đã cho hay giai đoạn 1360-1390 dưới triều Chế Bồng Nga là giai đoạn cực thịnh trong lịch sử Champa. Các sử gia người Việt như Ngô Sĩ Liên cũng phải thừa nhận tài năng của Chế Bồng Nga là một vị vua kiệt xuất, có tài võ bị, trong thời gian cầm quyền đã đe dọa sự tồn vong của Đại Việt, bốn lần tiến vào Thăng Long và ông đã chấn hưng nhà nước Champa từ quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh. Chế Bồng Nga bị tử trận, chấm dứt một trang hùng sử. Trong vòng 30 năm, Chế Bồng Nga đã khôi phục những vùng đã mất từ hơn 300 năm trước đó (Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh bị mất năm 1069; châu Ô, châu Rí năm 1306).

Hình 1. Chế Bồng Nga (1360-1390) là vị vua Hồi giáo. Nguồn: Internet.

 

Hình 1. Chân dung Chế Bồng Nga (1360-1390) là vị vua Hồi giáo. Khi lên ngôi vua Chế Bồng Nga lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia. Ảnh VTV1.

 

Siti Zubaidah là công chúa mỹ miều, được sự chiều chuộng của bao hoàng tử Kelantan-Malaysia, nhưng công chúa quyết định rời hoàng gia về sống chung với hoàng tử Champa là Sultan Zainal Abidin (Chế Bồng Nga). Truyện thơ được viết bằng tiếng Melayu dưới dạng chữ Jawi. Sau ngày cưới, Champa bị nước láng giềng tấn công khủng khiếp, và hoàng tử bị bắt đưHình 9. Chân dung Chế Bồng Nga (1360-1390) là vị vua Hồi giáo. Khi lên ngôi vua Chế Bồng Nga lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia. Ảnh VTV1.a đi. Để cứu chồng mình, công chúa Siti Zubaidah vùng dậy đưa quân tấn công nước láng giềng và đưa chồng về quê hương trong sự chiến thắng huy hoàng. Vở kịch được phục dựng với diễn viên Tiara Jacquelina thủ vai chính và nam điện ảnh Halim Othman cùng với 120 diễn viên khác. Điều đáng chú ý là trang phục của nhân vật mang tính truyền thống Champa, như: Aw atah kalau tabaong, Khan ta-mbak di akaok, Talei mbak.

Hình 3. Nữ điện ảnh Tiara trong vai công chúa Siti Zubaidah là chính hậu của vua Chế Bồng Nga (Sultan Zainal Abidin).

 

Hình 4. Chế Bồng Nga, lên ngôi vua niên hiệu Hồi giáo: Sultan Zainal Abidin. Nguồn: VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam.

 

Có nhiều sử gia đặt câu hỏi: Chế Bồng Nga (Cei Bunga) có phải là Po Binnasuer (Po Binthuar) hay không?

- Theo E. Aymonier (Légendes historiques des Chams, in Excursions et Reconnaissances XIV-32, 1890, trang 165) có đặt câu hỏi: Cei Sak Birbangu, đọc ra có âm tương tự như Chế Bồng Nga, lúc đầu E. Aymonier đặt câu hỏi có chăng hai nhân vật này là một? nhưng về sau ông E. Aymonier khẳng định đây là hai nhân vật khác nhau.

- Theo Po Dharma, Chế Bồng Nga là người gốc Vijaya, cụm từ phiên âm từ Phạn ngữ = Sri + varman, danh xưng này thiếu một tiền tố, do đó người ta không đoán được ngài tên là Sri Inravarman? Hay Sri Jayavarman? lên ngôi vua từ năm 1360 đến1390. Sau ngay từ trần của Chế Bồng Nga vào năm 1390, thì tướng La Ngai là người nối ngôi vua Champa đóng đô ở Vijaya.

- Ngược lại, Po Binnasuer (Po Binthuar) là người gốc làng Aia Radak, Panduranga có bà hoàng hậu tên là Bia Soy. Ðền của Po Binnasuar và Bia Soy vẫn còn ở làng Bal Riya (Bính Nghĩa)-Ninh Thuận. Po Binnasuar lên ngôi từ năm 1316 đến 1361 hay 1328-1373 tùy theo dị bản. Sau ngày từ trần của Po Binnsuer, thì Po Parican là người nối ngôi ở Panduranga năm 1361 hay 1373.

- Theo biên niên sử Chăm, Po Binnasuer là vua thứ 10 của tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam Champa, lên ngôi từ 1316 đến 1361 hay từ 1328 đến 1373 tùy theo dị bản.

- Theo tư liệu lưu trữ tại Pháp mang số hiệu CAM 151(14) và CM 13(3), Po Binnasuer sinh tại làng Aia Radak vào năm thìn (Ina garai), mồng 5 (klam) sau rằm vào ngày thứ bảy lịch Chăm. Khi qua đời, ngài được thờ theo Hồi giáo tôn hiệu là Cei Sak Bir Bangu. Ngài cũng được thờ phượng theo Yang với tôn hiệu là Po Var Palei Dhak Nagar Haniem Par.

 Nguyên nhân sai lầm:

Dorohiem và Dohamide không phải nhà nghiên cứu và cũng có thể chưa đọc công trình nghiên cứu của E. Durand xuất bản vào năm 1905, nên hai ông viết bài khảo luận mang tên “Biên niên sử hoang đường của dân tộc Chăm” (Légendes historiques des Chams) của E. Aymonier thành "Biên niên sử liên bang Champa" lịch sử. Hơn nữa, Dorohiem và Dohamide còn tự kết luận rằng Chế Bồng Nga là Po Binthuer trong bài khảo luận. Nhưng theo lịch sử Chế Bồng Nga là vị vua liên bang Champa đóng đô ở Vijaya (1369-1390). Còn Po Binthuer gốc làng Bal Riya (Bính nghĩa) là vua của tiểu vương quốc Panduranga (1316-1361 hoặc 1328-1373, tùy theo dị bản). Sự sai lầm trong cuốn sách Dân Tộc Chàm Lược Sử của Dorohiem và Dohamide, sau này hàng loạt nhà nghiên cứu Việt Nam và giới trí thức Chăm sao chép lại sự sai lầm trong tác phẩm của Dorohiem và Dohamide.

 Khẳng định rằng:

-Vua Chế Bồng Nga (Sultan Zainal Abidin hay Cei Bunga), lên ngôi (1360 - 23/1/1390), đóng đô Vijaya. Sau ngay từ trần của vua Chế Bồng Nga vào năm 1390, thì tướng La Ngai (Jaya Simhavarman VI), là người nối ngôi vua Champa đóng đô ở Vijaya năm1390-1400.

Hoàn toàn khác: 

Po Po Binnasuer (Po Binthuar), Hán văn tên: Bà Đính, lên ngôi từ 1316 đến 1361 hay từ 1328 đến 1373 tùy theo dị bản và đóng đô Panduranga. Sau ngày từ trần của Po Binnsuer, thì Po Parican (Bà Phát) là người nối ngôi ở Panduranga năm1373 - 1397.

 

Link: Awal: Hệ phái Hồi giáo (Islam Champa)